Nguyễn Đình Ấm
(VNTB) VTV1 19h đưa tin, vào ngày 26/6/2017 tại buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng, trả lời cử tri Nguyễn Văn Điển về xử lý vụ Đồng Tâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Ới trời ơi! Ở chế độ chúng ta mà bắt giam Công an mấy chục người, làm sao có chuyện như vậy?… Mà cái tội bắt giam người trái pháp luật đó phải được điều tra, xử lý nghiêm túc cũng như tội phá hoại tài sản…”.
Giật mình vì… Thủ tướng
Tôi hơi giật mình trước phát biểu này của Thủ tướng. Bởi thời gian qua tôi ngưỡng mộ, thấy Thủ tướng gần dân, thấu hiểu phần nào tình cảnh của người nông dân khi ông yêu cầu xem xét chế độ thu hồi đất đai, dừng các công trình thương mại trong sân golf Tân Sơn Nhất… Thế nhưng, qua phát biểu này chứng tỏ Thủ tướng chưa hiểu rõ “xã hội ta” đang “vỡ trận” bởi các quốc nạn không thể ngăn chặn: Tham nhũng kinh khủng, phá rừng, cát tặc, ô nhiễm môi trường, lạm phát cấp phó, “quy trình”, cả họ làm quan, hot girl – đại gia phạm tội “thi đua” đào tẩu, ăn tàu vỏ thép, quân đội sử dụng đất quốc phòng sai mục đích khắp nơi, Biển Đông bị giặc quấy phá không đi tuần bảo vệ dân lại khai khống trộm tiền xăng dầu, khai thác đá phá vịnh Hạ long, tỷ lệ tai nạn máy bay quân sự cao nhất thế giới… Về phía lực lượng Công an thì tham nhũng, bảo kê, lừa đảo, khiến dân “thích tự tử trong đồn Công an”,… Đặc biệt, Thủ tướng chưa hiểu hết tình cảnh người nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, bị đám quan địa phương ở khắp nơi “ăn của dân không từ cái gì”, trấn áp tàn bạo như thế nào.T hủ tướng cũng chưa hiểu thấu ngay cả vụ bà con thôn Hoành xã Đồng Tâm kiềm giữ hơn 30 cán bộ, chiến sĩ Công an.
Thủ tướng ngạc nhiên, “dưới chế độ chúng ta mà bắt giam Công an mấy chục người…”.
Thưa Thủ tướng, dưới “chế độ ta” sao quân đội nhận hơn 200 ha đất của dân để làm sân bay nhưng 36 năm sau không làm lại không trả cho dân sản xuất, sinh sống mà để hoang, đầu cơ, cán bộ tư lợi rồi chuyển cho DN sai mục đích, trong khi đất đai là nguồn sống gần như duy nhất của người nông dân.
Tại sao bà con kiện cả bao năm trời mà “chế độ ta” không giải quyết? Tại sao khi cụ Kình và nhân dân theo yêu cầu của cán bộ “chế độ ta” ra đồng để xác định mốc giới thì bị Phó Công an huyện bất ngờ đạp kiến ông cụ vỡ xương chậu, rồi ném lên xe đưa lên Hà Nội giam giữ, đồng thời tuyên bố là “đối tượng nguy hiểm, gây rối trật tự công cộng”? (Theo tường thuật của cụ Kình).
Ở thôn Hoành có giặc giã nào đang tàn hại dân mà “chế độ ta” lại đưa cả đội cảnh sát cơ động vũ khí đến tận răng xông vào đây? Với mục đích gì nếu không phải để sẵn sàng trấn áp họ?
Người dân yêu cầu đội cảnh sát tập trung một chỗ, chăm nuôi tử tế như là “vật bảo tín” để phòng khi chính quyền tiếp tục ra tay trấn áp thì liệu đây có phải là “bắt giữ người trái pháp luật” không? Hay chỉ là hành vi tự vệ ôn hòa – vốn được cả những người bị giữ phải lên tiếng cảm ơn khi ra về?
Xin hỏi và lại… xin hỏi Thủ tướng
Xin hỏi Thủ tướng, nếu bà con thôn Hoành không giữ các cán bộ, chiến sĩ thì vụ việc sai trái, bất công ở đây có bị “chìm xuồng” như ngàn vạn vụ khác trên khắp dải đất hình chữ S này? Hiện nay Thủ tướng có biết ở “chế độ ta” còn bao nhiêu người oan sai kể cả “lão thành cách mạng” kiện 10 năm – 20 năm , thậm chí là lâu hơn nữa mà không được giải quyết thấu đáo?
Bản thân Thanh tra chính phủ cũng chẳng phải vừa “rút kinh nghiệm” việc tiếp dân “không hiệu quả”, người tiếp khiếu nại “không làm gì cũng chẳng sao…” đấy thôi.
Lại xin hỏi Thủ tướng, dưới chế độ nào mà nhà kinh doanh bất động sản chỉ trả cho người dân trả từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu/m2 đất, sau đó qua tay nhà đầu tư thì lên mức vài trăm triệu đồng/m2? Những người không chịu chấp hành quyết định bất công này bị “chế độ ta” đối xử như những kẻ thù của chế độ. Chỉ tính riêng tại Văn Giang, chỉ vì 500 ha đất để đại gia xây nhà kinh doanh mà nhiều người bị ngồi tù, hai người bị đánh chết, một người dân bị bắn thấu phổi, rất nhiều người bị thương; bao nhiêu người bị sách nhiễu, bị sa thải, chuyển công tác đến chỗ khó khăn, tước mất quyền công dân, bị khủng bố tinh thần, bị mai phục đánh giữa đường, bị phá hoại hoa màu, vật nuôi; bao mồ mả bị san bới xương cốt tơi bời, …
Tại Phúc Đồng (quận Long Biên – Hà Nội), đại gia Vincom được Công an yểm trợ làm việc thất đức, 5h sáng giáp tết Đinh Dậu bất thình lình đem xi măng đổ lấp nghĩa trang cổ của hàng nghìn năm của dân chỉ để làm đẹp con đường đã rộng thênh thang vào khu chung cư của họ… Phía Bắc là vậy, trong Nam cũng không hề yên bình khi tại quận Cái Răng (Cần Thơ), hai mẹ con bà Phạm Thị Lài… phải trần truồng giữa thanh thiên bạch nhật vẫn bị đội cưỡng chế lấy bao tải úp chói.
Tình cảnh bi thương nêu trên là không thể nào kể siết ở “chế độ ta”.
Kết
Thủ tướng có thấy nghịch lý không khi một người nông dân không chịu giao cho DN vài chục, vài trăm trăm mét đất để họ kinh doanh kiếm lời thì bị cầm tù, trong khi đại gia lấy cả 157ha đất an ninh quốc phòng kinh doanh mặc cho sân bay tắc nghẽn. Hay một tỉnh miền núi Yên Bái nhiều trẻ em không có đôi dép đi trong mùa lạnh giá, vừa rồi chính Thủ tướng phải cấp cho 460,7 tấn gạo cứu đói nhưng một giám đốc sở, Công an tỉnh,… mà đền đài, dinh thự nhìn trên cao như kinh thành Huế!
Nếu Thủ tướng vẫn chưa hiểu, thì bất công vẫn diễn ra và sự phản kháng vẫn âm ỉ tích tụ chờ ngày bộc phát. Lúc đó, e rằng, Thủ tướng có hiểu thì đã quá muộn.
4 comments
Tôi lo rằng ở đây chỉ có tác giả Nguyễn Đình Ấm mới không hiểu "chế độ ta", aka chế độ của những người như tg NĐÂ, không phải của tôi . Thủ tướng mới là người am hiểu tường tận "chế độ" của những người như tg NĐÂ .
Có thể lý do tg NĐÂ không (muốn/thích/cần) hiểu vì tg NĐÂ muốn "chế độ" phải như thế này . Rất tiếc, giữa cái là & cái phải là (đôi khi, more like luôn luôn) có 1 khoảng cách rộng lớn như đại dương vậy. Và để chỉ những người không nhìn ra khoảng cách to đại bàng đó, ta có từ wishful thinking, dịch ra tiếng Việt là tư duy ước muốn . Những người có tư duy này hành xử & nói năng như mình đang sống trong môi trường mình mong muốn . Bên u này cũng có những người như vậy, cứ tưởng mình trúng số nên tiêu xài bạt mạng . Cuối cùng nhà bị nhà băng tịch thu, xe cũng bị repo . May ở Việt Nam, nên tg được xem là trí thức . Ngoài này những người đó chỉ còn nước vô bệnh viện tâm thần .
– Phân tích chữ trung của khổng tử. Chữ trung là nói người dưới phải trung thành với kẻ trên, nhân dân phải trung thành với quan lại và triều đình, quan lại phải trung thành với nhà vua. Vua được gọi là Thiên Tử hoặc Thánh Thượng, thánh đã là ở cõi phàm trần lại thêm chữ thượng nữa tức là đứng đầu trong cõi thánh (síc vớ vẩn), nhân dân phải gọi các quan là phụ mẫu, khổng tử mị dân rằng các quan ăn lộc triều đình phục vụ nhân dân, đã phục vụ nhân dân sao không gọi là quan tiểu tử đi mà gọi là phụ mẫu, nhân dân khi gặp quan phải bẩm là phụ mẫu và tự xưng mình là con dân (khổng tử kẻ mất dạy). Khi nhà vua có sai trái đến đâu, có ngu si tàn ác đến đâu, thì các quan và nhân dân vẩn phải trung thành, với những giáo điều ngu dân của khổng tử, thì cho dù có phải mang tiếng là ngu trung cũng vẫn được tiếng thơm muôn đời, nếu bất trung mà đem lại lợi ích cho quốc gia cho nhân dân thì vẫn bị nghìn đời sau nguyền rủa. Ví dụ tác giả viết tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa là 1 người bị ảnh hưởng rất nặng tư tưởng khổng giáo, tác giả này đã viết lên hình tượng nhân vật Khổng Minh, khổng minh là 1 người có tài kinh bang tế thế, sau khi Lưu Bị mất con Lưu bị là A Đẩu lên ngôi, a đẩu là 1 người nhu nhược tham lam và ngu dốt, khổng minh là quan đầu triều biết hết những tật xấu của a đẩu, hầu hết các quan trong triều và dân chúng đều muốn khổng minh lật đổ a đẩu lên làm vua để giúp nước giúp dân, nhưng khổng minh nhất định không chịu làm phản, vì bị ảnh hưởng của tư tưởng khổng tử, nên khổng minh biết để a đẩu làm vua sẽ mất nước và đưa hàng triệu dân chúng vào con đường chết, nếu khổng minh lên làm vua sẽ cứu được đất nước và cứu được hàng triệu dân, nhưng khổng minh vì muốn giữ lấy tiếng thơm cho muôn đời, đã không làm vậy mà chọn con đường trung thành với a đẩu 1 cách mù quáng và ngu dốt. Ôi! cái tiếng thơm của giáo lý khổng tử
– Phân tích giáo điều "tam tòng" của khổng tử.
Như tôi đã nói tư tưởng của khổng tử là chỉ đem lại lợi ích cho kẻ mạnh và kẻ có quyền lực, trong 1 tổ chức xã hội nhỏ nhất là gia đình thì người đàn ông có quyền hơn phụ nữ, khổng tử cho rằng đàn ông là kẻ mạnh, vì vậy tam tòng chỉ áp dụng cho đàn bà: Tại gia tòng phụ (lúc còn nhỏ phải theo bố), người có quyền chỉ là người đàn ông, tại sao? lại không là tòng phụ mẫu, khổng tử coi thường kẻ yếu là đàn bà cho dù người đàn bà đó là mẫu thì cũng không có quyền gì. Xuất giá tòng phu (lấy chồng thì nhất nhất phải theo chồng), nếu chồng là kẻ nhu nhược bạc ác thì người đàn bà vẫn nhất nhất phải theo. Phu tử tòng tử ( chồng chết phải theo con trai), nếu chẳng may người chồng bị chết thì người đàn bà phải theo người con trai, dù người con trai còn bé cũng phải theo suốt đời không được tái giá, trong khi đó thì người đàn ông có quyền lấy năm thê bẩy thiếp. (thật là vở vẩn).
Qua phân tích một vài giáo điều trên, thì một lần nữa cá nhân tôi cho rằng đạo khổng tử là khốn nạn mất dạy.
Nhà cầm cái Việt Nam đã cho bọn trung quốc vào Việt Nam mở học viện khổng tử, mọi người nghĩ sao? về học viện này? Riêng tôi, tôi nhổ toẹt vào mấy cái học viện khổng tử.
Tôi nghĩ với tính trung thành của các trí thức nước mình đ/v Đảng, sẽ rất tốt nếu họ được dạy trong những viện Khổng Tử ở nước mình . Tốt hơn thầy Trung Quốc .
Lấy dân làm gốc phải nghe dân
Trí khôn thiên hạ không hề thiếu
Chỉ sợ người ngu thích kẻ đần…
Xin gửi thủ tướng Phúc vân thơ "Xuân Bách".