VNTB – Luật Đất đai sẽ được sửa đổi ra sao?

VNTB – Luật Đất đai sẽ được sửa đổi ra sao?

Hà Nguyên

 

(VNTB) – Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm phát luật, tham nhũng, khiếu kiện dai dẳng về đất đai thời gian là do các quy định hiện hành chưa phù hợp của Luật Đất đai.

 

Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp mới đây về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương tổng kết luật Đất đai và xây dựng luật Đất đai sửa đổi.

Một yêu cầu tương tự, tại buổi làm việc với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ngày 28/4/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ đạo Ủy ban Kinh tế cần vào cuộc sớm sửa đổi Luật Đất đai.

Khi còn là Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 về “Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW”.

Theo đó, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án đã được phê duyệt, đơn cử như: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013, thời gian hoàn thành: năm 2022; Xây dựng Đền án tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013, thời gian hoàn thành: năm 2021; Xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, thời gian hoàn thành: năm 2021; Xây dựng Chiến lược sử dụng đất quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thời gian hoàn thành: năm 2022; Xây dựng Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thời gian hoàn thành: năm 2022;…

Trong lãnh vực đất đai nông nghiệp, có ý kiến là việc chuyển dịch đất đai cần chấp nhận theo hướng tăng quy mô diện tích đất ở cấp độ người sử dụng đất có thể tăng hiệu quả sử dụng đất.

Dư địa để tiếp tục phát triển nông nghiệp đang gặp phải ‘điểm nghẽn’ là trần giới hạn về quy mô diện tích đất đai và phương thức sản xuất. Hai hình thức là tích tụ đất đai và tập trung đất đai, với tư cách là chính sách chuyển dịch đất đai giúp giải quyết điểm nghẽn này, nhằm tận dụng lợi thế về quy mô, biến đất đai thành yếu tố đầu vào của sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng khoa học-công nghệ, xây dựng mối liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp, phát triển dịch vụ, cắt giảm lực lượng lao động trong nông nghiệp.

Có các lập luận liên quan như sau: Trước hết, trong việc “dồn điền, đổi thửa” không phải là một hình thức tích tụ và tập trung ruộng đất, vì nó không làm tăng qui mô ruộng đất của một nông hộ – trang trại gia đình, mà chỉ làm giảm số lượng thửa đất (số mảnh ruộng) của họ.

Việc dồn điền đổi thửa ở góc nhìn nào đó, cho thấy chỉ lợi cho người nhiều ruộng, chứ không có lợi cho người ít ruộng; người chỉ sản xuất để bán có lợi, còn những lao động lấy công làm lãi thì không có lợi.

Vấn đề thứ hai, đó là nhiều hình thức tích tụ ruộng đất, như là (1) nông dân tích tụ ruộng đất thông qua nhận chuyển nhượng đất của nông dân khác; (2) doanh nghiệp tích tụ ruộng đất thông qua nhận vốn góp của nông dân bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp; (3) doanh nghiệp tích tụ ruộng đất thông qua nhận chuyển nhượng đất của nông dân;

(4) Lập trang trại từ việc thuê đất công với đất tư, nhận chuyển nhượng, mượn hoặc được giao, được thừa kế, cho tặng… để hình thành trang trại có quy mô từ nhỏ đến lớn; (5) Dồn điền, đổi thửa để phát triển kinh tế nông hộ, có dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp;

(6) Hộ tự nguyện góp đất, vốn mua máy lập tổ hợp tác sản xuất, Nhà nước hỗ trợ vốn để mua máy, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả cho từng hộ theo mức tích tụ đất và vốn của mỗi hộ; (7) Hình thức hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng đất để sản xuất – kinh doanh như những cổ đông ngành mía đường, cà phê, cao su…; (8) Một bộ phận nông dân tự chuyển nhượng ruộng đất cho nhau khi không còn nhu cầu sản xuất hay không có khả năng sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất không hiệu quả.

Vấn đề thứ ba, và cũng là nan đề trong giải quyết những yêu cầu của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, bởi nó đóng vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chính sách chuyển dịch đất đai – tức quyền sở hữu tư nhân về đất đai nông nghiệp.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)