VNTB – Những ai là ứng viên Tổng bí thư Đảng khóa 14?

VNTB – Những ai là ứng viên Tổng bí thư Đảng khóa 14?

Hồng Dân

 

(VNTB) – Mục tiêu cao nhất của Đảng là lợi ích của nhân dân.

 

Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Bởi vậy, Đảng không có mục đích nào khác ngoài mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp và đem lại quyền làm chủ cho Nhân dân, đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”; “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Người cũng chỉ ra rằng, chế độ ta là chế độ dân chủ, chế độ “dân là chủ” và “dân làm chủ”. Để thực hiện quyền làm chủ, Nhân dân không những phải có quyền, mà điều quan trọng là Nhân dân cần phải có ý thức, năng lực làm chủ.

Thực hiện di huấn trên, liệu người dân có được quyền đề cử tín nhiệm cho một chính khách nào đó cho ứng viên Tổng bí thư khóa 14?

Lúc sắp kết thúc khóa 12 của nhiệm kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam, giới quan sát đưa ra dự báo ông Trần Quốc Vượng sẽ là ứng cử viên nổi bật nhất cho chức Tổng bí thư Đảng, với hàng loạt lý do sau đây: Ông ấy có bề dày kinh nghiệm qua thời gian công tác ở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan đảng, gồm Chánh văn phòng Trung ương Đảng (2011), Ủy viên Ban Bí thư (tháng 5/2013) và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2016). Việc ông được bổ nhiệm làm Thường trực Ban Bí thư vào tháng 3-018 đã đưa ông trở thành nhân vật cấp cao trong hệ thống tôn ti trật tự của Đảng.

Điểm bất lợi duy nhất khi ấy của ông Trần Quốc Vượng là tuổi tác, dù ông kém ông Nguyễn Phú Trọng đến 11 tuổi.

Ở hội nghị trung ương lần thứ 8 khóa 13 tại Hà Nội của Đảng Cộng sản Việt Nam, Các ông, bà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều nằm trong diện được đưa ra xem xét tín nhiệm.

Kết quả phiếu tín nhiệm sẽ là cơ sở để Đảng đánh giá cán bộ, làm quy hoạch nhân sự cũng như điều động, bổ nhiệm, giới thiệu lãnh đạo. Theo quy định, những ai có 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên sẽ bị cho thôi chức hay giáng chức. Còn những ai có trên một nửa phiếu là phiếu tín nhiệm thấp nhưng chưa tới 2/3, sẽ bị xem xét cho thôi chức hay bị đưa ra khỏi quy hoạch trong tương lai.

Bình luận bên lề về sự kiện chính trị đang diễn ra ở Hà Nội, nhìn từ giác độ “dân là chủ” và “dân làm chủ” theo đúng các viện dẫn về trích lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì phải chăng họp để đánh giá tín nhiệm dàn lãnh đạo, thực ra đây cũng chỉ là cái trò chơi kiểu “dân chủ Đảng”; nó giống như mấy show trên truyền hình.

Thử hỏi, một khi mà người lãnh đạo, đại diện dân mà không do dân bầu, không cho người dân góp ý, đánh giá, mọi việc đều do Đảng tất tần tật… thì “là chủ” và “làm chủ” theo cách nào?

Kết thúc Hội nghị Trung ương 8 khoá 13, các đại biểu sẽ nghỉ ngơi ít ngày để rồi sẽ “diễn kịch” tiếp tại Quốc hội. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 15 sẽ khai mạc vào ngày 23-10-2023 và dự kiến bế mạc vào ngày 29-11-2023. Kỳ họp chia làm 2 đợt, đợt 1 từ ngày 23-10 đến ngày 10-11; đợt 2 từ ngày 20-11 đến ngày 29-11-2023.

Việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh lãnh đạo khá đụng chạm; trong này số đó có Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, Tô Lâm và có thể là 3 gương mặt được cho là ứng viên kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư khi ông Nguyễn Phú Trọng chính thức lùi về phía sau hậu trường trong 2 năm nữa.

“Nếu người dân được quyền lên tiếng, tôi hoài nghi sự liêm chính của ông Vương Đình Huệ khi ông có nguồn tiền hợp pháp nào để ái nữ của ông là Vương Hà My du học Oberlin College – một trường đại học tọa lạc ở tiểu bang Ohio, Mỹ với chi phí được ước đoán tối thiểu cũng phải 85.000 Mỹ kim/năm.

Ái nữ của Tô Lâm là Tô Hà Linh du học SOAS (School of Oriental and African Studies) tọa lạc ở London, Vương quốc Anh – một nơi vốn nổi tiếng là đắt đỏ nên khoản học phí 25.000 Mỹ kim/năm là chưa đúng và chưa đủ.

Còn Phạm Minh Chính với lùm xùm nghi vấn tình ái với Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC, cho thấy cũng khó thể ‘sạch sẽ’. Tiếc là lâu nay Đảng vẫn tự đóng cửa để chơi trò chia chác ghế quyền lực thay cho tranh cử để nhận lá phiếu tín nhiệm của người dân. Chính điều này khiến cục diện nhân sự lúc này quả là tiến thoái đều lưỡng nan, vì những quan chức cấp cao của Đảng vừa rồi vướng lao lý cũng xuất phát từ ông Nguyễn Phú Trọng Nguyễn Phú Trọng, bởi ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản, và là Trưởng Tiểu ban nhân sự của hai khoá 12 và 13.

Ông đã tự lấy đá ghè chân mình nên giờ mới cớ sự này…” – một nhà báo nghỉ hưu nhận xét vậy từ góc nhìn của ‘phó thường dân’.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)