Việt Nam Thời Báo

VNTB – Người dân mất đất trong dự án xây dựng mở rộng sân bay Cát Bi

Hàn Giang (VNTB) Theo những ghi nhận của Việt Nam Thời Báo thì năm 2016 vừa qua, dự án xây dựng mở rộng sân bay Cát Bi, Hải Phòng đã hoàn thành. Và cũng trong năm 2016, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Quyết định 1395/QĐ-BGTVT công nhận sân bay Cát Bi chính thức là sân bay quốc tế. Có thể nói đây là tin vui đối với các ban, ngành chức năng ở Hải Phòng nhưng có điều, đằng sau đó lại là nỗi bức xúc, là nỗi buồn của những hộ gia đình bị cưỡng chế đất để phục vụ dự án mà dư luận ít được biết đến …

Chị Nguyễn Thị Huyền, người mặc áo vàng cầm biểu ngữ. Ảnh: Facebook Nguyễn Huyền Nguyên CB
Người dân mất đất trong dự án xây dựng mở rộng sân bay Cát Bi

Theo Việt Nam Thời Báo tìm hiểu thì hiện nay có 05 hộ gia đình trước đây đã từng làm đơn khiếu nại gửi đến các cấp chính quyền ở thành phố Hải Phòng, Bộ Quốc phòng, Tổng Thanh tra Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc đất đai làm ăn, sinh sống của gia đình đã bị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lấy để phục vụ cho dự án xây dựng mở rộng sân bay quốc tế Cát Bi. 05 hộ gia đình này là: 1/ ông Vũ Đức Ninh (SN 1954. Địa chỉ: Số 3D95 B22- Cát Bi-Hải An- Hải Phòng); 2/ Nguyễn Thị Huyền (SN 1974. Địa chỉ: 16/57/66 Nguyễn Tường Loan- Lê Chân- Hải Phòng); 3/ Nguyễn Trọng Thao (SN 1967. Địa chỉ: An Trang- An Đồng-An Dương- Hải Phòng); 4/ Nguyễn Thị Tươi (SN 1957. Đại chỉ: Khu Lương Khê 5- Tràng Cát-Hải An- Haỉ Phòng); 5/ Nguyễn Thị Loan (SN 1968. Địa chỉ: Khu Lương Khê 7- Tràng Cát- An Hải- Hải Phòng).

Báo chí Nhà nước Việt Nam thông tin vào năm 2014, UBND quận Hải An từng đưa phương án sẽ dùng biện pháp cưỡng chế để thu hồi đất đối với 05 hộ gia đình không chịu di dời khỏi khu vực quy hoạch, không nhận tiền hỗ trợ, có những phản ứng tiêu cực khiến tiến độ thi công dự án xây dựng mở rộng sân bay Cát Bi bị kéo lùi.

Báo chí Nhà nước Việt Nam cũng cho biết dự án xây dựng mở rộng sân bay Cát Bi là dự án trọng điểm Quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với quy mô khu bay gồm đường cất cánh và hạ cánh mới dài hơn 3000m, rộng 45m, dải bảo hiểm rộng 50m. Dự án có tổng vốn đầu tư 3600 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2015. Toàn bộ khu đất thu hồi phục vụ quy hoạch dự án là khu đất Quốc phòng do Sư đoàn 371 (Quân chung phòng không-không quân) và một số đơn vị quân đội khác quản lý. Trước thời điểm có dự án là vào năm 2013 thì khoảng những năm 1990 sư đoàn 371 đã tiến hành ký hợp đồng liên kết với 32 hộ dân để sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên diện tích khoảng 1 triệu m2 của sư đoàn 371. Khi có dự án xây dựng mở rộng sân bay Cát Bi, báo chí nhà nước Việt Nam phản ánh là có 27 hộ gia đình ký hợp đồng liên kết nhận tiền hỗ trợ, bàn giao mặt bằng cho quận Hải An và còn 05 hộ gia đình là không. Có thể 05 hộ gia đình này chính là 05 hộ gia đình mà Việt Nam Thời Báo nhắc đến ở trên.

Việt Nam Thời Báo liên lạc với hộ gia đình bà Nguyễn Thị Huyền thì được biết gia đình bà mất khoảng 23.383m2 đất trong dự ánxây dựng mở rộng sân bay Cát Bi, đây là đất người dân khai hoangmua bán, trao đổi với nhau. Cũng theo bà Huyền, diện tích đất của gia đình có được là do một hộ gia đình bán lại với nguồn gốc ban đầu là khai hoang từ những năm 1980-1982 nhưng hộ gia đình này sau đó có người chồng bệnh tật, còn người vợ mất nên không làm gì trên diện tích đất ấy nên vào những tháng cuối năm 2012, đã bán cho hộ gia đình bà Huyền. Sau khi mua xong toàn bộ diện tích đất, hộ gia đình bà Huyền đã bỏ vốn ra đầu tư toàn bộ trở lại để chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đến tháng 03/2013, bắt đầu có dự án xây dựng mở rộng sân bay Cát Bi. Bà Huyền chia sẻ tiếp:

Năm 2007 thành phố Hải Phòng cấp bìa đỏ cho Quân đội. Chính vì việc cấp bìa đỏ này, chưa bồi thường lẫn hỗ trợ cho dân nhưng người ta viện vào đất của Quân đội nên thu hồi đất của chúng tôi và tài sản trên đất mà không làm việc với chúng tôi, người ta làm việc toàn bộ với Quân đội trực thuộc sư đoàn 371. Lúc này chúng tôi cũng đã làm đơn, ban đầu thì làm đơn đề nghị rồi đơn khiếu nại gửi đi khắp nơi mà không cơ quan nào giải quyết cả. Trong quá trình theo đơn, chúng tôi theo đơn từ năm 2013, nhưng lúc này chúng tôi chưa nắm được luật và vẫn cứ đi theo những luật sư tư vấn làm đơn. Quận Hải An và Quân đội người ta không giải quyết đơn, người ta không xem xét và tìm mọi cách đàn áp chúng tôi.

Cuối năm 2013, được sự giúp đỡ của một người dân thì hộ gia đình bà Huyền nắm bắt được việc người dân khai hoang đất ở khu vực này là đất của dân chứ không phải đất của Quân đội. Điều này nó có liên quan đến hai Công văn là Công văn số 5847/UBND-ĐC1 do ông Bùi Bá Sơn phó chánh văn phòng UBND thành phố Hải Phòng ký và Công văn số 5894/UBND-ĐC1 do ông Lê Văn Thành phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng ký đều nói: Trên thực tế, theo hồ sơ và báo cáo của sư đoàn 371 và sư đoàn 363, quá trình hình thành đầm nuôi trồng thủy sản có từ những năm 1980, 1990, người dân đã sản xuất tại đây trước khi đất được giao cho các đơn vị quân đội và duy trì liên tục đến nay, tài sản đầu tư trên đất là có thật, đang tồn tại trên đất, khi quyết định giao đất cho các đơn vị quân đội quả lý, các hộ dân chưa được bồi thường hỗ trợ.

Hai Công văn này gửi cho sư đoàn 371 và gửi cho các sở Tài nguyên& Môi trường, ban cầu đường lẫn UBND quận Hải An. Sư đoàn 371 và 363, là hai sư đoàn trực thuộc khu đất mà các hộ gia đình khiến nại đang ở nhưng không được bồi thường, hỗ trợ. Bà Huyền chia sẻ tiếp:

Chính vì không được bồi thường hỗ trợ, chính quyền thành phố Hải Phòng làm sai thì phải sửa sai nhưng chính quyền thành phố Hải Phòng không chịu sửa sai, rất nhiều lần ra lệnh cưỡng chế chúng tôi. Tất cả các cuộc họp đối thoại với 05 hộ dân ở khu cạnh sân bay Cát Bi thì người đối đầu mạnh nhất là tôi thì người ta đều không đưa bản đồ quy hoạch sân bay. Chúng tôi có nói nếu họ đưa bản đồ quy hoạch sân bay trước năm 1980, thời đó phải do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nếu đưa được bằng chứng ấy ra thì chúng tôi sẽ về không, không đòi hỏi bất cứ cái gì nữa. Vì không đưa được ra và đến năm 2007 phía quân đội mới được thành phố Hải Phòng cấp bìa đỏ thì đây là một hình thức thành phố Hải Phòng lấy đất của chúng tôi giao cho Quân đội và Quân đội chứa chấp tài sản phi pháp khi lấy của chúng tôi

Vì lẽ này mà hộ gia đình bà Huyền cùng những hộ gia đình còn lại yêu cầu chính quyền thành phố Hải Phòng khi lấy đất xây dựng dự án thì phải bồi thường theo giá của Nhà nước. Tuy nhiên, chính quyền thành phố Hải Phòng đã không đáp ứng như nguyện vọng của các hộ dân.

Không. Về đất họ không chi trả bất cứ khoản gì thậm chí Quyết định thành phố Hải Phòng người nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ về các kinh phí khuân chuyển vật nuôi, con giống, cây trồng chúng tôi bị cắt hết. Tài sản trên đất lúc bây giờ…người ta chi trả khoản 20% thôi, còn người ta cắt hết 80%, thậm chí những chuồng trại người ta kiểm kê rồi mà người ta cũng cố tình cắt, người ta không chi vào đơn giá. Người ta bồi thường, chi trả cho mình giống như hình thức bố thí”– Lời của bà Huyền: “Tôi hiện nuôi trồng thủy sản, vừa nuôi cá, nuôi gà và nuôi ngan nói chung chăn nuôi vườn ao chuồng…”

Bà Huyền cùng các hộ dân đi gửi đơn khiếu nại nhiều nơi. Bà Huyền cũng cho biết chính quyền thành phố Hải Phòng nói chung và chính quyền quận Hải An nói riêng đã bốn lần ra lệnh cưỡng chế nhưng không cưỡng chế được cho đến ngày …

Đến ngày 29/11/2014, họ bắt đưa tôi vào tù với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”, đồng thời khi bắt tôi vào tù thì họ giải thể được số đất mà người ta lấy làm sân bay.”– Chia sẻ của bà Huyền.

Bà Huyền bị bắt bỏ tù 6 tháng. Chứng kiến cảnh công an ở quận Hải An bắt bớ bà Huyền có hộ gia đình ông Nguyễn Trọng Thao. Hộ gia đình ông Thao cũng là một trong những hộ khiếu nại khi bị chính quyền lấy đất phục vụ cho dự án xây dựng mở rộng sân bay Cát Bi.

Gia đình tôi mất trên 40.000m2 đất. Trên mảnh đất đấy gia đình chúng tôi xây dựng mấy ngôi nhà để sinh sống mà họ đền bù cộng luôn khoản hỗ trợ về sau được Tổng số là 723 triệu đồng.”

Theo ông Thao chia sẻ với Việt Nam Thời Báo thì vào cuối năm 1993, lúc bấy giờ vợ chồng ông Thao mới cưới nhau đã bỏ ra khoảng chừng 65 cây vàng để mua khu đất mà người dân đã khai hoang nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình sản xuất, gia đình ông Thao và số hộ gia đình khác do không nắm rõ luật pháp, cứ ai đến thu thuế thì mọi người đóng. Sư doàn 371 đã ra những hợp đồng cho các hộ gia đình thuê lại diện tích đất mà chính các hộ này đang làm.

Một số người dân chưa nắm rõ luật đã ký vào những hợp đồng như thế, những hợp đồng này không có hiệu lực và chỉ nghiêng về một phía bên chính quyền mà thôi. Đến năm 2007, khi nhà nước có chủ trương thu hồi những khu đất cạnh sân bay Cát Bi để làm dự án mở rộng và nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế.”- Lời của ông Thao.

Tháng 02/2013, nhân cơ hội đấy họ cho đây là đất quốc phòng thì người ta không bồi thường, người ta chỉ hỗ trợ một tí phần tài sản trên đất, riêng về đất thì không bồi thường.”

Hộ gia đình ông Thao cũng như hộ gia đình bà Huyền đã quyết định đi khiếu nại do việc đền bù không thỏa đáng. Ông Thao nói:

Bấy giờ gia đình tôi bán hết nhà cửa đầu tư vào đấy không phải là ít tiền, trong khi đó người ta trả tiền cho mình mang tính chất hỗ trợ mà như bố thí cho mình được bao nhiêu biết bấy nhiêu, không được quyền đòi hỏi này kia, không đúng pháp luật, không công bằng nên xảy ra việc khiếu nại.

Ông Thao và bà Huyền cho biết hiện vẫn đang bức xúc ,việc khiếu nại khiếu kiện của các hộ gia đình từ năm 2013 đến giờ mà chính quyền các cấp ở Hải Phòng vẫn chưa giải quyết lại dùng đủ mọi biện pháp các loại để xử lý./.

Tin bài liên quan:

VNTB- Oan khốc tại Bình Dương: Đình chỉ điều tra bị can nhưng không chứng nhận oan sai

Phan Thanh Hung

VNTB – Nghệ An: Linh mục Đặng Hữu Nam bị đấu tố dữ dội…!

Phan Thanh Hung

VNTB – Bị triệt phá kinh tế vì bày tỏ quan điểm cá nhân, bức xúc vấn nạn xã hội

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo