Việt Nam Thời Báo

VNTB – Lương hưu: tính cách nào thì người lao động cũng chịu thiệt

Nguyễn Cao (VNTB) – “Tăng mức đóng, hưởng giảm dần” là một trong những “điểm mới” của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi 2014.
 
Đóng và hưởng chưa gặp nhau
Hiện nay mức đóng và mức hưởng BHXH chưa gặp nhau. Khu vực có quan hệ lao động (LĐ) đóng bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, nhưng khối công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chưa làm được.

Khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực (1-1-2016), lương hưu sẽ được tính theo hai lộ trình là tính lương hưu dựa trên bình quân của 15 năm cuối và tính bình quân của cả quá trình đóng BHXH, điều này sẽ làm giảm mức hưởng lương hưu của bộ phận công chức và lực lượng vũ trang. 

“Để bù đắp khoản lương hưu giảm do thay đổi cách tính và thời gian đóng BHXH, Luật đã quy định nâng mức đóng BHXH. Mức đóng tăng, dựa trên tiền lương thực tế bằng tổng thu nhập của người LĐ, như vậy lúc về hưu, khoản lương hưu của người LĐ vẫn được bảo đảm, dù có chia cho 15 năm hay cả quá trình. Cơ bản người dân đóng bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, Nhà nước sẽ bảo hộ, nếu trượt giá Nhà nước bù” – ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, trấn an.

Cùng với những thắc mắc về câu chuyện đóng – hưởng, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Đơn cử, cả nước hiện có hơn 54 triệu LĐ, nhưng chỉ có hơn 11 triệu LĐ (trong tổng số 16 triệu LĐ có quan hệ LĐ, chiếm hơn 70%) tham gia BHXH. Đây là đối tượng dễ quản lý mà còn không làm được, giờ mở rộng đối tượng ra nhóm LĐ tự do (23 triệu LĐ nông nghiệp; 14 triệu LĐ làm dịch vụ), LĐ có hợp đồng ngắn hạn từ 1-3 tháng thì sẽ rất khó.

Lưu ý là nếu mức hỗ trợ từ nhà nước thấp, người nghèo, người cận nghèo sẽ không tham gia. Giả sử khi người nghèo tham gia với mức đóng dựa trên mức chuẩn nghèo (hiện nay là 400 nghìn đồng ở khu vực nông thôn, thì một năm ít nhất nhóm này phải đóng 4.800 nghìn đồng) dù Nhà nước có hỗ trợ đóng một phần thì sau này khi về hưu, họ cũng sẽ nhận lương hưu ở mức rất thấp, chỉ khoảng 250-300 nghìn/tháng, chưa thể bảo đảm mức sống tối thiểu.

Tính cách nào thì lương hưu cũng giảm
Theo công thức tính lương hưu cũ (Luật BHXH năm 2006), người LĐ có 15 năm đóng BHXH sẽ có mức lương hưu được tính bằng 45% mức lương bình quân đóng BHXH và sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì LĐ nam được cộng thêm 2% và nữ cộng thêm 3%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Tuy nhiên, trong Luật BHXH 2014, lương hưu của người LĐ sẽ giảm đáng kể. Theo đó, đối với LĐ nam, từ năm 2018 trở đi, phải có 16 năm đóng BHXH mới được hưởng tương đương với 45% mức lương bình quân đóng BHXH. Năm 2019 là 17 năm; năm 2020 là 18 năm; năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH mới bằng được hưởng 45% mức bình quân tiền lương.
Đối với LĐ nữ, Luật BHXH điều chỉnh giảm bằng tỷ lệ thay thế. Tức là từ năm 2018, 15 năm đóng BHXH vẫn tính bằng 45% mức lương bình quân đóng BHXH nhưng sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH tiếp theo được tính cộng thêm bằng 2% thay vì 3% như hiện nay.
Như vậy, lương hưu của LĐ nam nghỉ hưu vào năm 2018 có 20 năm đóng BHXH, thấp hơn so với người nghỉ hưu năm 2017 là 10%. Đối với LĐ nữ nghỉ hưu năm 2018 sẽ hưởng mức lương hưu thấp hơn người LĐ nữ nghỉ hưu năm 2017 là 5%.
Điều này cũng có nghĩa sau 5 năm khi điều chỉnh, người LĐ phải có 35 năm đối với nam và 30 năm đối với nữ mới đạt được mức hưởng tối đa là 75% mức lương bình quân đóng BHXH, trong khi luật BHXH cũ tương ứng là 30 và 25 năm.
Bên cạnh việc giảm lương hưu của khu vực tư nhân, lương hưu của khu vực công cũng được điều chỉnh giảm xuống. Cụ thể, thay vì tính lương hưu dựa trên bình quân 10 năm cuối đóng BHXH, lương hưu của khu vực công được tính bằng bình quân 15 năm cuối từ khi luật có hiệu lực thi hành đến 31-12-2019; từ 1-1-2020 đến 31-12-2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1-1-2025 trở đi tính bình quân của toàn bộ thời gian.
Mức lương hưu hằng tháng
– Từ 01/01/2016 đến trước 01/01/2018: Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó, cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ.
Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó: mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:
Nhóm người LĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mốc thời gian tham gia BHXH
Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu
Trước 01/01/1995
05 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trong khoảng thời gian từ 01/01/1995 đến 31/12/2000
06 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trong khoảng thời gian từ 01/01/2001 đến 31/12/2006.
08 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 31/12/2015
10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019
15 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024
20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ 01/01/2025 trở đi
Toàn bộ thời gian
+ Nhóm người LĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng LĐ quyết địnhTính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.
+ Nhóm người LĐ vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng LĐ quyết định: Tính bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH chung của các thời gian. Bổ sung thêm cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Từ 01/01/2018:
Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với số năm đóng BHXH:
Năm nghỉ hưu
2018
2019
2020
2021
2022 trở đi
LĐ nam
16 năm
17 năm
18 năm
19 năm
20 năm
LĐ nữ
15 năm
Sau đó cứ thêm mỗi năm, được tính thêm 2% cho cả LĐ nam và LĐ nữ. Mức lương hưu hàng tháng tối đa = 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức tăng thêm được tính bằng nhau cho cả nam và nữ, không như trước đây 2% đối với nam và 3% đối với nữ.
– Mức lương hưu hàng tháng trong trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì giảm 2%. Trước đây chỉ giảm 1% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp này. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ % do nghỉ hưu trước tuổi.
– Đối với LĐ nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi:
Mức lương hưu hàng tháng = 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Từ 16 – 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
Đây là quy định mới mà Luật bảo hiểm xã hội 2006 trước đây không có quy định.

Mức lương hưu hàng tháng thấp nhất = mức lương cơ sở, trừ LĐ nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi. (Căn cứ Điều 56, 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

Tin bài liên quan:

VNTB – Ngân sách sẽ không kham nỗi mức tăng lương hưu và bảo hiểm xã hội

Bùi Ngọc Dân

VNTB – “Lên dây cót tinh thần” lương hưu!

Trương Thế Tử

VNTB – Quyền được nhận lương hưu

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo