VNTB – Những ‘củ cà rốt’ của cách mạng …

VNTB – Những ‘củ cà rốt’ của cách mạng …

Mỹ Thuận

 

(VNTB) – Mặt trận Tổ quốc yêu cầu ‘không hứa hẹn’ với ứng viên trong bầu cử Quốc hội.

 

Trong phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chỉ đạo các thành viên “không hứa hẹn giúp đỡ, gặp gỡ, điện thoại, nhắn tin qua lại để làm việc này, việc khác” trong quá trình hiệp thương.

“Nhân sự là vấn đề nhạy cảm, ai chịu trách nhiệm đều phải làm cẩn thận”, ông Trần Thanh Mẫn nói và yêu cầu cấp dưới “hết sức cẩn trọng trong việc lưu trữ hồ sơ, văn bản, để sau này có vấn đề gì xảy ra còn chứng minh, nói có sách, mách có chứng”.

Một câu chuyện cũ mà không ít người trong cuộc vẫn còn sống liên quan yêu cầu “nói có sách, mách có chứng” liên quan hứa hẹn – câu chuyện được kể bởi nhà báo Lê Văn Nuôi:

“Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris được ký kết giữa bốn bên: Việt Nam dân chủ cộng hòa – Hoa Kỳ – Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn.

Cuối tháng 2-1973, đột ngột có một cán bộ Thành đoàn cấp trên tôi là anh Tiết Hồng Quân (Hai Sang) vào thăm tôi ở nhà tù Chí Hòa và thì thầm cho tôi biết ngoài những nội dung quan trọng là Mỹ rút quân về nước, tiến tới thành lập chính phủ liên hiệp nhiều thành phần ở Nam Việt Nam, thì còn một chuyện nữa là chuẩn bị trao trả tù binh và tù chính trị giữa hai bên tại Lộc Ninh và Quảng Trị.

Nhưng anh truyền đạt lệnh của Trung ương Cục (cơ quan chỉ huy trực tiếp cao nhất của cách mạng miền Nam) là Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi phải tìm mọi cách ở lại Sài Gòn – không đi trao trả, giữ thế hợp pháp để chuẩn bị tham gia nắm giữ Bộ Thanh niên và thể thao của chính phủ liên hiệp nhiều thành phần sắp tới.

Khi tiến hành trao đổi tù binh và tù chính trị giữa các bên tham chiến, có những sinh viên học sinh như Cao Lập, Nguyễn Tuấn Kiệt, Huỳnh Kim Báu được trao trả cho Mặt trận giải phóng; tôi và một số sinh viên học sinh bị đày ra nhà tù Côn Đảo.

Riêng anh Huỳnh Tấn Mẫm, chính quyền Sài Gòn cũng vờ đưa đi trao trả nhưng lại không trao cho Mặt trận giải phóng ở Lộc Ninh mà đưa đi giam vòng vòng ở các ty chiêu hồi và phao tin là anh Mẫm đã “chiêu hồi” (không chịu đi trao trả và ở lại cộng tác với chính quyền Sài Gòn).

Đến ngày 29-4-1975, khi ông Dương Văn Minh nhậm chức tổng thống thì tư lệnh cảnh sát quốc gia – luật sư Triệu Quốc Mạnh vừa lên nắm quyền đã ra lệnh trả tự do cho Huỳnh Tấn Mẫm, bà luật gia Ngô Bá Thành và nhiều nhân sĩ, trí thức, sinh viên học sinh đang bị giam cầm trong các nhà tù Sài Gòn…”.

Sau tháng 4-1975, những thế hệ sinh viên từng là tù chính trị, không ai được chính quyền miền Bắc trọng dụng, nói chi tới lời hứa hẹn: Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Văn Nuôi phải tìm mọi cách ở lại Sài Gòn – không đi trao trả, giữ thế hợp pháp để chuẩn bị tham gia nắm giữ Bộ Thanh niên và thể thao của chính phủ liên hiệp nhiều thành phần sắp tới.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)