Việt Nam Thời Báo

VNTB- Phóng sự điều tra: Vỡ quy hoạch làng đại học Thủ Đức – Chết ở Đà Nẵng, sống lại ở Sài Gòn (kỳ 2)

Kiều Phong

(VNTB) – Rác thải do các quán ăn đổ ra chất thành bãi, khiến  nơi đây trở thành “vương quốc” của loài chuột cống. Bãi rác đối diện các quan ăn, và nhiều đến nỗi chuột ra vào tấp nập. Những con chuột bị xe máy cán chết nằm  phơi thây ba bốn ngày giữa đường không có gì là lạ.
Chợ thực phẩm ban ngày

Không chỉ chợ đêm đại học, chợ thực phẩm ban ngày cũng nằm trong danh sách vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông. Mà thủ phạm thì đúng nghĩa hơn là nạn nhân.

Tất cả các quầy hàng rau ở chợ ban ngày ở làng đại học đều bán nhiều loại rau xanh. Đây là một quầy hàng rau xanh mơn mởn như vậy.

Images intégrées 1 

Rau muống, rau cải theo luật tự nhiên thì buổi sáng là rau, buổi chiều là rác. Nhưng tại làng đại học, rau để cả tuần không hề ôi thiu. Khi được hỏi về nơi trồng rau rau, người chủ quầy rau này nói rằng rau của nhập về từ Hooc-môn. Hỏi tiếp rằng rau có chứng chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không, ba chủ quầy này trả lời vô tư: “Ôi giời, bán nhiều thì mới phải có chứng chỉ chứ, bán mấy cọng leo queo như chị thì cần gì xin chứng chỉ.”

Đây cũng là não trạng chung của các chủ quầy rau và thịt ở khu chợ ban ngày. Sự tự phát của các tiểu thương và sự quản lý yếu kém của cơ quan hữu quan chứng tỏ  mối lo ngại về độc tố trong thức ăn hàng ngày đi vào ruột sinh viên là có căn cứ.

Trong làng đại học quốc gia, những quán cơm sườn như thế này là rất phổ biến. Thịt heo không rõ nguồn gốc xâm nhập vào khu đô thị, cách đây không lâu một xe chở thịt heo bẩn bị phát hiện khi đang chở thịt vào làng đại học tiêu thụ (1). Nhưng đó chỉ là một xe, những xe khác thì sao? Lấy gì đảm bảo thịt heo mà sinh viên ăn hàng ngày là thịt heo sạch?

Images intégrées 2
Một quán cơm sườn bên cạnh đại học Thể Dục Thể Thao TP.HCM

Ngoài ra, chỉ cần mắt thường nhìn vào cũng biết quán cơm sườn này thả khói ngùn ngụt vào môi trường như trong ảnh. Trên dưới một trăm quán ăn như vậy góp phần vào làm ô nhiễm không khí ở làng đại học, tầm nhìn xa ở khu vực này ngày càng giảm do bão hòa khói bụi.

Rác thải do các quán ăn đổ ra chất thành bãi, khiến  nơi đây trở thành “vương quốc” của loài chuột cống. Bãi rác đối diện các quan ăn, và nhiều đến nỗi chuột ra vào tấp nập. Những con chuột bị xe máy cán chết nằm phơi thây ba bốn ngày giữa đường không có gì là lạ.

 Images intégrées 3
Chuột chết bên cạnh một bãi rác gần đại học Khoa học Tự Nhiên ở làng đại học. Ảnh Kiều Phong.
Ở khu ngành hàng ăn uống gần đại học Khoa học tự nhiên, các cửa hàng là thủ phạm gây nên đống rác nhân tạo làm mất hình ảnh khu đô thị mà không báo nhà nước nào nhắc đến.

 Images intégrées 4
Một quầy nước di động ở chợ ngày đại học. Ảnh Kiều Phong.

Trong tam giác giữa nhà điều hành đại học quốc gia TP.HCM, đại học Nhân văn và đại học Thể Dục Thể Thao, chợ thực phẩm càng bẩn hơn. Giữa ngã ba đường, ngay ở lòng đường, một phụ nữ ngang nhiên đặt xe hàng nước.

Chợ đêm- chết ở Đà Nẵng, sống lại ở Sài Gòn

Trước đây, Đà Nẵng cũng có chợ đêm sinh viên. Vì chợ đêm có hại nhiều hơn có lại, chợ đêm bị dẹp bỏ dưới thời Nguyễn Bá Thanh. Tấm gương của Đà Nẵng rành rành ra đó, vậy mà những người quản lý làng đại học TP.HCM lại tiếp tục đi vào vết xe đổ của người đi trước.

Images intégrées 5
Một quầy hàng ăn trong chợ đêm sinh viên ở làng đại học Linh Trung. Ảnh Kiều Phong.

Đây là một quầy hàng bánh tráng nướng- thập cẩm trong làng đại học Thủ Đức. Cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm không hề thanh tra những quầy hàng như thế này, ngược lại họ để cho chúng tồn tại hết năm này qua năm khác.

Chợ đêm sinh viên có kích thước khoảng 100 mét dài, 50 mét rộng, nằm ngay cạnh  con đường chính  đi vào các trường và bến xe buýt trung tâm.

Trên con đường đó, các xe buyt số 8,19 và50 liên tục chạy qua. Con đường này nhỏ đến mức hai xe buýt đi ngược chiều phải cố gắng hết sức mới tránh được nhau. Đường thì chật,  những quầy hàng  thực phẩm như thế này càng làm cho con đường chật đi.
Điều nghiêm trọng hơn , những xe buýt ở TP.HCM hầu hết là quá hạn sử dụng, xả khói ngùn ngụt. Nghĩa là, một lượng khói bụi khổng lồ đã đi vào cơ thể của trên mười ngàn sinh viên qua con đường ăn uống. 

Các tiểu thương tại khu chợ thực phẩm chẳng ngại ngần cho biết,  thực phẩm họ mua từ các chợ trời và đem vào đây bán bình thường. Nguồn gốc thực phẩm cho những lứa sinh viên liên tiếp đã không hề được kiểm định.

Tóm lại là, tất cả thực phẩm ở các chợ thuộc khu đô thị đại học quốc gia TP.HCM đều không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thế giới quan niệm “Dân khỏe, nước mạnh”, nhà nước Việt Nam tư duy theo kiểu “ Dân giàu, nước mạnh”.  Vì thế không lấy gì làm ngạc nhiên khi sức khỏe của hàng chục ngàn sinh viên mỗi năm ở đại học quốc gia TP.HCM đang bị đe dọa bởi ngành hàng ăn uống.

Nhà nước luôn nói rằng sinh viên là tương lai của đất nước. Thực tế thì một tương lai gần đã được dự báo, một tương lai tăm tối của dân tộc Việt Nam.

Chú thích:

————————

Xem lại Kỳ 1: 

http://www.ijavn.org/2016/06/vntb-phong-su-ieu-tra-vo-quy-hoach-o.html

Tin bài liên quan:

VNTB- Hội nhà báo độc lập Việt Nam họp mặt kỷ niệm 2 năm thành lập

Phan Thanh Hung

VNTB- Hội nhà báo độc lập VN họp tháng 4/2015: Những trò lố dàn xếp kết quả bầu cử quốc hội

Phan Thanh Hung

VNTB – Phóng sự ảnh: Số phận của những đứa trẻ sinh sau 1975

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo