VNTB – Người Việt có “nghĩ nhiều” về ĐH XII?

Thạch Lam Trần (VNTB/ Channel News Asia) Sau Đại hội Đảng XII, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã trở nên mờ nhạt trong người Việt, đặc biệt là người Việt trẻ.


Lần bầu chọn lãnh đạo cấp cao cho nhiệm kỳ 5 năm tới phủ đầy hình ảnh, tin tức trên phương tiện truyền thông nhà nước lẫn xã hội, khắp mọi tuyến đường là những băng rôn, áp phích tuyên truyền…
Tuy nhiên, con đường XHCN theo đánh giá của nhiều người Việt là “đẹp” nhưng không thể tin được. 
“Chủ nghĩa xã hội là một lý tưởng đẹp, nhưng trong quá trình thực hiện, người ta đã tìm nhận ra nó xa rời thực tế,” nhà xã hội học và cựu thành viên Quốc hội, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho biết.
Trong bài phát biểu trong ĐH XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, niềm tin và đảng và nhà nước của người dân đã giảm sút do bị ảnh hưởng bởi tham nhũng…
Việt Nam đứng thứ 112/168 quốc gia theo bảng xếp hạn của tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2015, trong đó nổi bật là tham nhũng khu vực công.
Bẫy thu nhập trung bình
Lần ĐH này, ĐCS cần phải “biện minh” cho sự tồn tại của chính mình hơn bao giờ hết, theo luật sư và chuyên gia Việt Nam Oliver Massmann.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã làm rất tốt trong công cuộc giảm nghèo và nâng cao mức sống 30 năm qua. Tuy nhiên, Massmann cho biết, đất nước này đang rơi vào sự trì trệ từ năm 2010, liên quan đến cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình.”
“Không có nhiều chuỗi giá trị gia tăng trong nước. Hệ thống giáo dục kém hiệu quả. Giới trẻ Việt Nam nhận thức được điều đó, và họ có phần bất mãn.”
½ trong số 91 triệu dân của Việt Nam, đang ở độ tuổi dưới 30.
“Nếu dân số này được giáo dục cao hơn,” Massmann cảnh báo, “những ngày của Đảng Cộng sản được đánh số.”
Dân chủ lẩn khuất
Bầu cử dân chủ đang diễn ra khắp khu vực trong những tháng gần đây, tuy nhiên ở Việt Nam – nó hoàn toàn vắng bóng, Giáo sư Thuyết nói.
Người Việt Nam nhìn sang Myanmar – nơi diễn ra cuộc bầu cử công bằng sau nhiều thập kỷ. Nó trái với quá trình bầu cử của 1.510 ĐBQH Việt Nam.
“Tôi muốn Việt Nam giống như các nước khác, nhưng có vẻ quá khó”, Đạt – một sinh viên 21 tuổi cho hay.
Các quan chức được bầu quá già và giới trẻ dường như không có cơ hội để nắm quyền lãnh đạo, Đạt nói thêm.
200 ủy viên trung ương gần đây có độ tuổi trung bình là 53.
Nhiều người được bầu chọn, nhiều lãnh đạo lên nắm quyền, tuy nhiên đối với Chi, 24 tuổi và là một người làm dịch vụ trang điểm, cô không ý thức được về họ [lãnh đạo], về cuộc sống riêng tư của giới chính trị gia.
“Chúng tôi chỉ biết một số nhà lãnh đạo lớn như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp,” cô nói.
Không giống như Quyên và Đạt, Chi không từ bỏ hy vọng rằng Việt Nam bằng cách nào đó sẽ có một tương lai chính trị khác hiện tại.
“Sẽ đến một thời điểm khi những người già nghỉ hưu thì sẽ có những người mới với tầm nhìn khác lên, và họ có thể thay đổi mọi thứ”, Chi vừa nói, vừa nhìn ra hồ Trúc Bạch.
“Vâng, đó là những gì tôi mong đợi.”

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)