VNTB – Việt Nam từ bỏ chiến lược zero-Covid sau khi GDP giảm kỷ lục

VNTB – Việt Nam từ bỏ chiến lược zero-Covid sau khi GDP giảm kỷ lục

Cảnh báo về việc phong toả làm tê liệt doanh nghiệp tạo ra áp lực lớn cho chính quyền Cộng sản


Việt Nam đang nới lỏng phong toả nghiêm ngặt, kéo dài gần ba tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh sau khi có cảnh báo từ doanh nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội quý giảm kỷ lục.

Việc nới lỏng giới hạn đi lại, làm việc trong nhà máy và các hoạt động khác tại trung tâm kinh tế của Việt Nam sau khi lãnh đạo ra quyết định loại bỏ chiến lược “zero-Covid” theo cách tiếp cận linh hoạt hơn.

Từ thứ Sáu, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cho phép tập hợp tối đa 10 người, hoặc tối đa 50 người nếu tất cả đã được tiêm chủng đầy đủ hoặc hồi phục sau khi mắc Covid-19. Thành phố cũng sẽ giới thiệu hệ thống “thẻ xanh” cho phép các công ty có công nhân được tiêm 2 liều vắc xin được tự do hoạt động bình thường hơn.

Theo Bộ Y tế Việt Nam, tính đến thứ Hai, gần 7 triệu trong số hơn 10 triệu dân thành phố đã được tiêm một liều vắc xin Covid và gần 3 triệu người đã được tiêm hai liều.

Việc nới lỏng diễn ra sau khi doanh nghiệp với cả các nhóm đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, cảnh báo Thủ tướng Phạm Chính rằng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và vùng lân cận làm kinh doanh tê liệt và tkhiến một số công ty chuyển sản xuất ra nước ngoài.

Sau khi áp dụng kiểm dịch gắt gao và các biện pháp theo dõi và truy tìm vào năm 2020, Việt Nam đã ngăn chặn được các ca nhiễm mới tại chỗ và trở thành một trong số ít các nền kinh tế phát triển của Châu Á.

Tuy nhiên, từ giữa năm nay, đợt bùng phát COVID với biến thể Delta ở Thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy những thất bại trong việc mua sắm và quản lý vắc xin của chính phủ.

Từ ngày 8 tháng 7, chính quyền thành phố áp dụng lệnh giới nghiêm và phong toả 12 giờ, thành phố đã thắt chặt để hạn chế gần như tất cả các hoạt động di chuyển giữa các tỉnh và quận huyện.

Doanh nghiệp buộc phải lựa chọn giữa tăng chi phí ăn ở cho công nhân tại nhà máy hoặc đình chỉ sản xuất.

Các biện pháp phong toả gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như quần áo và giày dép, nhưng các nhà sản xuất điện tử cũng bị ảnh hưởng. Các công ty bị ảnh hưởng do nhà cung cấp như Apple, Samsung, Toyota và Nike.

Việt Nam hôm thứ Tư cho biết GDP quý III giảm 6,2%, mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay.

Ông Phạm Minh Chính và quan chức chính phủ trong những ngày gần đây đã thừa nhận rằng Việt Nam không còn có thể theo đuổi chiến lược zero-Covid nữa và thay vào đó sẽ theo đuổi chính sách “bình thường mới” nhằm mục đích ngăn chặn dịch bệnh.

Tại cuộc họp của ủy ban chỉ đạo quốc gia Covid của chính phủ vào tuần này, Bộ Y tế đã thông qua các hướng dẫn “thích ứng an toàn, tính linh hoạt và kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19”.

Mary Tarnowka, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói với Financial Times: “ Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam nhận ra rằng không thể tồn tại trong một môi trường không COVID, và điều đó là tích cực.

Việc hướng tới sống chung an toàn với vi rút này là rất quan trọng.” Việt Nam ghi nhận khoảng 780.000 ca nhiễm COVID và khoảng 19.000 người tử vong, gần như tất cả được ghi nhận kể từ đầu tháng Bảy. Tỷ lệ lây nhiễm đã giảm lại trong những tuần gần đây sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng Tám.

Nguồn: Financial Times


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)