Thái Hoá Lộc
(VNTB) – Lòng yêu nước kiểu Mỹ là một khái niệm phức tạp.
Trong vài thập niên gần đây, người tỵ nạn Việt Nam trong khi chọn nước Mỹ là quê hương và yêu nước Mỹ như một tổ quốc thứ hai của mình. Họ yêu nước Mỹ và phụng sự nước Mỹ ngay cả sự hy sinh của mạng sống. Nhưng những gì đã và đang xảy ra trong các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp làm cho số đông hoang mang và hoài nghi về lòng NGƯỜI MỸ YÊU NƯỚC.
Lòng yêu nước kiểu Mỹ là một khái niệm phức tạp. Các lãnh đạo của Mỹ cũng có những quan điểm rất khác nhau. Cựu tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt cho rằng: “Yêu nước là giúp nước. Điều này không có nghĩa là ủng hộ tổng thống này hay quan chức kia … Yêu nước là ủng hộ tổng thống, hay quan chức đó, bằng đúng mức mà ông ta đã giúp nước. Sẽ là không yêu nước nếu không phản đối ông ta, cũng ở mức mà ông ta đã tỏ ra thiếu năng lực hoặc thiếu trách nhiệm trong giúp nước. Trong mọi trường hợp, sẽ là không yêu nước nếu không nói sự thật, cho dù nó liên quan đến tổng thống hay ai đi chăng nữa”.
Một trong những người có công dựng nước của Hoa Kỳ là Thomas Jefferson “mặc định”: “Mọi thứ đều đổi thay, trừ những quyền con người, là vốn có và không thể tước đoạt được”. “Cha đỡ đầu” của trào lưu tân bảo thủ Barry Goldwater từ những năm 1960 khẳng định: “Một chính phủ đủ lớn để cho các bạn tất cả những gì các bạn muốn là một chính phủ đủ mạnh để lấy lại tất cả những gì của các bạn mà nó muốn”. Để so sánh, có thể dẫn nhà tư tưởng, chính khách thời Phục hưng, Edmund Burke – người sáng lập ra chủ nghĩa bảo thủ: “Tất cả những gì cần thiết để bảo đảm cho chiến thắng của cái ác là những người tốt nhưng vô dụng”.
Các công trình nghiên cứu của hãng Harris Interactive tiến hành ở phương Tây cho thấy người Mỹ có cảm giác tự hào mình là người Mỹ hơn cảm giác tương tự ở các nước châu Âu. Ngay sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, có tới 96% người Mỹ tuyên bố họ “tự hào”, hoặc rất tự hào là người Mỹ, số liệu của năm 2009 là 95%. Các công trình nghiên cứu của hãng Harris Interactive tiến hành ở phương Tây cho thấy người Mỹ có cảm giác tự hào mình là người Mỹ hơn cảm giác tương tự ở các nước châu Âu. Ngay sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, có tới 96% người Mỹ tuyên bố họ “tự hào”, hoặc rất tự hào là người Mỹ, số liệu của năm 2009 là 95%. Cứ mười người Mỹ thì có chín người cảm thấy tự hào khi nghe thấy giai điệu của quốc ca.
Các quốc hiệu được người Mỹ coi trọng nhất là (thứ tự từ cao xuống thấp): quốc kỳ, tượng thần tự do, quốc ca, tượng thần Tự do, đại bàng đầu trắng trên quốc huy, Tòa Bạch Ốc, và bài hát Chúa trời phù hộ nước Mỹ, vẫn theo điều tra và nghiên cứu trên của Hãng Harris Interactive.
Nghiên cứu của Hãng Ipsos-Reid cho thấy cứ ba người Mỹ thì một người thường xuyên kiểm tra mã số mã vạch của mặt hàng để xác định xuất xứ. Người Mỹ càng nhiều tuổi hơn, càng kiểm tra kỹ hơn. Trong đó, có 54% công dân Mỹ sẵn lòng mua hàng đắt nhưng có mác “made in USA” hơn là mua hàng của nước khác. 63% người Mỹ trẻ tuổi chỉ nhăm nhăm xem giá, rẻ hơn là mua, bất kể sản xuất ở nước nào. 62 % người Mỹ cao niên chấp nhận trả giá cao để ủng hộ các nhà sản xuất quốc nội.
Trong sách “Lòng yêu nước, chính trị và cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ 1988”, các tác giả đã sử dụng hệ phương pháp Q ( phân tích nhân tố trên nghiên cứu quan điểm của cộng đồng) để xác định các thể loại của lòng yêu nước. Theo đó, có thể phân chia lòng yêu nước của người Mỹ thành năm thể loại:
1. Yêu nước không có yếu tố thần tượng hoá;
2. Yêu nước qua những biểu tượng – như chào cờ, hát quốc ca, cũng gọi là lòng yêu nước chính thống, theo nghi thức mà chính phủ phổ cập cho công dân;
3. Yêu nước theo bản năng, đến từ lòng yêu thiên nhiên nơi mình sinh ra;
4. Lòng yêu nước kiểu tư bản.
5. Chủ nghĩa dân tộc (một dạng biến thể của thể loại thứ 2).
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc. Trong bài diễn văn nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 45 đã khẳng định điều này: “Buổi lễ hôm nay có ý nghĩa rất đặc biệt. Bởi vì hôm nay, chúng ta không chỉ đơn thuần chuyển giao quyền lực từ một chính quyền sang chính quyền khác hay từ một đảng này sang đảng khác.
Chúng ta đang chuyển giao quyền lực từ Washington DC và đưa nó trở lại với các bạn – người dân của chúng ta…Tầng lớp lãnh đạo bảo vệ chính họ chứ không phải người dân. Chiến thắng của họ không phải là chiến thắng của các bạn. Trong khi họ sung sướng ăn mừng tại thủ đô thì những gia đình đang gặp khó khăn trên khắp đất nước không có điều gì để vui mừng.
Tất cả điều đó sẽ thay đổi ngay tại đây và ngay bây giờ. Bởi vì thời điểm này là thời điểm của các bạn. Nó thuộc về các bạn Khi nước Mỹ đoàn kết, sẽ không ai có thể cản bước được nước Mỹ. Chúng ta sẽ không tiếp tục chấp nhận những chính trị gia chỉ biết nói mà không làm, không ngừng than phiền nhưng chẳng bao giờ làm gì để cải thiện nó.Thời của những lời nói suông đã qua rồi. Giờ là thời khắc của hành động.
Đừng cho phép bất cứ ai nói với bạn rằng việc đó không thể thực hiện được. Không có thách thức nào có thể so bì được với lòng nhiệt huyết, ý chí và tinh thần chiến đấu của Mỹ. Chúng ta sẽ không thất bại. Đất nước chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng trở lại…” Lòng yêu nước không có chỗ cho định kiến.
Bài phát biểu của cựu TT Donald Trump không thể nói là một nhà lãnh đạo không yêu nước, vì ông đặt quyền lợi của người dân, quyền lợi của quốc gia làm mục tiêu tối thượng. Có lẽ, với một chính trị gia, điều quan trọng nhất là con đường mà họ theo đuổi. Đảng nào lãnh đạo chính quyền không quan trọng. Quan trọng là Chính phủ có được người dân kiểm soát hay không. Khi người dân mở lòng bằng tình yêu nước, sẽ không còn chỗ cho định kiến.
Một sự kiện mới nhất trong tuần lễ vừa qua, một nghi phạm bị bắt vì rò rỉ tài liệu quân sự mật của Ngũ Giác Đài được cho là người yêu nước nhưng nghi ngờ về tương lai của nước Mỹ! Vào rạng sáng nay 14.4 (theo giờ Việt Nam), Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ Jack Teixeira, một thành viên 21 tuổi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Mỹ, về vụ rò rỉ các tài liệu mật khiến Washington và các đồng minh trên khắp thế giới bối rối, theo Reuters.
Teixeira bị bắt tại nhà của nghi phạm ở thị trấn Dighton tiểu bang Massachusetts. Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho hay Teixeira bị bắt vì “liên quan đến cuộc điều tra về cáo buộc loại bỏ, lưu giữ và truyền trái phép thông tin quốc phòng mật”. Teixeira đã đăng những bức ảnh nói trên lên Discord, một nền tảng trò chuyện phổ biến với các game thủ, theo The Washington Post dẫn một số nguồn tin.
Một số thành viên của Discord đã cho The Washington Post xem video Teixeira hét lên những lời nói tục tĩu mang tính phân biệt chủng tộc và bài Do Thái trước khi bắn một khẩu súng trường. Trong một cuộc phỏng vấn, một người bạn của Teixeira đã mô tả Teixeira là người yêu nước, theo chủ nghĩa tự do, quan tâm đến súng và nghi ngờ về tương lai của nước Mỹ, theo The Washington Post. Người bạn cho biết đã gặp Teixeira trước năm 2020 trên một máy chủ Discord chủ yếu tập trung vào súng và chính trị tự do. Những người trên máy chủ đã đồng ý không bao giờ chia sẻ tài liệu ra bên ngoài, vì việc đó có thể gây hại cho lợi ích của Mỹ.
Tuy nhiên, một thành viên của máy chủ cuối cùng đã chia sẻ tài liệu mật trên một máy chủ khác, dẫn đến những tài liệu đó bị lan truyền trên internet. Người bạn khẳng định Teixeira không tìm cách phá hoại an ninh quốc gia mà hy vọng sẽ dạy cho các thành viên chủ yếu là trẻ tuổi trên máy chủ “một cái nhìn tốt hơn về vấn đề theo cách anh ấy biết”. “Anh ấy yêu nước Mỹ nhưng đơn giản là không cảm thấy tin tưởng vào tương lai của đất nước. Cuối cùng, anh ấy sẽ đứng về phía đất nước này hơn bất kỳ nước nào khác”, người bạn khẳng định, theo The Washington Post.
Vẫn theo tổ chức chuyên thăm dò ý kiến của Hoa Kỳ, người dân thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong những năm gần đây trở nên ít tự hào về đất nước của mình hơn, mà Gallup cho là phản chiếu từ “sự chia rẽ chính trị ngày càng sâu sắc và sự bế tắc của các đảng ở Washington, cũng như những thách thức ở tầm quốc gia liên quan đến các mối quan hệ chủng tộc, các chính sách về COVID-19 và lạm phát.”. Xu hướng giảm sút niềm tự hào dân tộc thể hiện lòng yêu nước của người dân Mỹ có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, nhưng với niềm tin của người tỵ nạn đã được đất nước này cưu mang; chúng ta không mất đi hy vọng về một sự thay đổi cho một nước Mỹ tốt đẹp hơn.