Khánh Mi (VNTB) Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa qua để lại câu hỏi lớn: liệu niềm vui 10 tỷ USD ký kết giữa hai bên kéo dài bao lâu?
Theo tác giả Joshua Kurlantzick (cfr.org), trong một bài viết của mình đã nhấn mạnh, Thủ tướng Việt Nam có vẻ “hiểu người Mỹ”, khi ông biết, chính quyền Mỹ thích các quan chức nước ngoài đến Washington với hành trang là “lời hứa các khoản đầu tư thương mại mới”. Có lẽ điều này đặc biệt hơn dưới thời Donald Trump – người trọng thương hơn là một vấn đề mang tính cộng đồng (như biến đổi khí hậu chẳng hạn).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg. Ảnh: Bloomberg |
Kết quả là 10 tỷ USD được ký kết (gồm hợp đồng và biên bản ghi nhớ), tiền đề tạo ra nhiều việc làm mới tại Hoa Kỳ.
Trong bài phát biểu tại Heritage Foundation, Thủ tướng Việt Nam đề cập đến con số 15 tỷ USD trong giao dịch mới. Đáp lại, Tổng thống Trump tuyên bố : “Họ vừa có đơn đặt hàng rất lớn với Mỹ và chúng tôi đánh giá cao việc đó, với nhiều tỷ USD, có nghĩa là có thêm việc làm cho Mỹ và các thiết bị tốt, rất tốt cho Việt Nam.”.
Phô trương là điều cần thiết mà Hà Nội có thể làm để Hà Nội cho thấy sự thành tâm của mình đối với Nhà Trắng, nhưng nó khó để làm hài lòng chính quyền Mỹ. Và cuộc chiến thặng dư thương mại lớn với Mỹ sẽ được tiếp tục. Cho thấy, quan hệ thương mại sẽ tiếp tục là một “chất kích thích” chủ đạo trong mối quan hệ hai bên.
Thậm chí vào thứ Ba, khi thủ tướng Việt Nam tham dự tại một sự kiện, theo Wall Street Journal , “Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xuất hiện và ám chỉ Việt Nam là một nước được hưởng lợi từ thương mại bằng cách bán nhiều sang Mỹ hơn là mua. Ông Lighthizer nhấn mạnh con số thâm hụt thương mại – 32 tỷ USD”.
Thật vậy, giới diều hâu thương mại trong chính quyền Mỹ có thể sẽ tiếp tục thận trọng hơn với Việt Nam, và Thủ tướng Việt Nam dường như đã nhận được rất ít các hành động cụ thể về thương mại từ phía Mỹ.
Ngoài ra, câu chuyện TPP mà không có Mỹ, sẽ là một bài toán đưa Việt Nam phụ thuộc hơn về thương mại với Trung Quốc. Nó cho thấy, chiến lược thương mại của Hà Nội, những cuộc đàm phán thương mại với EU hay Nhà Trắng sẽ tiếp tục là chủ đề dài với nhiều bất đồng hơn nữa.
Thủ tướng Việt Nam đến Mỹ với kỳ vọng sẽ có một thỏa thuận thương mại tự do song phương (nhằm thay thế TPP), theo Wall Street Journal . Tuy nhiên, các quan chức Mỹ thừa nhận lựa chọn đó có mức độ ưu tiên thấp và cần đàm phán lại.
Và dù ngày Thủ tướng khi trả lời Bloomberg về việc, sẽ nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh-đầu tư trong nước, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Mỹ, làm ăn tại Việt Nam. Thì cũng khó tưởng tượng mối quan hệ hai nước “đủ thiện chí” về mặt thương mại đến mức cho ra đời một thỏa thuận song phương (mà Hà Nội lộ rõ sự quan tâm sát sao).