VNTB – Nguyễn Phú Trọng sẽ có được đồng minh trong truyện của nhà văn Dickens

VNTB – Nguyễn Phú Trọng sẽ có được đồng minh trong truyện của nhà văn Dickens

Anh Khoa dịch

 

(VNTB) – Tầm nhìn chính trị của Tổng bí thư được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa đạo đức của thế ký 19.

 

Tác giả: David Hutt

 

 

Bên ngoài cửa sổ, khi tôi viết, tuyết đang rơi, rải trắng trên mặt đất, tôi sợ rằng tuyết sẽ không còn cho đến ngày 25. Giáng sinh đang đến gần và theo lẽ tự nhiên, ở nhà tôi đọc mỗi ngày một chương của cuốn sách cũ  “A Christmas Carol”- Hồn ma đêm Giáng Sinh. Đồng thời, tôi cũng đang đọc, ít vui hơn, bản dịch các bài phát biểu và bài viết của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Đôi lúc, tôi phải tự nhắc mình đang đọc cuốn sách nào. Có điều gì đó đậm chất Dickens về ông Trọng: một hồn ma Giáng sinh trong quá khứ, hiện tại và tương lai, tất cả được gói gọn trong một người, mắng mỏ những bộ máy ương ngạnh của mình về lòng tham, tính thất thường và thái độ thiếu quan tâm của họ.

Người ta tưởng tượng giấc mơ của Trọng là một buổi sáng các đồng chí cộng sản của ông thức dậy – giống như Scrooge vào ngày Giáng sinh, kêu lên: “Tôi nhẹ như lông hồng, tôi hạnh phúc như thiên thần, tôi vui vẻ như một nam sinh. Tôi choáng váng như một người say rượu” – và rút lại những hành động vô đạo đức trước đây và dâng hiến lòng bác ái và chủ nghĩa gia trưởng tối đa đối với người nghèo.

Quả thực, tham vọng của Trọng đối với ĐCSVN không khác gì chủ nghĩa đạo đức của Dicken. Ông ngụ ý rằng việc của những người quyền lực và giàu có là sống cuộc sống giản dị, chính trực và hưởng lương như nhau cũng như phân phát cho người nghèo. (“Tôi sẽ tôn vinh Chủ nghĩa Cộng sản trong lòng và cố gắng giữ suốt cả năm. Tôi sẽ không quên những bài học mà ông đã dạy,” họ có thể tuyên bố như vậy.) Đừng bao giờ nghi ngờ rằng người nghèo có quyền tự do và tự chủ của riêng để nắm quyền kiểm soát hệ thống chính trị hoặc kinh tế cho riêng mình, do đó không cần sự can thiệp của một nhà hảo tâm nhân từ. Không, không, đó là nghĩa vụ của giới quý tộc.

Chiến dịch chống tham nhũng “lò đốt” vĩ đại của Trọng là một câu chuyện về chủ nghĩa đạo đức: cuộc sống giản dị, không tham nhũng của tầng lớp quý tộc chính trị và thường dân hài lòng. ĐCSVN trở thành Scrooge đổi mới: tôn thờ cấp dưới; bị danh dự ám ảnh chứ không phải sự giàu có; và niềm đam mê của người dân bình thường, ít nhất là vào một số thời điểm trong năm. Trong khi đó, người Việt Nam trở thành Bob Cratchits và Tiny Tims: ngưỡng mộ những người giỏi hơn; bằng lòng với việc được tăng lương hàng năm và tham dự một bữa tiệc hàng năm; làm việc quá sức nhưng hạnh phúc khi có việc làm.

Không chỉ với “A Christmas Carol”; tất cả tiểu thuyết của Charles Dickens đều có một chủ đề chung: Nếu tử tế với người thì người sẽ tử tế lại. Hệ thống chính trị hay kinh tế không bao giờ sai. Cũng không bao giờ là vấn đề của quyền lực vô trách nhiệm. Thật vậy, theo Dickens, ngay cả khi các hệ thống được thay đổi, nếu không đi đôi với việc thay đổi bản chất con người thì không bao giờ đạt được điều gì cả. Ví như đọc quyển “A Tale Of Two Cities”,  người ta chỉ có thể rút ra quan điểm rằng các cuộc cách mạng chỉ thành công trong việc nuốt chửng chính mình. Hãy chú ý đến những gì George Orwell đã nói trong bài tiểu luận dài của ông về Dickens, về tư duy mang hơi hướng thời Victoria này:

Do đó, hai quan điểm luôn vững vàng. Một là, làm thế nào có thể cải thiện bản chất con người cho đến khi thay đổi được hệ thống? Mặt khác, việc thay đổi hệ thống trước khi cải thiện bản chất con người có ích lợi gì? Chúng thu hút những người khác nhau và có thể chúng có xu hướng thay đổi vào thời điểm nào đó. Nhà đạo đức và nhà cách mạng không ngừng phá hoại lẫn nhau. Marx đã cho nổ hàng trăm tấn thuốc nổ dưới lập trường đạo đức, và chúng ta vẫn đang sống trong dư âm của vụ tai nạn khủng khiếp đó. Nhưng, ở nơi này hay nơi khác, các chiến sĩ đặc công đang hoạt động và thuốc nổ mới đang được cài đặt để thổi bay Marx lên mặt trăng. Khi đó, Marx, hoặc ai đó giống như ông, sẽ quay trở lại với nhiều thuốc nổ hơn, và quá trình cứ thế tiếp tục, cho đến một kết thúc mà chúng ta chưa thể đoán trước được. Vấn đề trọng tâm – là làm thế nào để ngăn chặn việc lạm dụng quyền lực – vẫn chưa được giải quyết.

Thật hấp dẫn khi nói rằng Trọng, một nhà ý thức hệ tận tụy, xem điều này có tính chất biện chứng hơn Orwell. Hồ Chí Minh lẫn Che Guevera không phải là nhà tư tưởng Marxist vĩ đại, nhưng hai thành trì của chủ nghĩa xã hội những năm sáu mươi đã tạo dựng nên là một loại đạo đức bẩm sinh cho chủ nghĩa xã hội. Orwell đã lưu ý là Marx không có hứng thú với loại đạo đức đó. Trong khi Lê Duẩn và những người khác đang tiếp tục thành lập nhà nước Bắc Việt, Hồ Chí Minh, mặc dù hơi phức tạp, đã tái khẳng định ý tưởng rằng việc hành động như một người xã hội chủ nghĩa cũng quan trọng như việc suy nghĩ như một người xã hội chủ nghĩa. (Ông ấy sẽ không bao giờ nói rõ ràng về điều này như Che Guevara, người đã tìm cách tạo ra một “Con người Mới” theo hình ảnh của chính mình.) Tất nhiên, Hồ Chí Minh cũng suy nghĩ như một nhà xã hội chủ nghĩa, mặc dù, như đã lưu ý, ông ấy bị cho là không muốn tham gia. tính độc đáo. Nhưng chính đạo đức của ông đã được ĐCSVN tôn sùng vào những năm 1990 khi đưa ra khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là vì tất cả những người cộng sản vào thời điểm đó đều thấy rõ rằng rất ít người trong xã hội muốn tiếp tục suy nghĩ như những người theo chủ nghĩa xã hội.

Đừng nghĩ đó là “Tư tưởng Hồ Chí Minh” hay  là “Hành vi Hồ Chí Minh”. Hãy đọc Tạp chí Cộng sản để biết và cách ứng xử trong cuộc đời Bác Hồ được nhắc đến nhiều nhất: lối sống khiêm tốn; giao tiếp trực tiếp với người dân; vì nhân dân phục vụ; và ghét những ai tích cóp của cải làm giàu. Tập trung vào ý tưởng rằng một con người xã hội chủ nghĩa thực sự phải là người được quần chúng ngưỡng mộ.

Người ta có thể hoài nghi và nói rằng cuộc thập tự chinh về đạo đức của Trọng chỉ là một trò lừa bịp. Tham nhũng đã vượt khỏi tầm kiểm soát vào giữa những năm 2010 do hệ thống chính trị cộng sản độc đảng, trong khi mọi mối quan tâm về ý thức hệ hay giá trị đều đang biến mất trong Đảng. Là một người cộng sản tận tụy và không muốn phá bỏ hệ thống để sửa chữa sự mục nát, Trọng đã nghĩ ra một giải pháp thay thế: nâng cao đạo đức của những người phụ trách hệ thống. Trích lời Orwell một lần nữa: “Một ‘sự thay đổi trái tim’ trên thực tế là bằng chứng ngoại phạm của những người không muốn gây nguy hiểm cho hiện trạng.”

Điều đó lẽ ra rõ ràng như cách Trọng tiến hành chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng điều đó không có nghĩa là Trọng hoài nghi hay đã nghĩ ra một cách đơn giản để thanh trừng đối thủ và nắm giữ quyền lực. Nói cách khác, Trọng và các nhà đạo đức trong ĐCSVN thực sự hết lòng tin tưởng vào dự án của họ, và họ không thấy rằng có sự khác biệt giữa cách nhìn thế giới theo chủ nghĩa thể chế và chủ nghĩa đạo đức.

Quả thực, chủ nghĩa đạo đức là một phần di sản của Đảng Cộng sản cũng như chủ nghĩa duy vật lịch sử, do Hồ Chí Minh sáng lập. Ông Hồ tin rằng hai quan điểm này bổ sung cho nhau. Muốn hiểu sao thì tuỳ. Nhưng với tôi, chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở Việt Nam không những hấp dẫn về mặt trí tuệ nhiều hơn mà còn cho thấy những gì đang xảy ra ở Việt Nam ngày nay có tính chất phổ quát. Quả thực, một nhà đạo đức học thời Victoria như Dickens có thể đã trở thành một đồng minh tốt cho Trọng.

_____________

Nguồn: The diplomat – Nguyen Phu Trong Would Find An Ally In Dickens

(*) Charles Dickens: Nhà văn hiện thực người Anh trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nổi tiếng với những truyện cho thiếu nhi


 




CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)