Việt Nam Thời Báo

VNTB – Những ánh nến trong não trạng u mê

 

Diễm Thi

(VNTB) – ‘Lòng ta biết thế, mà không buồn sao?’, câu chuyện mà nhà hoạt động Phạm Đoan Trang chia sẻ trong ngày 17/12 trên Facebook cá nhân là một trong số rất nhiều câu chuyện ‘Có những niềm riêng, làm sao nói hết’.



Đã ‘hoạt động’ thì phải đánh đổi, dù hoạt động cách mạng như các ông/cha/anh thời xưa hay là ‘hoạt động nhân quyền’ như ngày hôm nay.

Nguyên lý tự do, công lý, nhân phẩm con người không phải là món quà được ban phát bởi giai cấp hay hệ thống chính quyền cai trị. Nó là kết quả của sự đấu tranh không ngừng, và không mệt mỏi.

Bất kỳ một chuyển biến tốt nào trong xã hội liên quan đến nguyên lý trên đến từ nhận thức xã hội, mà cốt lõi thúc đẩy chính là các nhà hoạt động xã hội.

Trong thời kỳ trăng tối trăng sáng, những nhà hoạt động hiện diện như một ngọn đuối lập loè trong đêm, cố gắng giữ lấy cái ánh sáng lý tưởng đó trước giông bão cường quyền.

Thế nhưng, giông bão cường quyền chỉ là một phần, giông bão đến từ những não trạng u mê chính là cơn giông bão thực sự to lớn nhất khiến những nhà hoạt động cảm giác được sự cô đơn.

Năm 1945, khi ông Hồ (Chủ tịch nước Dân chủ Việt Nam cộng hoà) giải quyết “giặc”, thì cùng với giặc đói, còn có “giặc dốt”.

Giặc dốt là ý thức không theo kịp hoàn cảnh thực tại, chỉ lo trước mắt không lo lâu dài, và quan trọng chính là dựa hơi vào cường quyền và cho đó là chân lý bất diệt.

Khi những nhà hoạt động xã hội lên tiếng vì ô nhiễm môi trường không khí, môi trường biển, và cây xanh thì sau tiếng phát súng chỉ trích, phán xét, áp đặt từ phía chính quyền, thì những hội cờ đỏ, nhiều những cá nhân đỏ đã lên tiếng mạt sát, đòi bắt giam, đánh đập và treo cổ những người lên tiếng cho chính tương lai của họ và con cháu của họ.

Não trạng u mê đó khiến họ cho phép gán ghép mọi động thái đi ngược lại với nhà nước, dù biểu hiện ôn hoà bằng phản biện thì cũng bị cho là ‘rác rưởi, phản động, dâm chủ, rân chủ’.

Xã hội càng tồn tại nhiều não trạng như thế chứng tỏ chính sách ngu dân thông qua tuyên truyền đã có hiệu quả.

Và một xã hội mà đa số con người với não trạng như vậy là một xã hội đang chết lâm sàng trước phát triển.

Điều mâu thuẫn là những người được hưởng thành quả của sự đấu tranh lại từng chửi và tiếng tục mạt sát những nhà vận động.

Khi đi dưới tán lá xanh, nếu không có những người bất chấp sự theo dõi, câu lưu của an ninh, cùng nhau xuống đường ôn hoà thì liệu hiện nay còn bao nhiêu tán lá xanh, và đề án 6.700 đã khiến ngân sách nhà nước thất thu bao nhiêu tỷ đồng?

Đó là câu hỏi chưa được quá nhiều não trạng đặt ra, họ cho đó là điều tất nhiên và nghiễm nhiên coi đó là chính sách đứng đắn của đảng/ nhà nước.

Cái thô bỉ và đớn hèn của não trạng u mê đó thể hiện một cách kệch cỡm như vậy. Đến mức, cảnh báo bụi mịn từ các nhà hoạt động xã hội còn được não trạng u mê cho đó là ‘sương mù’ và khuyến khích người dân ra đường tập thể dục để đánh tan ‘luận điệu xuyên tạc của phản động’.

Não trạng u mê đó chỉ im lặng khi có cảnh báo từ chính Bộ Y tế về ô nhiễm không khí tăng cao, và lảng tránh thông tin về số ca bệnh về đường hô hấp tăng cao tại các bệnh viện ở Hà Nội được đưa ra bởi báo chính thống.

Nhà hoạt động thì sao?

Khi xã hội không thấu hiểu, họ bị cường quyền tước đoạt nhân phẩm, công lý và tự do.

Bao nhiêu người đã đặt thanh xuân tươi đẹp nhất của đời người vào trong 8 lao tù như cô gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn?

Bao nhiêu người đặt thời gian học hành quý báu, trong độ tuổi đương thì thanh niên trong nhà tù như Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc?

Bao nhiêu người đặt tình cảm thiêng liêng gia đình để cất lên quyền lên tiếng biểu đạt, để rồi gia đình bị ngăn cách bởi song sắt lao tù như Nguyễn Ngọc Ánh?

Và bao nhiêu người gác lại chấp nhận lao tù để đòi bằng được công lý thực thi như Trần Huỳnh Duy Thức?

Và bao người chấp nhận ly tán gia đình, bị đánh đập, mạt sát nhân phẩm.

Tất cả chỉ để đổi lấy ‘thẻ xanh, mỹ kim’?

Tiền bạc nào, thẻ xanh nào có thể đổi được nỗi trống rỗng khi ly hương, tuổi thanh xuân, sự nghiệp và học hành?

Cái quan điểm thối tha nêu trên của nhóm não trạng u mê vẫn tiếp tục là sản phẩm nhơ nhuốc, bất nhân tính của những kẻ bị ngộ nhận bản thân là ‘con người’. Những kẻ thở bởi cường quyền, nói bởi quyền quyền và mỗi hành động đều được lập trình bởi cường quyền.

Con người khác loài động vật ở điểm biết tư duy. Nhưng nếu con người từ chối tư duy (tự do, nhân phẩm, công lý) thì đó là những con vật không hơn không kém.

Và khi não trạng u mê còn nhiều trong xã hội thì những nhà hoạt động tiếp tục là những ‘ngọn nến trong đêm’, đôi lúc cô đơn và luôn tồn tại những ‘nỗi niềm riêng’.

Tin bài liên quan:

VOA – Một Liên minh Báo chí Tự do nêu ‘trường hợp khẩn cấp’ Phạm Đoan Trang

Phan Thanh Hung

HRW – Việt Nam: Hãy phóng thích blogger nổi tiếng

Phan Thanh Hung

RSF: Việt Nam trong Top 5 quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.