VNTB – Nạn di dân thành thị khiến Việt Nam ‘đau đầu’

Thạch Lam Trần (VNTB) Khi Vũ Thị Linh chuyển gia đình từ ngôi nhà rộng rãi ở nông thôn đến một căn phòng nhỏ (thuê) ở Hà Nội, chị hy vọng con mình sẽ có thể tiếp cận được sự giáo dục mà chị chưa bao giờ có, theo AFP.


Chị Linh là một trong số hàng trăm ngàn di dân thành thị của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới cho biết đó là yếu tố nhận diện một trong những nước có tỷ lệ đô thị hóa nhanh nhất của châu Á.

Khi kinh tế tăng trưởng, các thành phố lớn của Việt Nam phải vật lộn để đối phó với những người dân di dân đời sống đất nước, trong khi làng mạc chỉ có người già và trẻ bị bỏ lại. 

VNTB – Nạn di dân thành thị khiến Việt Nam ‘đau đầu’. Ảnh:©Hoang Dinh Nam (AFP)

Linh chuyển đến Hà Nội vào tháng Sáu sau khi hai cô con gái của chị đã thi đậu vào một trường đại học ở thủ đô.

“Tôi không nghĩ rằng cuộc sống trong thành phố là thú vị, nhưng vì tương lai của các con tôi, tôi đã phải thay đổi quan điểm của mình,” chị nói với AFP.

“Họ đã học thức hơn và bây giờ họ không muốn trở lại sống ở nông thôn.”

Kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, Việt Nam đã phát triển nhanh chóng từ một đất nước nghèo khó và thiếu lương thực sang một nước thu nhập trung bình và thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới.

Mặc dù có vấn đề kéo dài trong lĩnh vực ngân hàng và nhà nước, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng nhanh hơn dự kiến ​​trong năm nay và các nhà phân tích nói rằng Việt Nam là một trong những nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh chóng.

Khoảng 70% của dân số 90 triệu vẫn sống nhờ vào nông nghiệp ở các vùng nông thôn, nhưng các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền khẳng định, họ cần một “quốc gia hiện đại và công nghiệp hóa vào năm 2035”.

Nhiều di dân tìm đến các thành phố để làm việc trong chuỗi sản xuất định hướng xuất khẩu – thường là trong các khu công nghiệp ở vùng ngoại ô của các đô thị lớn – hoặc xây dựng và dịch vụ.

Mức lương tốt hơn

Đối với nhiều người trong số những người mới đến thành phố lớn, cuộc sống là không dễ dàng.

Linh đã đổi 500 mét vuông đất trồng trọt ở phía bắc tỉnh Thái Bình để thuê một phòng trọ rộng 20 mét vuông – nơi chị sống với 2 người con gái.

Với 300 ngàn đồng mỗi ngày nhờ vào tìm kiếm phế liệu, nó là khoản thu nhập đáng kể so với khi chị ở trong ngôi làng của mình.

Lê Văn Mừng chuyển đến Hà Nội một thập kỷ trước và có vài hối tiếc.

“Cuộc sống ở nông thôn quá khó khăn. Chúng tôi không thể kiếm được nhiều tiền và chúng tôi phải cật lực trong nhiều việc,” anh nói.

Nguyên từ phía bắc tỉnh Hà Nam, và là một thợ điện, trong khi vợ của ông điều hành một quán ăn nhỏ. Cùng nhau, họ kiếm được khoảng 13 triệu đồng – đủ để trả tiền thuê nhà và lo việc học hành cho hai con.

Giao thông tại một ngã tư ở Hà Nội vào giờ cao điểm. Ảnh: © Hoàng Đình Nam ( AFP )

“Cuộc sống cũng không phải là dễ dàng ở Hà Nội. Nhưng chúng tôi cố gắng để kiếm tiền cho con cháu mình. Tôi nghĩ rằng, tụi nó sẽ có cuộc sống tốt hơn so với chúng tôi”, anh nói.

7,5 triệu người di tìm đến các thành phố của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ đô thị hóa là 4,1%. Trong số 14 quốc gia mà Ngân hàng đề cập đến, thì ở khu vực Đông Nam Á, Lào và Campuchia có tỷ lệ cao hơn.

Việt Nam hiện có 23 triệu người sống ở các thành phố, đứng thứ sáu về mức độ đô thị hoá ở Đông Nam Á.

“Có công ăn việc làm nhiều hơn, việc làm lương cao và cơ hội hơn ở nông thôn,” Đặng Nguyên Anh, giám đốc của Viện Xã hội học Việt Nam tại Hà Nội cho biết.

Hơn nữa, thế hệ trẻ đã quay lưng lại với lối sống nông thôn truyền thống.

“Thật khó để cưỡng lại sự hấp dẫn của cuộc sống thành phố,” Anh nói với AFP.

Cơ sở hạ tầng ọp ẹp

Các quan chức cho biết, có khoảng 100.000 người di chuyển đến thủ đô mỗi năm và 130.000 di chuyển đến Tp. Hồ Chí Minh.

Đối với một đất nước mà cụm từ “về nhà” dịch theo nghĩa đen là “trở về nông thôn”, thì đây là một biến đổi lớn.

Những người mới đến – chủ yếu là sinh viên và người lao động phổ thông – mang lại lợi ích, nhưng cũng đặt ra những “áp lực về văn hóa, giáo dục, giao thông, chăm sóc sức khỏe”, ông Phạm Văn Thanh, một quan chức Tp. Hà Nội cho biết.

Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đang tang tốc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước – nhưng khó có thể theo kịp với sự phát triển của thành phố.

Ùn tắc giao thông đã trở thành một vấn đề lớn, trong khi các trường học và bệnh viện quá tải, các chuyên gia nói.

Một trong 7,5 triệu người lao động nhập cư  đến thành phố, đang ăn trưa tại một quán ăn nhỏ tại Hà Nội. Ảnh: © Hoàng Đình Nam ( AFP )

Tại Tp. Hồ Chí Minh, 85.000 học sinh mới nhập học mỗi năm, và trong một số lĩnh vực, một nửa trong số này là từ các tỉnh khác.

Việt Nam có một hệ thống hộ khẩu – và nó khiến cho những người mới đến khó tiếp cận giáo dục miễn phí và chăm sóc sức khỏe ở các thành phố – mặc dù tham nhũng tràn lan có tác động làm giãn yếu tố này.

Các nhà chức trách “chưa có nỗ lực để giảm thiểu số lượng người di cư”, ông Thanh nói.

Và việc di dân này cũng làm tổn thương các vùng nông thôn. Số người già đang ngự trị tại các vùng nông thôn – trong khi những người trưởng thành trong độ tuổi lao động lại trên đường tới thành phố lớn, khu công nghiệp.

Ông Anh cho biết những thay đổi này là hoàn toàn dễ hiểu. “Nếu bạn tìm thấy một công việc tốt, bạn sẽ không muốn quay trở lại quê hương cũ của mình,” ông nói.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)