Lê Thanh Thảo (VNTB) Trong một vài tuần, lãnh đạo Mỹ và các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Washington trong cuộc “đối thoại chiến lược” hằng năm. Những căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, khiến cuộc đối thoại lần này trở có tầm quan trọng, tác giả Triệu Minh Hạo (Viện nghiên cứu Charhar) cho biết trong một bài viết trên Inquirer.
Năm 2001, khi máy bay do thám EP-3 của Mỹ đang hoạt động trên vùng Biển Đông, đã xảy ra va chạm với máy bay đánh chặn thuộc lực lượng không quân Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ đã tìm cách kiểm soát các cuộc đối đầu quân sự như thế trong tương lai qua một biên bản ghi nhớ (Bản ghi nhớ chung giữa Mỹ và Trung Quốc về đụng độ trên biển và trên không).
Tháng trước, tại hội nghị an ninh Đối thoại thường niên Shangri-La, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã bày tỏ sự quan ngại của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về khả năng xảy ra một cuộc xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, tin tốt là đại diện của Mỹ và Trung Quốc đã tìm đến hội nghị đã nhận biết các tín hiệu của nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng và đối đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong một nỗ lực nhằm giới sự khiêu khích, đã kêu gọi tất cả các bên tranh chấp lãnh thổ Biển Đông cùng nhau ngăn chặn cải tạo đảo. Ông cũng đề xuất một mô hình kiến trúc an ninh khu vực, trong đó cung cấp khả năng kiểm soát khu vực cho chính các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương.
Về phía Trung Quốc, Đô đốc. Sun Jianguo, phó tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đã tái khẳng định cam kết về việc giải quyết tranh chấp thông qua “đàm phán hòa bình, trong khi ngăn chặn xung đột và đối đầu.” Ông nói thêm rằng tất cả các nước, lớn và nhỏ, có quyền bình đẳng để tham gia vào các vấn đề an ninh khu vực và chia sẻ trách nhiệm để duy trì sự ổn định trong khu vực.
Những lời nói xoa dịu như vậy không thể làm lu mờ sự cạnh tranh quyền lực đang hiện diện tại khu vực Biển Đông. Trung Quốc cho rằng, can thiệp của Mỹ vào vấn đề Biển Đông là một cách mà nước này dung để kiềm chế Trung Quốc. Còn phía Mỹ sự hiện diện và tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông là một nỗ lực để thách thức Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sự mất lòng tin chiến lược giữa hai nước đã vượt xa vấn đề hàng hải. Mặc dù đang gặp rắc rối ở Trung Đông và Đông Âu, Mỹ vẫn tập trung vào việc định hình lại các liên minh “trục bánh xe và nan hoa” của mình vào một hệ thống an ninh với đối tác Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia,…
Đặc biệt, liên minh Mỹ-Nhật Bản đang trải qua những biến đổi mang tính lịch sử, với việc Nhật Bản đang mở rộng tính tự chủ trong vấn đề quốc phòng của nước mình và rằng, hiện nay Trung Quốc là kẻ thù chính. Thêm vào đó, việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc và triển vọng về sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Điều đó cho thấy, không quá khó khan khi nhận ra sự lo lắng của Trung Quốc.
Mỹ cũng đang gây áp lực kinh tế đối với Trung Quốc vào thời điểm, Trung Quốc đang nỗ lực cải cách nền kinh tế của mình trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại. Và gần đây nhất, Mỹ cũng tìm cách ngăn chặn sự thành lập, sau đó là hạn chế các đồng minh tham gia Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á do Trung Quốc khởi xướng.
Hơn nữa, bằng cách liên tục kêu gọi Trung Quốc vào TPP (Trans-Pacific Partnership), một dự án “kinh tế” chiến lược nhưng chắc hẳn sẽ phần nào bị chính trị hóa. Nhà kinh tế Arvind Subramanian cho biết, nó sẽ đặt các doanh nghiệp Trung Quốc vào thế bất lợi ở Mỹ và thị trường châu Á.
Trước những điều đó, Trung Quốc cũng sẵn sang cho một kịch bản xấu nhất.
Trong các cuộc tranh luận liên quan đến chính sách đối với Trung Quốc đang diễn ra ở Mỹ. Hầu hết các nhà chiến lược Mỹ không chỉ là bi quan về tương lai của mối quan hệ song phương; họ cũng xác định Trung Quốc là mối đe dọa mạnh đến vai trò của Mỹ ở châu Á.
Một báo cáo gần đây của Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cho biết, nỗ lực của Mỹ để tích hợp “Trung Quốc vào trật tự thế giới tự do” đã tạo ra “mối đe dọa mới”, không chỉ ở châu Á, mà còn hiện diện trên toàn cầu. Và theo đó, tác giả báo cáo cho rằng, Mỹ cần “một chiến lược mới hơn” đối với Trung Quốc, trong đó tập trung vào việc cân bằng – quyền lực.
Michael Swaine, một chuyên gia về an ninh châu Á tại Quỹ Carnegie, ủng hộ một chiến lược ít đối nghịch.
Bằng cách tiến hành ngoại giao cấp cao, xây dựng cơ chế quản lý khủng hoảng, và làm phong phú thêm các quy tắc tham gia ở Biển Đông, một cuộc chiến tranh Trung-Mỹ có thể tránh được.