Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ngư dân bỏ nghề biển, Trung Quốc đắc lợi

Hùng – Sơn (thực hiện)

 

(VNTB) – Thuyền không có bến thì ngư dân sẽ phải bỏ nghề biển. Chủ quyền biển Việt Nam sẽ thuộc về ai?

 

Bất chấp chuyện công an thị xã Nghi Sơn khởi tố vụ án “Gây rối trật tự” đối với đoàn người dân xuống đường phản đối việc xây dựng bến cảng số 3 – Dự án cảng container Long Sơn (ở xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa), hàng chục người dân tại địa phương này vẫn tiếp tục tập trung để phản đối việc thi công công trình.

Bà Mai Thị Hoa, người dân xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa không dằn được cảm xúc, lớn giọng – trích băng:

Phản đối lấy bờ biển, lấy biển để làm từ đó tôi không có đường đánh bắt hàng ngày được. Đổ đá, đổ đất đâu có đường đi lại để mà làm ăn sinh sống ờ ngoài biển. Rồi bây giờ dân bức xúc là phải giữ biển. Còn có một tí biển nữa, mà không có biển thì không có nồi thóc của nhân dân, của ông, của bà, của ông cha tôi để lại, lấy hết không còn một cái chi. Chỉ còn cái biển đây làm mà sống”.

Bà Đồng Thị Nên, người dân xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa, tiếp lời – trích băng.

Ở đầu cảng các ông lấy rồi, cuối, các ông lấy rồi, còn khúc giữa nữa, nhân dân chỉ còn khúc giữa để đánh bắt cá gần bờ để làm ăn sinh sống nuôi mẹ, nuôi con đi học và nuôi bố mẹ già, mà bây giờ các ông về lấy khúc ở giữa nữa thì dân bức xúc là con cái không có nơi để đi làm, đi biển. Mà nếu các ông muốn làm, đề nghị các cấp thẩm quyền có chức, có quyền muốn làm thì là đền bù cho dân tôi dời đi thỏa đáng”.

Xã Hải Hà hiện có 415 phương tiện khai thác hải sản của 410 hộ với 1.042 lao động. Cơ cấu nghề khai thác ở địa phương tùy thuộc vào mùa vụ, thời điểm với các nghề chính: Lưới kéo tôm, lưới kéo moi, lưới rê, câu tay, vớt sứa. Ngư trường chủ yếu của người dân chủ yếu ở vùng biển Thanh Hóa đến Nghệ An.

Công ty TNHH Long Sơn, nhà đầu tư cảng container này cũng đang vấp phản ứng của người dân tỉnh Bình Định trong một dự án được cho là góp phần hủy diệt môi trường biển tương tự như Formosa. Theo đó, Dự án Cảng chuyên dùng Khu Liên hợp gang thép Long Sơn giai đoạn 1 (Dự án cảng Long Sơn) tại xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn với tổng vốn đầu tư dự án dự kiến 6.800 tỷ đồng.

Dự án cảng Long Sơn dự kiến có quy mô đầu tư 10 cầu cảng/ 2.525m, tiếp nhận cỡ tàu trọng tài 250.000DWT, khối lượng bốc dỡ hàng hóa theo hồ sơ thiết kế từ 21 – 23 triệu tấn/năm; diện tích đất dự kiến sử dụng là 496,9ha, trong đó: 23 ha hiện trạng là đất ven biển, 473,9 ha hiện trạng là đất mặt nước…

Liên quan tới tổng mức đầu tư và khả năng huy động vốn cho dự án này lại đang là vấn đề gây tranh cãi. Theo hồ sơ, Dự án cảng Long Sơn có tổng mức đầu tư 6.800 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư chỉ là 1.020 tỷ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư); trong khi vốn huy động từ tổ chức tín dụng là 5.780 tỷ đồng (chiếm tới 85% tổng mức đầu tư).

Tuy nhiên, theo bảng cân đối kế toán năm 2021 báo cáo chưa kiểm toán của Công ty TNHH Long Sơn (công ty mẹ của Công ty cổ phần gang thép Long Sơn Phù Mỹ), có tổng tài sản là 12.028 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả (9.297 tỷ đồng) chiếm 77,3% tổng nguồn vốn và chủ yếu là nợ dài hạn.

Bên cạnh đó, hiện nay Công ty TNHH Long Sơn được cho là đang triển khai hàng loạt dự án có tổng mức đầu tư lớn và chưa hoàn thành như: Cảng container Long Sơn, khu liên hợp gang thép Long Sơn Phù Mỹ, …


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tuyên giáo Trung Quốc lôi kéo cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

Phan Thanh Hung

Việt Nam đang xác minh thông tin phóng xạ hạt nhân cao bất thường trên Biển Đông

Phan Thanh Hung

VNTB – Ghẹo Cho Chúng Chửi

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo