Thái Thịnh (VNTB) Vào hôm thứ Ba, Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở gần vùng biển tranh chấp giữa cả hai quốc gia tại Biển Hoa Đông, lo ngại rằng cuộc tập trận của Trung Quốc có thể khai thác giàn khoan tại vị trí thăm dò này để mở rộng vào lãnh thổ Nhật Bản, theo Reuters in Tokyo.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản có thêm lý do để xem xét chính sách quốc phòng nước mình sau khi các thành viên hiếu chiến của đảng cầm quyền phàn nàn rằng dự thảo ban đầu quá mềm trước Trung Quốc, một quan chức của Bộ cho biết.
Trung Quốc tiếp tục thăm dò ở Biển Hoa Đông cách đây hai năm, Báo cáo quốc phòng hàng năm của Nhật Bản cho biết. Trong năm 2012, Chính phủ Nhật đã chọc giận Bắc Kinh khi mua một chuỗi đảo tranh chấp đó. Trước đó, Bắc Kinh đã giảm bớt hoạt động theo một thỏa thuận với Nhật Bản để cùng phát triển nguồn tài nguyên dưới đáy biển tại khu vực tranh chấp.
“Chúng tôi đã xác nhận rằng Trung Quốc đang xây dựng giàn khoan thăm dò mới và chúng ta lặp lại sự phản đối và kêu gọi Trung Quốc dừng ngay hành động đơn phương của mình lại,” Bộ Quốc phòng cho biết.
Các cơ sở thăm dò khí đốt nằm gần giới tuyến trên biển mà Nhật Bản đề xuất nằm giữa Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mỗi nước.
Tokyo lo ngại rằng giàn khoan này có thể lấn đường trung tuyến và Trung Quốc sẽ sử dụng nó như trạm radar hoặc trạm điều hành máy bay không người lái nhằm giám sát chuỗi đảo tranh chấp, được gọi là Senkaku với Nhật Bản và Điếu Ngư với Trung Quốc.
Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao Trung Quốc chưa bình luận gì với báo cáo của Nhật Bản.
Bản báo cáo không tiết lộ chi tiết địa điểm hoặc số dàn khoan được xây dựng bởi Trung Quốc.
Báo cáo dài 500 trang, được phê duyệt bởi Thủ tướng Shinzo Abe, cũng bình luận về tranh chấp Biển Đông, nơi Nhật Bản và các nước khác đã chỉ trích dự án cải tạo đất của Trung Quốc như một mối đe dọa cho an ninh khu vực.
Lần đầu tiên, báo cáo bao gồm các hình ảnh vệ tinh một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.
“Trung Quốc đang tăng tốc cải tạo đất trên bảy rạn san hô ở quần đảo Trường Sa và một số đã được xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường băng và bến cảng. Nó gây một mối quan tâm đối với cộng đồng quốc tế, ” báo cáo cho biết.
Trung Quốc tuyên bố 90% trong số 3,5 triệu km vuông Biển Đông là thuộc chủ quyền của mình, chồng lấn vùng tuyên bố chủ quyền của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Nhật Bản không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nhưng lo ngại sự hình thành các căn cứ quân sự của Trung Quốc tại khu vực. Nơi có 5 nghìn tỷ USD thương mại đi qua mỗi năm, trong đó phần nhiều xuất phát và tiếp nhận bởi Nhật Bản.
Trung Quốc biện mình rằng, công trình xây dựng của mình ở Biển Đông sẽ được sử dụng để bảo vệ tự do hàng hải cũng như cung cấp các dịch vụ dân sự khác (cứu hộ hàng hải) có lợi cho các nước khác.
Nhật Bản và Philippines đã tiến hành hai cuộc tập trận hải quân chung trong và xung quanh Biển Đông. Trong tháng sáu, Thủ tướng Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết họ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán, theo đó, Nhật Bản sử dụng các căn cứ của Philippines.
Nhật Bản cũng cho biết nước này có thể bắt đầu tuần tra ở Biển Đông. Trung Quốc phản ứng lại, cho đó là sự can thiệp.