Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nỗi thống khổ của người dân… chống tham nhũng

VNTB – Nạn tham nhũng trong hệ thống công quyền, nhất là trong lĩnh vực đất đai đang ngày càng diễn ra trầm trọng tại Việt Nam. Nó không còn là những hành vi tham nhũng rời rạc nữa mà đã có sự liên kết đi đến bao che giữa các cấp chính quyền với nhau. Sau khi đăng tải trường hợp dân oan Châu Thị Giá (Đồng Nai), khi chính quyền xử lý đầy khuất tất trong vụ tranh chấp đất đai. Thì VNTB tiếp tục nhận được đơn thư của ông Nguyễn Văn Hiên (1963) tại thôn An Phú, xã An Thịnh, Lương Tài, Bắc Ninh.

Tham nhũng rút ruột người cựu binh

Ông Nguyễn Văn Hiên (1963), là người dân sống tại thôn An Phú, xã An Thịnh (Lương Tài – Bắc Ninh). Từ khi là người lính mặt trận biên giới, đóng quân tại Đình Lập (Lạng Sơn), ông cùng đồng đội vẫn ngày đêm đau đáu một nỗi đau, khi gia đình, bà con ở quê hương vô cùng đói khổ do cơ chế tập trung quan liêu bao của đảng, nhà nước lúc bấy giờ. Hậu quả nhãn tiền của nạn tham nhũng bằng hình thức dong công phóng điểm của các HTX nông nghiệp kiểu tập trung là một ngày công lao động của bà con nông dân quê được trả bằng 0,23 kg thóc (hai lạng ba thóc tương đương với 1.400 đ bây giờ).

Dù người chiến binh Biên giới đã nhiều lần viết thư về huyện ủy Gia Lương, tỉnh ủy Hà Bắc cũ (nay đã tách thành hai huyện, hai tỉnh. Huyện của tôi thành huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh hiện nay) để phân tích nguyên nhân của việc quản lý lỏng lẻo khiến các cán bộ mặc sức tham nhũng bằng hình thức ghi khống công điểm cho người nhà, người thân để cùng ăn chia… Dẫn đến việc ngày công lao động quần quật của bà con xã viên người thực việc thực chỉ còn được chi bằng 0,23 kg thóc tại các HTX nông nghiệp, nhưng những cố gắng giành lấy sự công bằng đó đã không được hồi đáp.

Năm 1986, ông xin xuất ngũ với hy vọng sẽ giúp người dân chống lại nạn tham nhũng góp phần nâng cao đời sống cho bà con tại quê hương.

Trong quá trình đấu tranh chống nạn tham nhũng tại địa phương, ông đã tìm hiểu cũng như được chứng kiến các hành vi, thủ đoạn, tham nhũng, tiêu cực vô cùng tinh vi, trắng trợn của lớp cán bộ đảng viên sau này.

Dự toán khống công trình

Trong hơn mười năm (2003 – 2015), ông Nguyễn Văn Hiên cùng với một số người dân trong huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện một số vụ tham nhũng từ cấp thôn, cấp xã cấu kết với một số cán bộ của huyện Lương Tài bằng cách tổ chức các vụ bán đất mang tính (lừa đảo) để lập các dự án. Khi có tiền từ việc bán đất lừa đảo. Chủ đầu tư công trình đã dùng thủ đoạn lập dự toán khống, quyết toán khống trong các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng để tham nhũng.

Dự toán kinh phí đường bê-tông thôn An Trị với những số liệu cho thấy phần nào việc bòn rút ngân sách nhà nước thông qua dự toán khống

Năm 2003, bí thư chi bộ Nguyễn Xuân Hồng và Trưởng thôn (chi ủy) Nguyễn Hữu Nghị thực hiện vụ bán đất lừa đảo 2.652m2 đất, trong đó có 1.574 m3 đất của hai hộ dân đã được nhà nước cấp GCNQSDĐ với lý do để xây dựng nhà văn hóa, cụm mầm non của xã.

Cụ thể, cả hai cho tổ chức cho bán khu đất hai vụ lúa, bám mặt đường liên xã, (ngay cạnh trường học). Diện tích là 2.652m2, trong đó có 1.574m2 đất của hai hộ dân được nhà nước giao đất nông nghiệp năm 1992 – 1993 và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Diện tích trên được ông Bí thư chi bộ Nguyễn Xuân Hồng và ông Nguyễn Hữu Nghị chia thành 15 lô và bán với giá 30 triệu/lô. Ngoài số tiền thu được từ bán ruộng đất mặt đường, ông Nguyễn Hữu Nghị và Nguyễn Xuân Hồng còn cho đấu thầu 9 mẫu ruộng của các hộ dân trong thôn, thời gian là 10 năm. Tổng số tiền thu được là hơn 500 triệu đồng.

Khi có tiền bán đất, thì cả hai sử dụng thủ đoạn lập hai dự toán, thiết kế. Một để xin vốn hỗ trợ của nhà nước, một dự toán nhỏ sát thực tế để thi công. Do đó, tại công trình này, người dân cũng phát hiện dự toán cũng được lập khống cao hơn rất nhiều so với giá trị thực. Trong thi công vật liệu bị bớt xén nay công trình bị xuống cấp nghiêm trọng. Công trình đã hoàn thành và được quyết toán là 470 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Hiên, hành vi đấu giá 2652 m2 đất để xây dựng nhà văn hóa, cum mầm non An Thịnh là hành vi đấu giá đất lừa đảo. Bởi, khi giao bán đất, bí thư chi bộ Nguyễn Xuân Hồng Và trưởng thôn Nguyễn hữu nghị đều thông báo với người dân mua đất là; “việc bán đất xây dựng công trình là chủ chương của đảng, nhà nước. Đất đã được UBND huyện phê duyệt thành khu đất giãn dân. các hộ mua đất sau khi nộp đủ tiền sẽ được cấp GCNQSDĐ”

Biên bản thanh quyết toán công trình cụm màm non An Phú – nơi xảy ra quyết toán khống

Song các hộ bỏ tiền mua đất, xây nhà cao tầng hơn mười năm nay song thôn, xã ,huyện không thể cấp GCNQSDĐ cho các hộ như đã hứa vì trong 2652 m2 đất đã bán thì có tới 1574 m2 đất của hai hộ dân đã được nhà nước cấp GCNQSDĐ bị Nguyễn Xuân Hồng cho bán mà không có quyết định thu hồi. Kông có hợp đồng hiến đất của hai hộ dân đang sở hữu đất.

Ba năm sau (2006), dự án đường bê tông niên thôn An Phú tiếp tục lặp lại với thủ đoạn tương tự. Cụ thể, vào tháng 9/2005, bí thư Chi bộ Nguyễn Xuân Hồng tiếp tục cấu kết với trưởng thôn Nguyễn Cảnh Toàn đã triệu tập nhân dân thôn An Phú họp và thông báo: “Thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp về xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn vốn thực hiện từ đấu giá đất”

Văn bản quyết toán cụm mầm non An Phú đã cho thấy khống giá so với thực tế

Sau đó diện tích đất Nguyễn Xuân Hồng cho chủ chương, thực hiện đấu giá là 12.340 m2 ao thả cá và 1050 m2 đất trồng lúa, bám mặt đường liên xã. Số tiền thu được là: 700 triệu đồng để chuẩn bị cho làm đường bê tông. Và thành lập đội giám sát gồm 11 người.

Khi có tiền từ đấu giá đất, Nguyễn Xuân Hồng và trưởng thôn là ông Nguyễn Cảnh Toàn lại thông báo với người dân là: “Hiện nay nhà nước đang có chính sách hỗ trợ kinh phí 40% cho địa phương nào xây dựng các công trình công cộng”. Từ đó bí thư chi bộ và trưởng thôn lại tiếp tục cấu kết, sử dụng lại thủ đoạn khai khống như thời điểm 2003. Theo đó, Bí thư chi bộ và trưởng thôn đã thông báo với người dân : “UBND xã An Thịnh sẽ đứng ra làm chủ đầu tư, thuê vẽ hai bản thiết kế, dự toán. Một cái thật lớn để xin vốn nhà nước, một bản đúng nhu cầu thực tế để thi công”.

Và bản thiết kế dự toán khống để xin được nhiều vốn của nhà nước đã được lập khống từ 200% đến 700% so với giá trị thực đã được ra đời, bởi sự thỏa thuận giữa UBND xã An Thịnh (chủ đầu tư) và công ty Hồng Quảng (bên nhận thiết kế, dự toán).

Tuy nhiên, thay vì dùng bản thiết kế “đúng nhu cầu thực tế thi công” thì UBND xã An Thịnh lại tìm cách dùng bản thiết kế khống, dự toán khống đó để quyết toán công trình, dẫn đến một số hạng mục của công trình bị đội giá gấp nhiều lần giá trị thực, gây thất thoát lớn tiền của nhà nước và nhân dân.

Số vật liệu xây dựng đường bê tông được hợp pháp khống. Một m3 cát đen tôn nền đường có giá thực tại thờ điểm là 21.000đ/m3 nhưng đã được UBND huyện Lương Tài phê duyệt lên thành 67.580 đ/m3 (gấp 300%). 1m3 vét bùn ao, đào đất để xây tường kè chỉ có giá 8.000đ/ m3. Song cũng được chủ đầu tư thuê làm dự toán và được UBND huyện Lương Tài phê duyệt là 63.000đ/ m3 (chệch hơn 700% giá trị thực).

Trước tình trạng đó, 1/3 thành viên của ban giám sát trong số 43 công dân làm đơn khiếu nại tố cáo lên UBND huyện Lương Tài (cơ quan phê duyệt dự án), tuy nhiên thay vì điều chỉnh dự toán khống của công trình, UBND huyện lại thông báo: “Công trình đã được nhà nước (UBND huyện) phê duyệt và cấp vốn hỗ trợ 40% kinh phí thì phải thực hiện theo đúng dự toán đó, không thể làm khác được”.

Nghiêm trọng hơn, để trót lọt dự toán, quyết toán khống. Công trình đã chia thành 2 gói thầu (trái với quy định của luật đấu thầu) để chủ đầu tư không phải đưa công trình ra đấu thầu mà được phép chỉ định thầu khiến cho các hạng mục lập khống đều được giữ nguyên để quyết toán giữa bên chủ đầu tư và nhà thầu một cách dễ dàng.

Dẫn đến công trình có giá trị thực dự kiến chỉ khoảng 700 triệu đồng, đã bị đẩy thành 1.481.220.000 đồng.

Lừa đảo đất của dân

Khi kêu gọi người dân mua đất để thực hiện dự án bí thư chi bộ Nguyễn Xuân Hồng cùng trưởng thôn thông báo với người dân về việc bán đất lấy tiền làm đường là nghị quyết của Đảng và HĐND. Đất trong thôn cho bán sẽ nằm “trong khu quy hoạch dãn dân đến năm 2010 đã được UBND huyện Lương Tài phê duyệt. Các hộ mua đất sau này sẽ được cấp bìa đỏ, Tiền lệ phí khi được cấp GCNQSDĐ các hộ phải tự nộp”

Văn bản hợp đồng sử dụng ao lâu dài

Vì tin tưởng nên nhiều hộ dân đã bỏ hàng trăm triệu ra để mua đất để thôn, xã lấy tiền làm đường, song đến năm 2008 (khi các hộ bỏ tiền mua đất được tròn hai năm thì hai cơ quan có thẩm quyền là UBND xã An Thịnh (chủ đầu tư công trình) UBND huyện Lương Tài (cơ quan phê duyệt dự án) đồng loạt ra văn bản kết luận,yêu cầu: “Việc thôn An Phú cho đấu giá đất để làm đường bê tông là vi phạm pháp luật. UBND huyện yêu cầu UBND xã An Thịnh, Thôn An Phú tiến hành hủy các hợp đồng sở dụng đất ổn định nâu dài mà thôn, xã đã ký kết với các hộ mua đất. Chuyển thành hợp đồng đấu thầu có thời hạn, thời gian sử dụng không quá năm năm.

Hành vi lừa đảo này gây thiệt hại to lớn cho các hộ dân mua đất. Song người dân bị lừa đi khiếu kiện mười năm nay mà không được cơ quan có thẩm quyền nào quan tâm giải quyết.

Tiếp đó, ông Nguyễn Văn Hồng cũng tiếp tục thực hiện vụ lừa đảo thu hồi 36.000 m2 đất không bồi thường bằng cách xóa toàn bộ diện tích trên GCNQSDĐ của các hộ dân thôn An Phú năm 1999 (khu Mả Giang). Cụ thể, vào tháng 10/1993, UBND xã An Thịnh tổ chức kế hoạch giao đất nông nghiệp cho 7 thôn trong toàn xã với diện tích được giao lên đến 407.480m2. Về thôn An Phú, lại giao cho các hộ xã viên gồm 450 định xuất, mỗi định xuất được giao là 727m2. Tổng diện tích mà thôn đã giao cho các hộ xã viên và đã cấp GCNQSDĐ là 327.300 m2. Còn lại 38.300m2 tương đương với 11% diện tích thôn để làm đất công ích.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Vì muốn tăng nguồn đất công để được tự do bán, thu tiền mà không phải hỏi ý kiến của nhân dân. Nên Bí thư chi bộ Nguyễn Xuân Hồng cùng một số cán bộ thôn (thông đồng với một số cán bộ xã An Thịnh, cán bộ thuộc UBND Huyện Lương Tài) dùng thủ đoạn lợi dụng trong dịp nhà nước có chính sách cấp đổi GCNQSDĐ theo mẫu mới vào năm 1999.

Thay vì diện tích được giữ ổn định khi chuyển từ GCNQSDĐ cũ sang GCNQSDĐ mới thì người dân phát hiện toàn bộ diện tích 36.000 m2 khu (mả giang) bị xóa mất sau khi được cấp đổi GCNQSDĐ theo mẫu mới. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng này. Người dân đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo liên tục lên cơ quan có thẩm quyền là UBND tỉnh Bắc Ninh song UBND tỉnh lại chuyển đơn cho cơ quan trực tiếp vi phạm pháp luật là UBND huyện Lương Tài đứng ra giải quyết. Và UBND huyện Lương Tài lại ra văn bản rằng: “Chi bộ, Nhân dân thôn An Phú đã họp bàn ra nghị quyết,thống nhất cao, tự nguyện lấy đất khu mả giang để làm đất 5% do năm 1993 thôn đã không để quỹ đất 5% cho xã quản lý”.

Văn bản của UBND huyện Lương Tài mà ông Nguyễn Văn Hiên cho rằng, nó vu khống người dân chống tham nhũng

Hành vi vu khống trắng trợn của UBND huyện Lương Tài đã đạp lên tất cả các quy định trong luật đất đai Việt Nam tại các thời điểm. Đã quy định rằng: “Nhà nước chỉ thu hồi đất khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền. Người sử dụng đất đã được nhà nước cấp GCNQSDĐ được bồi thường khi đất bị thu hồi”

Có hay không sự bao che có hệ thống?

Với trách nhiệm và quyền công dân, ông Nguyễn Văn Hiên cùng một số người khác đã thu thập chứng cứ và làm đơn tố cáo từ năm 2006 đến nay. Điều khiến họ bất ngờ là các cấp có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo lại đùn đẩy trách nhiệm và có sự bao che khiến những người dân tích cực đi tố cáo tham nhũng vô cùng uất ức, thất vọng, mất hết lòng tin ở các cơ quan bảo vệ pháp luật.

“Sau khi thu thập đủ chứng cứ, chúng tôi làm đơn tố cáo gửi nhiều lần đến các cơ quan có thẩm quyền của Huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh song đơn của chúng tôi không được giải quyết đúng pháp luật. Gửi lên các cơ quan trung ương (T.Ư) thì cơ quan T.Ư lại trả về địa phương”, ông Nguyễn Văn Hiên bức xúc cho biết.

Thư từ ông Nguyễn Văn Hiên gửi đến nhiều tổ chức, ban ngành trong và ngoài tỉnh Bắc Ninh nhằm tố cáo tham nhũng

Như đơn thư gửi lên CA tỉnh Bắc Ninh lại được trả về CA huyện Lương Tài, rồi cơ quan này lại thuyên chuyển đơn về UBND xã An Thịnh (nơi thực hiện hành vi phạm tội) để giải quyết theo pháp luật. Tương tự ở cấp T.Ư, khi người dân gửi đơn tố cáo UBND xã – huyện Lương Tài vì thu hồi 36.000m2 đất không bồi thường cho dân,lên Cục phòng chống tham nhũng (Bộ Công An), thì đơn từ lại chuyển về huyện Lương Tài – nơi tổ chức thu hồi đất của dân để giải quyết theo thẩm quyền. Đơn thư gửi đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh, Đài phát thanh – truyền hình tỉnh, báo Bắc Ninh, Báo Thanh Tra, Báo Đại Đoàn Kết… Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Công Ngọ – Trần Văn Túy cũng bặt vô âm tín…

Cụm mầm non An Phú, nơi xảy ra dự toán khống và sự xuống cấp của công trình

Đến nay, trong những văn bản hồi đáp giải quyết tố cáo, chỉ có duy nhất văn bản số 35/TB-UBND Lương Tài (12/2008) do ông Phó chủ tịch huyện Lương Tài ký (Phạm Huy Hà) là tạm thời giải quyết sự vụ, và nó cũng chỉ thừa nhận nội dung tố cáo Chi bộ Đảng, tổ chức Mặt trận, thôn An Phú trong cuộc họp ra nghị quyết bán 11.127m2 đất ao nuôi trồng thủy sản, 1.190m2 đất trồng lúa, thu 700 triệu đồng là sai. Còn đối với nội dung tố cáo UBND xã thuê Công ty Hồng Quảng lập dự toán khống, thất thoát lên đến 315 triệu đồng thì không công nhận. Ngay cả xử lý cán bộ cũng không thực sự nghiêm túc, vì không khắc phục hậu quả cho người mua đất bị mắc lừa mà buộc chuyển đất đã mua thành đất công ích của xã.

Văn bản của UBND huyện Lương Tài thừa nhận một số nội dung tố cáo của ông Nguyễn Văn Hiên là đúng sự thật

Chính sự thờ ơ đó của T.Ư và địa phương về mặt phản hồi thông tin chống tham nhũng đã khiến cho ông và bản thân những người dân cùng đứng lên chống tham nhũng nhận thấy “sự cam go, gian khổ và không có kết quả bởi sự bao che cho tội phạm vô cùng quyết liệt của các cơ quan có thẩm quyền địa phương.”

Ông cho biết: “Trong mười năm qua chúng tôi đã gửi hàng trăm lá đơn (kèm theo bằng chứng), đi nhiều lần đến các cơ quan có thẩm quyền của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và một số cơ quan có thẩm quyền trên trung ương – cơ quan báo chí để tố giác tội phạm. Song chúng tôi chỉ nhận được sự đùn đẩy, của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, và sự vô cảm của lãnh đạo các cấp.”

Vì đi khiếu nại tố cáo nhiều năm không được quan tâm giải quyết. Có những người dân cùng đi tố cáo tham nhũng với tôi nay già yếu và mất đi khi vấn đề tham nhũng, tội phạm của cán bộ mất phẩm chất lại không hề được giải quyết thấu đáo.

Một số người đi tố cáo nhiều năm không được giải quyết, bức xúc đã cãi, chửi nhau với cán bộ giải quyết KNTC địa phương và phải chịu ngồi tù vì tội gây rối trật tự công cộng cộng và hầu như gia đình nào có người đi tố cáo tham nhũng cũng bị trù dập, trả thù.

Tâm nguyện của ông và của người dân đã đứng lên chống tham những là góp phần lên tiếng giúp bà con nhân dân quê tôi đòi lại được tài sản, ruộng đồng đã bị nhóm cán bộ, đảng viên tại địa phương tổ chức lừa đảo, cướp đoạt.

● Bài viết ghi nhận theo tinh thần đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Hiên (1963), là người dân sống tại thôn An Phú, xã An Thịnh (Lương Tài – Bắc Ninh).

Tin bài liên quan:

Tiêu cực và tham nhũng ở Tiền Hải – Thái Bình: “Không thèm nói chuyện với dân” (!)

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam năm con mèo

Do Van Tien

VNTB – Mua tin chống tham nhũng: ai dám bán?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.