Từ tháng 6 tới giữa tháng 12, có 22 vụ tấn công trên toàn quốc được ghi lại với ít nhất 42 nạn nhân. Đây là một sự gia tăng so với năm tháng trước đó, với 14 vụ hành hung đối với 27 người. Nhiều vụ tấn công trong số đó được thực hiện vào ban ngày bởi cảnh sát hoặc nhân viên mặc thường phục. Trong một số trường hợp, người trong gia đình của người bảo vệ nhân quyền và tư gia của họ là mục tiêu tấn công. Trong vụ việc mới nhất ngày 06/12, một nhóm khoảng 20 người đàn ông đeo mặt nạ tấn công luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và ba nhà hoạt động khác và cướp đồ của họ tại tỉnh Nghệ An, sau khi luật sư Đài trình bày quyền con người trong một hội thảo bao gồm những người hoạt động xã hội và người dân địa phương. Một số người đàn ông không rõ danh tính cũng tấn công căn hộ của ông ở Hà Nội trong tháng Giêng năm nay.
Những người bảo vệ nhân quyền bị tấn công. Từ trên xuống. Ls Lê Văn Luân và Trần Thu Nam; Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài |
Việt Nam vẫn không tiến hành điều tra minh bạch và toàn diện các vụ tấn công trắng trợn nói trên. Ngày 03/11, một nhóm đàn ông tấn công và làm bị thương nặng hai luật sư nhân quyền Trần Thu Nam và Lê Văn Luận ở Hà Nội sau khi các luật sư gặp gỡ với khách hàng của họ trong một trường hợp tử vong tại trại giam của cảnh sát. Các luật sư cho biết họ nhận ra một cảnh sát thường phục trong số những kẻ tấn công. Một tuần sau đó, công an Hà Nội thông báo họ đã tiến hành một cuộc điều tra vụ tấn công, bác bỏ có sự tham gia của cảnh sát, và cho biết cuộc tấn công có nguyên nhân là tranh cãi trong quá trình tham gia giao thông giữa những kẻ tấn công và hai luật sư.
Có ít nhất 28 người hoạt động nhân quyền và người tham gia khiếu kiện được cho là bị bắt giữ tùy tiện và bị thẩm vấn bởi cảnh sát trong cùng kỳ, trong đó có blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được trao giải thưởng Người Bảo vệ Quyền Dân sự năm 2015 của CRD. Cô Quỳnh, người bị cấm xuất cảnh cũng như tự do đi lại trong nước, không được phép tham dự lễ trao giải. Cô cũng đã bị tấn công và bị thương bởi cảnh sát vào tháng 7 trong một cuộc hội họp ôn hòa.
“Các chính phủ quan tâm cần phải cho Việt Nam thấy rằng người bảo vệ nhân quyền xứng đáng được công nhận và được bảo vệ, không bị đá và đấm, vì những công việc chính đáng và quan trọng của họ,” bà Marie Manson kêu gọi.
Bối cảnh
Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Công ước chống tra tấn và tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ nhục hoặc trừng phạt (CAT). Điều 9 của ICCPR đảm bảo quyền an toàn con người. Điều 7 của ICCPR và CAT bảo đảm quyền không bị tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục. Do đó Việt Nam có một nghĩa vụ tích cực để ngăn chặn, điều tra và bắt những kẻ vi phạm các quyền này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khi hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được xem xét lại bởi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc vào năm 2014 trong kỳ kiểm điểm phổ quát định kỳ (UPR), Việt Nam đã đồng ý thực hiện nhiều kiến nghị về quyền con người, kể cả việc đảm bảo một môi trường “thuận lợi”, “thân thiện” và “an toàn” cho người bảo vệ nhân quyền và các tổ chức dân sự. Trong một tuyên bố kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết rằng Việt Nam “kiên định theo đuổi chính sách bảo đảm thực thi đầy đủ các quyền cơ bản và tự do cho mỗi công dân.”
Ngoài các cuộc tấn công bạo lực, nhiều người bảo vệ nhân quyền và bất đồng chính kiến vẫn còn ở trong tù sau khi bị kết án trong phiên xét xử không công bằng với những điều luật mơ hồ của Bộ luật Hình sự. Nhiều nhà hoạt động và blogger đang bị tạm giam chờ xét xử, trong đó có blogger Nguyễn Hữu Vinh (Anh BaSam) và trợ lý của ông Nguyễn Thị Minh Thúy, cựu tù nhân lương tâm Trần Anh Kim, và blogger Nguyễn Đình Ngọc (Nguyễn Ngọc Già).
Những điều luật nghiêm khắc thường bị lạm dụng để truy tố các nhà hoạt động vẫn được giữ lại trong Bộ luật Hình sự sửa đổi gần đây, được thông qua vào cuối tháng mười một và có hiệu lực từ ngày 01 tháng bảy năm 2016. Quốc hội đang xem xét một dự thảo luật về hội đó có nhiều quy định rất hạn chế và can thiệp không phù hợp với các nghĩa vụ của Việt Nam để bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do lập hội.