Việt Nam Thời Báo

VNTB – “Lương Tâm Chính Trị của người Công Giáo” (Kỳ 2)

Trần Xuân Thời 

 

(VNTB) – Trên bình diện quốc gia, chúng ta cảm nghiệm được hưởng nhiều ơn phúc và sức mạnh, bao gồm cả truyền thống tự do tôn giáo và tự do tham gia chính trị. Tuy nhiên, với tư cách của một công dân, chúng ta cũng đương đầu với các thử thách quan trọng về chính trị và luân lý.

 

 II- Tại sao Giáo hội đề cập đến các vần đế ảnh hưởng đến chính sách chung.

  1. Giáo Hội có nhiệm vụ tham gia vào sự hình thành nền luân lý xã hội phát xuất từ sự đòi hỏi của đức tin. Đó là phần căn bản của sứ mệnh mà chúng ta được Chúa Kitô giao phó, Người đã ban cho chúng ta một viễn kiến về đời sống được mặc khải cho chúng ta qua Kinh Thánh và Thánh Truyền.

Qua giáo huấn của Công Đồng Vatican II, Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể, chứng tỏ cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa, cũng như ý nghĩa chân chính của loài người (qua Thông Điệp Vui Mừng và Hy Vọng- Gaudium et Spes, no.22). Tình yêu của Chúa Kitô cho chúng ta thấy nhân phẩm của con người một cách toàn vẹn và buộc chúng ta yêu tha nhân như Chúa đã yêu thương chúng ta. Chúa Kitô, bậc Thầy, hướng dẫn cho chúng ta biết thế nào là chân chính và thánh thiện, nghĩa làm thế nào để phù hợp với bản chất của con người tự do và thông minh, được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa và được Thiên Chúa ban cho nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm.

  1. Đức tin dạy chúng ta về nhân phẩm làm người và về sự thiêng liêng của đời người giúp chúng ta thấy rõ thêm về chân lý điều chúng ta cảm nhận được qua khả năng lý trí mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. 

 Sự tôn trọng nhân phẩm của mỗi người là điểm chính của các chân lý nầy. Đó là chủ đích của Giáo Huấn Công Giáo về luân lý xã hội.

Vì chúng ta là người của cả đức tin lẫn lý trí. Chúng ta cần phải quảng bá chân lý thiết yếu nầy về đời sống và nhân phẩm của nhân thế trước công chúng. Chúng ta được mời gọi để thực thi giới răn của Chúa “Chúng con phải thương yêu lẫn nhau” (Jn 13:34). Chúng ta cũng được mời gọi để thăng tiến an sinh cho nhau, chia sẻ ân sủng, với những người có nhu cầu bảo vệ hôn nhân, để bảo vệ đời sống và nhân phẩm cho mọi người, đặc biệt cho những người yếu đuối, những người dễ bị xâm phạm, những người không có khả năng nói lên nguyện vọng của mình. Trong Tông thư đầu tiên “Deus Caritas”, ĐGH Benedictô XVI đã giải thích” Bác ái phải khởi động toàn cuộc sống của người tín hữu và do đó cũng tham gia vào các sinh hoạt chính trị trong tinh thần bác ái xã hội” 

  1. Cũng có người hỏi Giáo hội có nên đóng một vai trò trong đời sống chính trị. Bổn phận giáo huấn về những giá trị luân lý để định hình cho đời sống, kể cả đời sống công cộng của chúng ta, là sứ mệnh chính do Chúa Kitô ban cho Giáo hội. Ngoài ra, Hiến Pháp của Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cho tín hữu cá nhân và các cơ sở tôn giáo được quyền tham gia và phát biểu tư tưởng mà chính quyền không được can thiệp, tỏ thái độ thiên vị hay kỳ thị. Dân luật phải công nhận và bảo vệ quyền hạn, bổn phận và cơ hội tham gia vào xã hội không được thúc dục phế bỏ hay làm ngơ những sự tin tưởng chính yếu của Giáo hội. Truyền thống tôn trọng đa nguyên của chúng ta được khuyến khích hơn là bị đe dọa, khi các đoàn thể tôn giáo và tín hữu mang sự tin tưởng và quan tâm vào đời sống công cộng. Dĩ nhiên, Giáo huấn của Giáo hội phù hợp với những giá trị căn bản đã định hình lịch sử của quốc gia chúng ta.” Tôn trọng sự sống, tự do hành động và theo đuổi hạnh phúc” (như đã được công bố trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776) 
  2. Cộng đồng Công Giáo mang lại những tích sản quan trọng cho cuộc đối thoại chính trị về tương lai của quốc gia chúng ta. Chúng ta mang lại một khung cảnh luân lý kiên cố – phát xuất từ những suy lý nhân bản được soi sáng qua Kinh Thánh và Giáo huấn của Gíáo Hội – để lượng định các chủ đề, lập trường chính trị và các cuộc vận động. Chúng ta cũng mang lại kinh nghiệm rộng rải trong công tác phục vụ những người thiếu thốn, – giáo dục giới trẻ, chăm sóc người bệnh, cung cấp thực phẩm cho người đói khát, tiếp đón những người di dân và tỵ nạn, tham gia vào công tác đoàn kết trong hoàn vũ và theo đuổi hạnh phúc.

(Còn tiếp)


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Luận về nghệ thuật lãnh đạo

Do Van Tien

VNTB – Triết lý hành động trong công tác xây dựng cộng đồng Việt Nam hải ngoại

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Bảo Vệ Chính Nghĩa

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo