Cả 5 người đều vào Việt Nam với thị thực du lịch.
Người Trung Quốc vào Việt Nam như chốn không người
Theo hồ sơ, 3 trong số người này nhập cảnh vào Việt Nam ngày 25/2. Tuy nhiên, sau đó lại vào khu vực khai thác quặng sắt ở mỏ Đại Sơn (thôn Phú Mậu, xã Hương Phú) để nhận mẫu phẩm quặng đưa đi khảo sát, đánh giá chất lượng nhằm thu mua.
Một công trình tại Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc phụ trách. |
Hai người còn lại thì từ tháng 3 dến nay đến làm việc tại Công ty CP thủy điện Thượng Lộ (Nam Đông) với công việc là chuyên gia giám sát lắp máy theo hợp đồng giữa công ty này với Công ty hữu hạn cổ phần thủy điện Vân Hà – Trùng Khánh (Trung Quốc).
Tình trạng người Trung Quốc vào với thị thực du lịch sau đó hành nghề lậu tại Việt Nam mà cơ quan chức năng không nhận biết sớm là một vấn đề đã tồn tại từ lâu.
Năm 2012, 7 người Trung Quốc dựng bè nuôi cá lậu trên vịnh Vũng Rô (Phú Yên), Cam Ranh (Khánh Hòa). Đáng chú ý là cơ quan quản lý Nhà nước địa phương về người nước ngoài là Sở LĐ-TB-XH của tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa lại không nhận biết, trong khi vùng Vũng Rô và Cam Ranh là hai địa điểm đặc biệt nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Chưa kể những người Trung Quốc dựng bè nuôi cá lại không hề có không có thị thực thương mại, không có giấy phép lao động.
Và sự việc này cũng do chính báo chí khui mở nên, thay vì đến từ sự quản lý của chính quyền sở tại.
Năm 2014, tại khu kinh tế Vũng Áng –Formosa, có hơn 3.000 lao động TQ không có phép đang làm việc tại. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở LĐTB-XH Hà Tĩnh cho biết, họ không nắm được số lượng lao động TQ trên địa bàn là bao nhiêu và đá trách nhiệm này sang BQL khu kinh tế.
Tham ô địa phương dẫn đến bao che, dung túng?
Lâu nay, dư luận vẫn đặt câu hỏi về tình trạng quản lý không nghiêm đối với người nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt đối với người Trung Quốc.
Phải chăng tình trạng không quản nổi hay buông lỏng quản lý lao động Trung Quốc chính là vì chính quyền địa phương ở trong tình trạng “ngậm miệng ăn tiền”, khiến cho luật pháp bị chính cơ quan thừa hành pháp luật du di?
Trong vụ việc người Trung Quốc nuôi cá bè lậu tại khu vực vịnh Cam Ranh. Ông Đào Văn Hòa, Chủ tịch UBND TP Cam Ranh khi đó đã trả lời báo chí là có nhận biết về việc người Trung Quốc nuôi cá lậu trên Cam Ranh, nhưng lại không giải thích được vì sao lại không xử lý. Trong khi báo giới lúc đó (Pháp Luật Tp.HCM) ghi nhận thông tin người dân cho biết, những người Trung Quốc nuôi cá lậu trên vịnh đều quen biết với cán bộ địa phương nên được “ưu ái”.
Còn đối với nhóm lao động người Việt Nam và Trung Quốc khai thác trái phép quặng tại khu vực xã Hương Phú. Khi Thanh tra Sở Thừa-Thiên-Huế tìm đến thì dù hiện trạng vùng đồi núi khoảng 2000m2 đã bị các đối tượng (Trung Quốc, Việt Nam) san hạ với độ sâu trung bình 2m nhưng Sở lại không nhận được báo cáo nào của huyện Nam Đông về việc có lao động người Trung Quốc tham gia khai thác quặng. Đồng thời, ông Ngô Văn Chiến – Chủ tịch UBND huyện Nam Đông biện bạch rằng “không có ai làm đường, làm xá” và “không có lao động nào người Trung Quốc tham gia khai thác tại thời điểm đoàn liên ngành của huyện kiểm tra, những người Trung Quốc này chỉ đến xem”.
Trong lần trả lời phỏng vấn BBC về vấn đề “lao động Trung Quốc”, GS Trần Ngọc Thêm – Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng thuộc ĐHQG TP. Hồ Chí Minh từng đặt vấn đề: “Phải chăng có những cán bộ địa phương nào đó hám lợi đã nhận thù lao, khoản phần trăm gì đó của những người Trung Quốc có liên quan để rồi đưa lao động phổ thông ấy vào, hàng nghìn người, hạng vạn người không thể nào là lao động kỹ thuật và lao động phổ thông thì chúng ta đang thừa?
“Như vậy tôi cho rằng chúng ta (Việt Nam) phải rà lại chính mình, xem lại cách quản lý vấn đề tham nhũng ở tất cả mọi cấp, vấn đề nhận hối lộ ở tất cả mọi cấp.”