Việt Nam Thời Báo

VNTB- Nhật Bản là lý do thực sự khiến Hoa Kỳ thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam

Michael Peck, The National Interest, ngày 25/03/2017

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

(VNTB) – Nếu chính quyền thực dân Pháp không bị hạ bệ bởi Nhật Bản, và nếu thủ đô của Pháp có thể cung cấp nhiều ngân sách cho Đông Nam Á thì có lẽ chiến thắng của Việt Minh có thể đã bị trì hoãn hoặc thậm chí dừng lại…

        Nhật Bản đảo chính Pháp và chiếm đóng Đông Dương

Vào tháng 3 năm 1945, và chỉ năm tháng trước khi đầu hàng quân Đồng minh, Nhật Bản đã làm một điều với những hậu quả nặng nề: chinh phục Việt Nam – và cuối cùng là lôi kéo Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh mà lần đầu tiên Washington phải chịu thất bại.

Chính xác, Nhật Bản đã không xâm lược Việt Nam khi chúng ta hình dung về Việt Nam ngày nay. Nó chiếm Đông Dương thuộc Pháp, khu vực Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào, mà Pháp đã chinh phục dưới tên Đế quốc Pháp.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa hè năm 1940, sau khi Pháp đầu hàng Đức. Tuy nhiên, trong khi nước Pháp nằm dưới ách thống trị của Đức Quốc xã, thì thuộc địa của Pháp ở châu Phi và châu Á vẫn còn dưới chính quyền Vichy France, được bảo vệ khỏi Hitler bởi các đại dương và Hải quân Hoàng gia Anh tuần tra trên đó.

Tuy nhiên, Pháp đã có một kẻ thù khác: đế chế Nhật Bản. Chỉ vài ngày sau khi Pháp đầu hàng, chính quyền thực dân của Đông Dương đã nhận được yêu cầu từ Nhật Bản: đóng cửa tuyến đường sắt chạy từ cảng Hải Phỏng của Việt Nam đến miền nam Trung Quốc, qua đó các nguồn cung cấp của Mỹ được đưa cho quân đội Trung Quốc đang chiến đấu với quân Nhật Bản.

Với chỉ bảy mươi nghìn quân, mười năm máy bay chiến đấu hiện đại và một số ít xe tăng, Đông Dương thuộc Pháp không có khả năng từ chối. Nhưng với một quyết định có thể nhờ vào việc đã chiến đấu với người Đức, Pháp đã từ chối tuân thủ. Nhật Bản đã đáp trả bằng một cuộc xâm lược đổ bộ nhanh chóng nhưng bạo lực, được hậu thuẫn bởi các tàu chiến và máy bay khiến quân đội Pháp thiệt một nghìn quân. Vào cuối tháng 9, Pháp đã đồng ý cho phép Nhật Bản triển khai vài nghìn quân và máy bay trên các sân bay ở Đông Dương (từ một trong các sân bày này mà các máy bay ném bom của Nhật đã đánh chìm các thiết giáp hạm Anh tên là Prince of Wales và Repulse vào ngày 10 tháng 12 năm 1941).

Tháng 7 năm 1941, Nhật Bản chiếm đóng phần còn lại của Đông Dương, một sai lầm chết người dẫn đến lệnh cấm vận của Mỹ, rồi dẫn tới cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Những gì đã xảy ra là một trường hợp mỉa mai của đế quốc cai trị đế quốc, như Nhật Bản đã kiểm soát hiệu quả Đông Dương trong khi vẫn cho phép chính quyền Pháp kiểm soát người Việt Nam.

Nhập một cái tên mà người Mỹ sẽ sớm hoặc là chế nhạo hoặc cổ vũ. Hồ Chí Minh rời khỏi những chủ nhà Trung Quốc cộng sản để dẫn dắt Việt Minh, một phong trào đòi độc lập mà công sản chỉ là một bộ phận trong đó. Sự chiếm đóng của Nhật Bản đã làm cho Việt Minh nhận được sự ủng hộ rộng rãi vì nó phản đối cả Pháp và Nhật. Vào năm 1945, Văn phòng Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ – tiền thân của CIA-thậm chí đã cử một nhóm vào Đông Dương làm việc với Việt Minh, và Hồ Chí Minh được đề nghị cung cấp thông tin tình báo cho người Mỹ.

Đông Dương vẫn là khu vực lầy lội ở Thái Bình Dương cho đến tháng 3 năm 1945, khi Nhật Bản chấm dứt chế độ bù nhìn của Pháp. Đế quốc của họ đang khó khăn và lo ngại rằng người Pháp có thể nổi dậy, và do vậy phía Nhật đã bất ngờ tấn công lôi quân Pháp.

Đối với Nhật Bản, cuộc tấn công không có ý nghĩa gì. Đất nước Mặt Trời Mọc sẽ chỉ tồn tại năm tháng sau trong ánh chớp của bom nguyên tử. Tuy nhiên, như một nhà ngoại giao Pháp sau đó đã nói, “Nhật Bản đã phá hủy một chế độ thực dân đã tồn tại được tám mươi năm”.

Khi Nhật đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, Việt Minh thế chỗ. Theo ông Bernard Fall, nhà sử học nổi tiếng nhất của cuộc chiến tranh Đông Dương, quân du kích Hồ Chí Minh đã không đạt được nhiều thành công.

Ngay sau đó, “du kích quốc gia” chỉ quan tâm đến việc trục xuất cả đế quốc Nhật và Pháp khỏi quê hương của mình, nhưng “Việt Minh” đã có được một danh tiếng vượt xa những thành tựu quân sự của họ. Các lực lượng này, theo các nguồn tin của Đồng Minh, chỉ giới hạn trong cuộc tấn công của một viên chức nhỏ ở Nhật Bản tại khu nghỉ mát Tam Đảo. Nhưng thực tế vẫn là, sau sự sụp đổ của Pháp, Việt Minh là phong trào ủng hộ đồng minh duy nhất ở trong nước và là nhóm duy nhất tiếp quản quốc gia. Dưới sự đào tạo của cộng sản họ đã có một sự khởi đầu không thể tin nổi khi các nhóm chủ nghĩa dân tộc nhỏ bé còn đang tranh cãi về các chi tiết trong khi Cộng sản đang chiếm toàn bộ đất nước dưới mũi họ.
Trong khi Việt Minh và các nhà cách mạng khác chiếm đóng các thành phố lớn như Sàigòn, quân đội Anh đổ bộ xuống Đông Dương vào tháng 9 năm 1945. Anh đã trang bị một số lính Pháp bị bắt giữ bởi người Nhật – và thậm chí giữ quân Nhật trang bị để kiểm soát người bản địa. Các cuộc đụng độ lẻ tẻ nổ ra giữa Anh và Việt Minh, với sự thất bại nặng nề của Việt Minh, lực lượng Pháp lại tái khẳng định chế độ thuộc địa. Đến tháng 3 năm 1946, người Anh rời đi và người Pháp đang trong cuộc chiến tranh mở với Cộng sản.

Trong 20 năm sau đó, Đông Nam Á đã bị lôi kéo vào cuộc chiến. Pháp đã tiến hành một chiến dịch dài và đẫm máu chống lại Việt Minh, kết thúc vào tháng 5 năm 1954 với sự đầu hàng của Pháp tại Điện Biên Phủ. Năm 1965, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Nam Việt Nam, khởi đầu cuộc chiến tranh đau đớn nhất nước Mỹ.

Tuy nhiên câu hỏi vẫn còn đó: điều gì sẽ xảy ra nếu Nhật Bản chưa bao giờ chiếm Đông Đông thuộc Pháp vào năm 1940? Câu trả lời tốt nhất là Nhật Bản chỉ đẩy nhanh quá trình mà chắc chắn là không thể tránh khỏi. Đến năm 1939, chủ nghĩa thực dân châu Âu đã phai mờ, khi các phong trào độc lập như Việt Minh và Gandhi ở Ấn Độ bùng nổ. Hai câu hỏi lớn hơn là: Nếu Pháp không bị chinh phục và tàn phá bởi Đức quốc xã, làm suy yếu uy tín của Pháp và sức mạnh quân sự? Và nếu Trung Quốc không trở thành nước cộng sản, và không trở thành nguồn cung cấp vũ khí, cố vấn và lương thực cho Việt Minh?

Mặt khác, Hoa Kỳ đã thoát khỏi Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Pháp và Việt Minh. Điều cuối cùng dẫn đến việc quân đội Mỹ xâm nhập vào rừng ẩm ướt là thực tế Pháp rút lui và Nam Việt Nam không thể sống sót một mình chống lại Cộng sản. Nếu chính quyền thực dân Pháp không bị hạ bệ bởi Nhật Bản, và nếu thủ đô của Pháp có thể cung cấp nhiều ngân sách cho Đông Nam Á thì có lẽ chiến thắng của Việt Minh có thể đã bị trì hoãn hoặc thậm chí dừng lại (hoặc có lẽ một phong trào độc lập không phải của cộng sản có thể có nắm lấy quyền lực).

Sau đó Mỹ có thể không cảm thấy cần phải chiến đấu ở Việt Nam chút nào.

———————–

Michael Peck là một cây viết thường xuyên của The National Interest.

Tin bài liên quan:

VNTB- Việt Nam không đủ vốn để phát triển

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam: Tăng cường đàn áp với việc kết án sáu người trong tám ngày

Phan Thanh Hung

VNTB- Việt Nam: Đàn áp nhân quyền trong phong trào bảo vệ môi trường liên quan đến Formosa

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.