Việt Nam Thời Báo

VNTB- Liệu ASEAN có chìm ở Biển Đông?

Economy Watch, ngày 25/6/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Các phản ứng lẫn lộn và sự im lặng của khối ASEAN dường như sẽ tiếp tục. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí mạnh mẽ trong khu vực và đơn phương theo đuổi yêu sách ở Biển Đông.
Kết quả hình ảnh cho hinh anh biển đông

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) phán  quyết về Biển Đông rằng không có cơ sở pháp lý cho “quyền lịch sử” của Trung Quốc trong tuyên bố đường chín đoạn của quốc gia này. Trung Quốc không chấp nhận bản án và thay vào đó tiếp tục các hoạt động hàng hải và trên không trong khu vực.

ASEAN đã vất vả nhằm đưa ra một phản ứng mạnh mẽ và chặt chẽ, chủ yếu là bởi vì một nửa số thành viên của ASEAN – cụ thể là Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei và Indonesia – có liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông. Sau Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 49 tại Lào, ASEAN đưa ra một thông cáo chung được xem như là “quá mềm mỏng” với Trung Quốc. Thông cáo chung này không tố cáo một cách rõ ràng các hành động độc đoán của Trung Quốc ở vùng biển giàu tài nguyên và quan trọng về thương mại quốc tế.

Trong khi đó Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy các quốc gia Đông Nam Á ủng hộ phán quyết PCA nhằm đưa ra một phản ứng mạnh mẽ hơn để lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngay cả Philippines, nước đã khởi xướng phiên tòa PCA, đã im lặng dưới thời chính quyền của tổng thống mới đắc cử Rodrigo Duterte.

Những phản ứng như vậy đối với phán quyết PCA và hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có thể gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, hành vi độc đoán hơn của Trung Quốc và phản ứng nước đôi của ASEAN như vậy có thể dễ hiểu nếu chúng ta xét đến tình hình ở khu vực cũng như chiến lược của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

ASEAN không thể hợp tác trên nhiều vấn đề an ninh chung. Nó được thành lập để làm dịu cạnh tranh khu vực giữa các thành viên đầu tiên của nó, đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Ban đầu, ASEAN hoạt động như một nền tảng để thảo luận về hợp tác trong các hoạt động kinh tế-xã hội và tuân thủ các nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Kể từ khi ASEAN mở rộng và bao gồm tất cả các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, và với mỗi thành viên được bổ sung, là có thêm quan điểm về địa chính trị. Một số các quốc gia như Myanmar, Lào và Campuchia, là đồng minh truyền thống mạnh mẽ của Trung Quốc và không có lợi ích chiến lược ở Biển Đông. Những quốc gia này cũng dựa rất nhiều vào Trung Quốc về chính trị và kinh tế.

Còn đối với những thành viên ASEAN có lợi ích ở Biển Đông, họ có sự cạnh tranh với nhau với yêu sách chồng lấn. Hầu như tất cả các nước thành viên ASEAN cũng đang vướng vào tranh chấp biên giới, lãnh thổ với nhau. Ví dụ, Philippines vẫn chưa bỏ yêu sách của mình đối với Sabah ở Borneo của Malaysia.

Trong khi đó Thái Lan có lợi ích lớn khi hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để xây dựng một kênh thông qua Kra Isthmus ở miền nam Thái Lan, tương tự như kênh đào Panama. Dự án này được ước tính trị giá gần 30 tỷ USD và kinh tế Thái Lan được dự báo là sẽ phát triển mạnh nhờ vào công trình này. Nếu kênh này được xây dựng, nó sẽ cho phép tàu để vượt qua eo biển Malacca và sẽ gây ra thiệt hại đáng kể về doanh thu vận chuyển hàng hải của Malaysia, Singapore và Indonesia.

Lợi ích chiến lược cho ba quốc gia trên là không kích động Trung Quốc trong trường hợp Bắc Kinh ưu tiên các nguồn tài chính để hỗ trợ Thái Lan trong việc xây dựng kênh đào này. Trung Quốc coi dự án quy hoạch này là một phần trong con đường tơ lụa hàng hải mới của nó. Thái Lan, nước muốn xây dựng kênh đào từ cuối thế kỷ 17, tiếp tục cân nhắc những lợi ích tiềm năng của một liên minh địa chính trị với Trung Quốc.

Với rất nhiều lợi ích xung đột và sự ganh đua giữa các thành viên ASEAN, sẽ không đáng ngạc nhiên khi tổ chức này đã không thể tạo ra một tuyên bố chung lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc đã biết về những vấn đề này và sử dụng quân bài của mình rất tốt. Việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết PCA cho thấy sự bất lực của luật pháp quốc tế khi đối mặt với một thế lực chính và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Mặc dù hành động có thể được thực hiện đơn phương của một số khối thương mại nhất định, sức mạnh ý chí để thi hành bất kỳ sự trừng phạt nào, chẳng hạn như các chế tài, thiếu sự mạnh mẽ. Ngay cả Mỹ trong khi cố gắng để thúc đẩy một số đồng minh trong khu vực gây ảnh hưởng lên ASEAN đã tiếp tục bị thất vọng bởi xích mích nội bộ của khối ASEAN và bởi sự không chắc chắn về chính sách đối ngoại khi một tổng thống mới được bầu vào tháng 11 năm 2016.

Các phản ứng lẫn lộn và sự im lặng của khối ASEAN dường như sẽ tiếp tục. Điều này có thể sẽ dẫn đến việc Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí mạnh mẽ trong khu vực và đơn phương theo đuổi yêu sách ở Biển Đông.

Tin bài liên quan:

VNTB – Liệu ASEAN có thể thích ứng được với trật tự thế giới thay đổi?

Phan Thanh Hung

VNTB- Sự chiếm hữu của sáu nước ở Trường Sa: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Brunei

Phan Thanh Hung

VNTB – Thảm họa môi trường tiếp theo của Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo