Việt Nam Thời Báo

VNTB – Những điều trông thấy (bài 2)

 

 

Nhóm phóng viên VNTB

 

“HỒ Sơ Y Chờ”

 

(VNTB) – Hiện tại chị Y Chờ đang ở với các con tại một căn nhà tạm tỉnh Kon Tum trong hoàn cảnh khó khăn.

 

Chị Y Chờ sắc tộc Gié Triêng, quốc tịch Việt Nam. Địa chỉ hiện nay tại Buôn.. , Xã .., Huyện Đak Grai, Tỉnh Kon Tum, được người môi giới tên Nguyễn Gia Luân thuộc  Công ty Tammat tại  Hà Nội mời chào đi xuất khẩu lao động làm người giúp việc nhà tại Ả Rập Xê-út.

Tiền hỗ trợ: Công ty hứa hỗ trợ 30 triệu, nhưng sau khi chị Y Chờ đã bay sang Ả rập, được khoảng hơn 20 ngày thì chị gọi điện thoại hỏi con gái ở nhà liệu đã nhận được tiền hỗ trợ hay chưa? Y Trinh con gái chị nói chưa nhận được, nên chị đã liên lạc với ông Gia Luân để đưa tiền hỗ trợ cho con chị. Ông Gia Luân gửi số tiền 22 triệu cho con gái Y Trinh của chị sau khi đã trừ các khoản chi phí theo học của chị tại công ty. 

Quá trình xuất khẩu lao động

Ngày rời khỏi nhà: Đầu tháng 3 năm 2019. 

Thời gian đào tạo: khoảng 25 ngày (vì bệnh tật và phải về quê nên không tham gia học hết tất cả các khóa học với tổng số 45 ngày). 

Giấy tờ: Tài xế bảo chị, “Có người làm hộ chiếu và hình như họ gửi ông xe thồ làm cho chị, chị không biết gì hết luôn. Chị hỏi ông Gia Luân liệu ăn ở trong công ty lúc theo học thì có cần đóng phí không nhưng ông môi giới bảo… ‘không chị ơi vì công ty nó lo hết rồi”.

Trong quá trình học, chị chỉ học mấy ngày thôi, chứ không học hết. Người dậy chị học tên Thương không chu toàn, chị muốn nghe cô dậy  nói tiếng Ả Rập như “ăn cơm” cũng chẳng bao giờ nghe”’. Cô giáo dạy ngôn ngữ mà không nghe cô nói tiếng Ả rập, ngay cả tiếng “chào”, như thế nào cũng chẳng bao giờ nghe. Cô không nói gì hết mà cũng không cho mình nghe một thứ gì liên quan đến tiếng Arabic của họ thế nào luôn. Thế thì làm giáo viên làm gì nhỉ? Tới nước Ả rập rồi chị mới tìm hiểu dần dần chút chút’.

Không biết Công ty tuyển dụng ở quốc gia tiếp nhận

Tên công ty: Không biết

Địa chỉ: Không biết

Tên người hữu trách: Không biết

Ngày 23 tháng 4 năm 2019, chị được người môi giới, ông Luân, đưa ra phi trường để bay sang Ả rập xê út làm việc nhà. Hợp đồng chị ký với chủ ở Ả rập có thời hạn hai năm, công ty nhắc chị nếu phá hợp đồng thì chị sẽ phải đền tiền, nhưng chị lại không hỏi giá tiền đền hợp đồng là bao nhiêu. Toàn bộ chi phí làm giấy tờ và vé máy bay đều do công ty trả. Chị nói thêm, “Chắc họ trừ tiền đi xe, chị không mất gì hết. Hộ chiếu họ cũng mua, chị cũng không biết luôn. Trước khi ra sân bay, họ thuê nhà trọ cho chị ở Kontum nghỉ ngơi để chị chuẩn bị tới Hà Nội”. 

Trong làng của chị, chị nói, chỉ một chị đi, và lúc đi cũng không ai biết.

Phục vụ 2 gia đình một lúc  

Khi sang Ả rập chị làm việc cho cùng 2 chủ khác nhau một lúc. Người chủ thứ nhất là gia đình chị ký hợp đồng, chị làm được cho nhà họ hai tháng, được trả lương đầy đủ và được đối xử tốt, và làm đúng thời gian, giờ giấc. Gia đình thứ hai là nhà mẹ của bà chủ; hai nhà cách nhau 30 phút đi xe cho nên chị quyết định đổi chủ vì lượng công việc và thành niên viên trong nhà rất nhiều, chị phải phục vụ cho hai gia đình là hơn 20 người, nên chị quyết định nghỉ. Chị Chờ nói, nếu hai nhà này gần nhau thì chị có thể đã ở lại làm cho họ mà không cần đổi chủ. Chị không biết hay nhớ tên của người chủ này. Họ và tên của họ rất khó nhớ.

Bị quỵt tiền công

Sau khi xin nghỉ làm cho chủ thứ nhất chị tới văn phòng tuyển dụng của người Ả rập và chị không biết tên của ông chủ văn phòng này là gì, và làm việc một tháng cho ông chủ văn phòng mà không được trả lương. Người đàn ông này bảo chị phải có chủ mới nhận vào làm thì ông ta mới trả tiền, nhưng sau khi chị được người chủ mới nhận vào làm thì ông ta vẫn không trả lương cho chị mặc dù chị nhiều lần đòi tiền lương từ ông ta. 

Bị chủ hắt hủi, đối xử bất công

Người chủ thứ hai, cô con gái của nhà chủ tên Ashma còn lại chị đều không biết họ là ai cả. Gia đình gồm bốn người con trai và một trong bốn người con trai làm cảnh sát. Nhờ tìm trên mạng chị mới có được người chủ mướn thứ hai này. Khi nhìn thấy một bài đăng lên Facebook của một ôsin người Việt cho biết chủ của cô ấy đang tìm người giúp việc thì chị liên lạc với cô này để được vào làm. Trong lúc làm việc cho nhà chủ này chị không được họ đối xử tốt, không được ăn ngủ đầy đủ và phải làm việc quá sức. Nhiều lần chị bị bệnh mà không làm việc được thì bị họ chửi mắng, không cho nghỉ ngơi, đến nổi chị đi nhà vệ sinh còn bị ngã; chị có xin nghỉ không làm trong lúc bệnh thì bà chủ bảo chị nếu không làm thì ra ngoài ngủ nên chị vẫn phải làm. Bà chủ bắt chị làm việc lúc đang bị bệnh, chị nói tôi không làm việc được, xin hãy cho tôi nghỉ hai ngày để dưỡng bệnh, giờ tôi đang bị chảy máu nhiều quá. Chị nghỉ hai ngày máu không ra nữa, cho nên bữa sau chị làm việc lại, sau khi làm việc lại thì chị lại bị chảy máu. Chị xin nghỉ tiếp nhưng bà chủ bảo chị: ‘nếu không làm thì mày đi đâu mày sống kệ mày’. Bà ta bảo, ‘mày ra công ty mà ở đi, đi bệnh viện ở đi’. Chị nói: ‘tôi tới đâu để ở được’, Chị có nhờ bà Thái Hà nói chuyện với chủ xin cho chị nghỉ phép dưỡng bệnh, nhưng mà chủ không cho chị nghỉ việc mà cứ bắt chị làm việc. Chị quen biết bà Thái Hà trên Facebook và thấy bà này thường đăng bài về hoạt động cứu giúp người này, người kia của bà ta.

Công ty và người môi giới Nguyễn Gia Luân làm ngơ.

Sau khi hết hợp đồng làm việc mà chủ vẫn không mua vé cho về, chị đã gọi điện thoại cho công ty nhiều lần, nhưng không nhận được sự quan tâm, hỏi thăm hay giúp đỡ của công ty. Khi gọi điện thoại không được, chị chọn cách nhắn tin nhưng không thấy họ trả lời các câu hỏi mà chị thắc mắc. Nhiều cuộc gọi và tin nhắn của chị bị công ty và ông môi giới Nguyên Gia Luân làm ngơ.

Gian truân

Lúc chủ đuổi chị đi, chị bảo bà chủ trả tiền lương, hộ chiếu, và quần áo cho chị, nhưng họ chẳng trả gì cả, họ còn phá hết đồ của chị. Quần áo họ cũng không cho mang theo, thuốc họ mua cho chị, chị mới uống được ba ngày, họ cũng không cho lấy. Trước khi chị ra khỏi nhà, họ xóa hết danh bạ, các tin nhắn trên Zalo, Facebook không cho liên lạc với ai; khi chị đi ra ngoài thì gặp hai thanh niên người Ả rập. Chị nhờ hai người này báo cảnh sát để cảnh sát tới đón giúp chị và đưa chị tới lãnh sự quán Việt Nam, một trong hai thanh niên này đưa cho chị 16 Riyal nói chị nhìn ‘mệt mỏi quá’. Sau đó thì hai thanh niên người Ả rập đọc tên những người làm việc ở Ả rập cho chị, có cả tên Nguyễn Quốc Khánh [tại tòa đại sứ] làm việc và nói ông ta làm từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều, 13 giờ chiều đến 21 giờ tối; ngày lễ nghỉ là thứ 6 thứ 7 và chủ nhật. Một thanh niên đọc số điện thoại của ông Khánh cho chị và nói ‘chút nữa tôi gọi cho người Việt Nam để giúp bạn’. Sau đó người này đưa cho chị một ly chè, rồi đưa chị tới tiệm tạp hóa của nó bán hàng. Người thanh niên hỏi chị, chủ bạn không tốt à, mà đuổi bạn đi vậy? Ở nhà người này chưa được 10 phút thì anh ta gọi cho hai người thanh niên khác tới, anh ta bảo có hai thanh niên tới quán của anh ta để đón chị. Anh ta bảo người này là những người tốt và họ sẽ đưa chị tới đồn cảnh sát. Chị khóc vì sợ; và anh ta bảo đây 50 Riyal này để mua sim gọi điện thoại cho người Việt Nam, nhưng trong lúc ngồi xe thì anh ta giựt mất cái sim và nói không cần nữa. Sau đó những người này chở chị đi qua con đường mà chị thấy rất lạ, chị thấy nguy hiểm, đường đi không có nhà ai mà lại là bãi rác… và trong lúc ngồi trong xe họ gọi điện thoại cho con trai bà chủ của chị, chị biết họ gọi cho con bà chủ vì khi nghe con bà chủ nói chuyện chị nghe được giọng của anh ta; chị hỏi tại sao lại gọi cho con bà chủ? Nhưng họ không trả lời. Sau đó chị nói họ cho chị xuống xe, nhưng họ cố khóa cửa lại, cho nên chị đã lấy dép đập vào kính xe của họ thì lúc đó họ mới thả chị ở bãi rác. Sau khi thả chị xuống xe những thanh niên này còn ngồi trong xe nhìn chị để xem chị sẽ đi đâu.

Sau đó có một xe hơi cũ đi ngang qua và hỏi chị đi đâu, nhưng chị không trả lời vì chị sợ. Rồi chị vừa đi vừa khóc. Sau khi thấy một cặp vợ chồng già khác họ cho chị đi nhờ và chở chị về thì chị mới dám về. Cặp vợ chồng này hỏi thăm chị và chị nói với họ chị bị chủ đuổi đi và chị muốn tới đồn cảnh sát. 10 phút sau khi tới nhà, thì có một người cảnh sát tới, và ông ta trông giống con trai của bà chủ và mặc đồng phục như con trai bà chủ. Sau đó vị cảnh sát này xét kiểm tra vali của chị, hỏi chị có tiền không? Chị bảo không có; nhưng chị có 3000 Riyal bỏ trong túi băng vệ sinh cho nên ông ta không thấy. Lúc lục soát đồ, ông ta kiểm tra đồ chị không thiếu một cái gì, sau khi tìm không thấy cái gì ông ta mới cho đi, sau đó họ đưa chị tới đồn cảnh sát. Tại đồn cảnh sát chị đã gọi cho ông Luân, nhưng ông này chỉ giả bộ phản hồi bằng từ ‘alo’ rồi sau đó tắt máy và không gọi được nữa. Chị thường xuyên lên trang Facebook nhắn tin trong nhóm thì mới có sự phản hồi của ông ta, còn nhắn tin trong messenger riêng thì không thấy trả lời. 

Ngày 16 tháng 11 năm 2021, cảnh sát đưa chị tới trại Sakan; do bị bệnh phụ nữ (u nang buồng trứng) cho nên chị bị băng huyết nặng và ngủ hết hai ngày sau khi tới trại. Ngày 18 chị ra máu quá nhiều và xin mấy chị em trong trại băng vệ sinh, nhưng máu chảy không ngừng và bất thường nên họ mới đưa chị đi bệnh viện. Bệnh này làm cho cơ thể của chị gầy đi rất nhiều. Nhiều người khi biết chị bị bệnh băng huyết thì đi đồn chị và nói xấu chị quan hệ với chủ, nhưng chị không có quân hệ với chủ nào cả. 

Trắng tay, mang nợ

 ‘Chị đi không may mắn, đau ốm miết không có tiền gửi về cho các con. Trong lúc làm việc chị bị đau ốm thường xuyên cho nên không có tiền gửi về cho các con, tính từ tháng 11 tới bây giờ chị đã không làm việc và không có thu nhập và không có tiền để mua vé máy bay về’. Chị chia sẻ lúc đang ở trong trại Sakan.  

Sau đó chị lại liên lạc với công ty, nhưng vẫn bị công ty quay mặt không quan tâm thì chị mới nhờ con gái ở nhà liên lạc với người môi giới, nhắn tin cho ông ta để giúp đăng ký cho chị về. Một thời gian sau đó, ông này trả lời đã đăng ký về nước, nhưng vì bệnh dịch nên không có chuyến bay và nếu có thì sẽ liên lạc với chị và con gái chị.  Ông ta bảo phải đóng tiền cho công ty trước để công ty đăng ký về và mua vé máy bay, nhưng chị đã lên mạng và hỏi trong nhóm trên Facebook thì nhận được nhiều ý kiến phản đối chị không nên đóng tiền cho công ty, vì họ đã từng đóng tiền khoảng 35 hay 36 triệu mà hơn một năm vẫn chưa được về, cho nên chị đã không đóng.

Ngày 19 tháng 1 năm 2021, chị đóng 3350 Riyal tiền cách ly 7 ngày cho ông Khánh (không rõ ông Khánh nào) là người hay đi ra đi vào trại Sakan. Nhưng lại chưa đóng tiền vé máy bay vì không đủ tiền và tiền vé máy bay cho một người là 4500 Riyal còn nếu đóng trọn gói tổng số là 7500 Riyal.

Sáng ngày 24 tháng 1 năm 2022, chị về tới Việt Nam.Trước khi chị có quyết định được về thì ông Khánh tới trại Sakan thông báo đợt chị về chỉ có 16 người thôi, nhưng lại không có tên chị, cho nên chị hỏi. ‘Khi nào thì chị được về?’, ông Khánh bảo chắc đợt sau.  Chị nói ông ta, nếu không cho chị về thì trả lại tiền cho chị. Thấy chị buồn, nên ngày hôm sau Ngân gọi điện thoại cho ông Khánh, thì ông Khánh bảo với Ngân là chị đã có ghế về rồi. Hợp đồng chị bỏ lại ở trại Sakan, vì nghĩ khi về rồi thì sẽ không cần dùng đến. 

Ở Việt Nam, chị cách ly bảy ngày và tiền cách ly chị đã đóng ngay từ trong trại Sakan, vì không đủ tiền chi trả cho các chi phí khác nên chị phải mượn tiền của một số lao động khác như: mượn của Y Dung 3000 Riyal tiền mua vé máy bay (Y Dung không cần mua vé về vì chủ mua, cho nên mới có tiền cho chị Y Chờ mượn), chị đã trả tiền cho Y Dung nhưng còn thiếu 500,000 vnd; mượn của Y Cây 100 Riyal trị bệnh u nang buồng trứng lúc ở Sakan. Sau khi chị về Việt Nam rồi, bà Thái Hà ở Ả rập gửi cho chị khoảng 500,000 vnd cho chị mua gạo ăn, một bao khoảng 250,000 vnd.

Hiện tại chị đang ở với các con tại địa chỉ Làng …, Xã …, Huyện Đak Grai, Tỉnh Kon Tum, trong một căn nhà tạm, vì hoàn cảnh khó khăn nên chị đang cần có sự hỗ trợ về tài chính để trang trại lại cuộc sống và trị bệnh.

Qua câu chuyện của bà Y Chờ, người ta có thể thấy công ty Tammat Hà nội đã đem con bỏ chợ, người xuất khẩu lao động bị bán sang một công ty khác, sau phải tự tìm việc làm, bị chủ bóc lột, ngược đãi, tịch thu giấy tờ, bị đẩy ra đường đối diện với những nguy cơ không biết trước được. Bà Y Chờ cũng không được đại diện tòa đại sứ VN giúp đỡ đàng hoàng. Bà đã ra đi với hy vọng có một cuộc sống khá hơn. Không những phải xa gia đình, trắng tay mà còn phải trở về phải mang thân bệnh tật, mang nợ vào thân.

 

Bài 2:  Hồ sơ Y Tiênhttps://vietnamthoibao.org/vntb-nhung-dieu-trong-thay-bai-1/


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Chị Nguyễn Thị Luyến: lao động ở Jordan và 10 năm ở Thái

Do Van Tien

VNTB – Mình đã giải cứu 5 trẻ vị thành niên người H’mông bị lừa sang Campuchia như thế nào?

Do Van Tien

VNTB – Việt Nam phải làm gì để thoát khỏi hạng 3 về buôn người (Phần 3)

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo