Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sau Ukrain, Georgia muốn gia nhập EU

 

Nguyễn Huỳnh

 

(VNTB) – Quyết định xin gia nhập EU của Georgia là nhằm nâng cao lợi ích của người dân, củng cố an ninh và “chống xâm chiếm”

 

“Châu Âu cần mở cửa cho chúng tôi. Ukraine đã có được quyền ưu tiên. Chúng tôi là bộ ba. Giờ thì châu Âu nên mở cửa luôn cho Georgia và Moldova, cũng như cho các quốc gia tây Balkan”, bà Salomé Zourabichvili – tổng thống của Gruzia – nói với Đài France 2.

(https://www.france.tv/france-2/telematin/3146289-les-4-verites-salome-zourabichvili.html)

Nga xâm lược Ukraine đã tạo cho Georgia cơ hội được làm theo Ukraine dù vào năm ngoái Chính phủ Georgia chỉ mới thông báo có ý định sẽ xin gia nhập EU vào năm 2024.

Vài hôm trước, Ukraine đã nhận được sự ủng hộ của Quốc hội châu Âu, theo đó kêu gọi các cơ quan hữu quan của châu Âu làm việc nhanh để trao cho Ukraine tư cách ứng viên xin gia nhập EU.

Mối quan hệ của Nga với khối 27 quốc gia đã rất nguội lạnh kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, khiến phương Tây trừng phạt Moscow. Nay thì khi Nga dùng vũ lực tấn công Ukraine, cho thấy Putin càng cô đơn hơn nữa trên đỉnh cao quyền lực của một Sa Hoàng, khi mà tất cả các nước đồng minh Đông Âu cũ đều đang quay lưng lại với Nga.

Cũng không gì lạ, bởi mỗi và mọi quốc gia đều có quyền chủ quyền trong việc lựa chọn đường lối chính sách đối ngoại của riêng mình. Georgia đã nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 3-3-2022.

Trong nhiều tháng, các quan chức Nga đã yêu cầu NATO (North Atlantic Treaty Organization – Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) ngừng mở rộng, cấm Ukraine và Georgia gia nhập, đồng thời loại bỏ các thành viên đã gia nhập kể từ năm 1997.

Dữ liệu lưu trữ trên trang https://web.archive.org/web/20140624083638/http://www.smr.gov.ge/docs/doc216.pdf cho biết, sau Cách mạng Nga năm 1917, Georgia giành được độc lập trong thời gian ngắn ngủi và lập ra một nước cộng hoà vào năm 1918 do thể chế xã hội – dân chủ lãnh đạo, song bị nước Nga Xô viết xâm chiếm vào năm 192, rồi sáp nhập vào Liên Xô với tư cách một nước cộng hoà thành viên.

Một phong trào ủng hộ độc lập dẫn đến ly khai từ Liên Xô vào tháng 4-1991. Trong hầu hết các thập niên sau đó, Georgia phải trải qua xung đội nội bộ, các cuộc chiến ly khai tại Abkhazia và Nam Ossetia, và cả khủng hoảng kinh tế. Sau Cách mạng Hoa hồng không đổ máu vào năm 2003, Gruzia theo đuổi chính sách ngoại giao thân phương Tây mạnh mẽ, đặt mục tiêu là NATO và nhất thể hoá châu Âu, cũng như tiến hành một loạt các cải cách dân chủ và kinh tế, có kết quả khác nhau, song giúp củng cố thể chế nhà nước.

Định hướng phương Tây của Georgia nhanh chóng khiến quan hệ với Nga xấu đi, đỉnh điểm là Chiến tranh Nga – Gruzia vào tháng 8 năm 2008 và tranh chấp lãnh thổ hiện tại với Nga.

Vào năm 2008 Nga từng can thiệp quân sự vào Georgia, giao tranh với quân đội Georgia nhằm bảo vệ cộng đồng người Nga thiểu số sống tại đó, trong 2 vùng ly khai là Abkhazia và Nam Ossetia. Chiến dịch quân sự của Nga thời đó kéo dài khoảng 5-6 ngày. Khi chiến dịch kết thúc, Nga mới bắt đầu chính thức công nhận nền độc lập của 2 thực thể ly khai này.

Georgia là một thành viên của Liên Hợp Quốc, Ủy hội châu Âu và Tổ chức GUAM về phát triển dân chủ và kinh tế. Georgia có hai khu vực độc lập trên thực tế là Abkhazia và Nam Ossetia, họ giành được công nhận quốc tế hạn chế sau Chiến tranh Nga – Georgia năm 2008.

Georgia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga vào ngày 2-9-2008 do Moscow công nhận nền độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia. Cho đến hiện tại thì Georgia và đại đa số cộng đồng quốc tế nhìn nhận các khu vực này là bộ phận thuộc chủ quyền của Georgia bị Nga xâm chiếm.

Chủ tịch đảng Giấc mơ Georgia – chính trị gia Irakli Kobakhidze cho biết quyết định xin gia nhập EU được đưa ra trên cơ sở “bối cảnh chính trị chung và tình hình thực tế mới”, nhằm nâng cao lợi ích của người dân, củng cố an ninh và “chống xâm chiếm”.

(*) Trong tiếng Nga Georgia được là Gruzia


Tin bài liên quan:

Tập Cận Bình và Putin, « hữu nghị thắm thiết » hay liên minh cơ hội ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Nga: Hàng Trăm người biểu tình phản đối bị bắt giữ.

Phan Thanh Hung

VNTB – Phóng sự ảnh của AP: Chạy giặc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo