[ads_custom_box title=”” color_border=”#0514e8″]
Đến bấy giờ, UBND TP. HCM mới nhận ra thực tế có sự lây lan trong khu phong toả làm số F0 tăng lên nhiều lần.
Trong khi đó các bản tin hàng ngày vẫn đều đặn đưa tin gần 80% các ca nhiễm mới là từ các khu phong toả hay đã được cách ly từ trước.
Đến bao giờ thì UBND TP. HCM sẽ nhận ra họ đang có hàng trăm lò ấp COVID trên toàn thành phố?
Cũng từ một trong những lò ấp COVID ở dạng “ 3 tại chỗ” để các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất nhằm đạt mục tiêu kép cho nền kinh tế, tại Bình Dương,
Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Long Việt có khoảng 300 công nhân ăn, ở và làm việc ngay tại chỗ từ ngày 10/7/2021. Nơi này có ca dương tính đầu tiên vào ngày 20/7 và đến nay đã có 248 ca dương tính với SARS-CoV-2, tức là hơn 80% người bị dính COVID.
Đến bao giờ thì chính phủ nhận ra lò ấp COVID “3 tại chỗ” đã, đang, và sẽ “thăng hoa”?
[/ads_custom_box]
F0 ở các khu phong tỏa tăng cao, TP.HCM ra văn bản khẩn
(PLO)- Theo UBND TP. HCM, từ thực tế có sự lây lan trong khu phong tỏa làm số F0 tăng lên nhiều lần, do đó cần tăng cường các biện pháp quản lý các khu phong tỏa.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản khẩn về tăng cường các biện pháp quản lý các khu phong tỏa trên địa bàn TP.
Theo UBND TP, tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm vẫn ở mức cao, đa số ca nhiễm mới tại các khu phong tỏa, cho thấy việc quản lý tại các khu phong tỏa còn chưa chặt chẽ, hiệu quả.
Đáng chú ý, thực tế cho thấy đã có sự lây lan trong khu phong tỏa làm số F0 tăng lên nhiều lần so với số F0 có sẵn trong khu phong tỏa khi vừa được phát hiện.
Vì vậy, UBND TP chỉ đạo các địa phương tăng cường một số biện pháp quản lý các khu phong tỏa.
Trước hết về xác định phạm vi khu vực phong tỏa, trên cơ sở đánh giá vị trí, diện tích, số ca nhiễm và các yếu tố nguy cơ dịch tễ, ảnh hưởng đến sự lây nhiễm dịch bệnh, UBND TP yêu cầu các địa phương xác định phạm vi phong tỏa phù hợp (không quá hẹp để bỏ sót trường hợp F0, F1, nhưng cũng không quá rộng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân).
Việc xác định phạm vi phong tỏa sẽ dựa vào các yếu tố: số ca F0 được phát hiện ngay trước lúc phong tỏa và vị trí sinh sống của các ca F0 này; các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm của khu vực có F0 (mức độ giao lưu tiếp xúc của F0, môi trường sống tại khu vực đó, tình trạng nhà ở…).
Việc xác định phạm vi phong tỏa cần có sự tham mưu của Trung tâm Y tế của địa phương đó.
Sau khi xác định phạm vi khu vực phong tỏa, UBND TP yêu cầu các địa phương nhanh chóng “làm sạch, làm xanh” khu vực đó.
Trong đó, cần nhanh chóng xét nghiệm (bằng test nhanh trước, PCR sau) và đưa tất cả những người có nguy cơ cao (F0, F1 phát hiện thêm khi xét nghiệm) ra khỏi khu phong tỏa, đưa đến các cơ sở cách ly tại TP Thủ Đức và các quận huyện. Cách lỵ tại nhà đối với những trường hợp F0, F1 có đủ điều kiện.
Về giải tỏa khu phong tỏa, UBND TP yêu cầu làm việc này trên nguyên tắc giải tỏa từng phần, trước tiên là khu vực ít nguy cơ, đến khu vực nguy cơ vừa và sau cùng là khu vực nguy cơ rất cao
Bình Dương: Một doanh nghiệp ‘3 tại chỗ’ có 248 công nhân dương tính
TPO – Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Long Việt hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” với khoảng 300 công nhân. Sau khi phát hiện ca dương tính đầu tiên vào ngày 20/7 thì nay con số đã đến 248 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Ngày 27/7, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Dĩ An (Bình Dương) cho biết, 248 công nhân Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Long Việt, tại phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp đã được đưa đi cách ly.
Số công nhân này có kết quả xét nghiệm realtime RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.
Được biết, công ty có khoảng 800 công nhân, nhưng từ ngày 10/7 chỉ duy trì khoảng 300 công nhân làm việc theo phương án “3 tại chỗ” – cùng ăn, cùng ở, cùng sản xuất tại công ty.
Ngày 20/7, công ty phát hiện 1 công nhân có biểu hiện nghi mắc COVID-19, kết quả test nhanh là dương tính với SARS-CoV-2 và trở thành ca F0 không rõ nguồn lây. Ngày 21/7, công ty test nhanh toàn bộ công nhân thì phát hiện thêm 239 ca F0.
Đến ngày 23/7, công ty xét nghiệm realtime RT-PCR và đã phát hiện thêm 8 ca F0 nữa nâng tổng số ca mắc trong công ty lên 248 người.
Trước nguy cơ cao về dịch bệnh, công ty đã có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban, ngành, chính quyền, hỗ trợ để ngành y tế đưa các F0 đi điều trị và F1 về nhà cách ly. Liên quan đến việc này, Lãnh đạo thành phố Dĩ An cho biết sẽ lập biên bản đối với công ty và sẽ đề nghị xử phạt vì chậm trễ trong việc báo cáo tình hình dịch xảy ra tại doanh nghiệp.