(VNTB) – Trong những tháng gần đây, danh tiếng trung tâm đầu tư lớn ở châu Á của Việt Nam đã bị đe dọa khi ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh, tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức thấp và các đợt cách ly nghiêm ngặt khiến hoạt động kinh doanh tắt nghẽn.
Sự lạc quan đã trở lại đối với các nhà đầu tư châu Âu sau khi chính phủ Cộng sản Việt Nam bắt đầu giảm áp dụng các biện pháp phong toả vào giữa tháng 9 và nơi bị hạn chế nhiều nhất là tại trung tâm kinh doanh phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, cũng được dỡ bỏ vào ngày 1 tháng 10.
Năm ngoái, Việt Nam được đánh giá là một trong số ít những quốc gia thành công trên toàn cầu trong bối cảnh đại dịch. Đất nước 96 triệu dân chỉ ghi nhận 1.465 ca nhiễm và 35 ca tử vong vào năm 2020. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,9%, một trong số rất ít quốc gia ở châu Á đã mở rộng.
Nhưng tỷ lệ lây nhiễm tăng mạnh vào đầu tháng 7, hiện hơn 810.000 ca tích lũy. Việt Nam có tỷ lệ tiêm chủng thấp thứ nhì trong khu vực Đông Nam Á, chỉ hơn Myanmar đang bị xung đột. Chỉ một phần mười dân số Việt Nam được tiêm hai mũi.
Zachary Abuza, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington, cho biết: “Rõ ràng Đảng Cộng sản đã mất cảnh giác với sự lây lan của biến thể COVID delta và họ hoàn toàn tự mãn về việc triển khai vắc-xin của mình.”
Nhà máy đóng cửa do thiếu công nhân
Để ngăn chặn gia tăng lây nhiễm, Chính quyền Việt Nam áp dụng các biện pháp phong toả hà khắc. Kể từ đầu tháng 7, hầu hết các khu vực của Thành phố Hồ Chí Minh bị phong tỏa nghiêm ngặt, cho quân đội tuần tra trên đường phố để ngăn người dân ra khỏi nhà.
TP HCM chiếm khoảng 1/10 tổng dân số Việt Nam, nhưng lại có 80% tổng số ca tử vong do COVID-19 và gần một nửa số ca dương tính.
Ngay cả những vùng tương đối ít bị ảnh hưởng như thủ đô Hà Nội và các tỉnh công nghiệp phía Bắc cũng áp dụng những hạn chế nghiêm ngặt trong ba tháng qua.
Kết quả là các nhà máy đóng cửa do thiếu nhân công và tài xế giao hàng. Lĩnh vực dịch vụ ngừng hoạt động. Quan chức nhà nước cho biết hồi tuần trước rằng kinh tế đã giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước trong quý 3 năm nay, mức giảm quý đầu tiên kể từ năm 2000.
Cuối tháng trước, hãng Apple của Mỹ cho biết việc đưa iPhone 13 ra thị trường sẽ bị trì hoãn vì vấn đề sản xuất tại Việt Nam. Samsung của Hàn Quốc, công ty sản xuất hơn một nửa số điện thoại thông minh tại Việt Nam, đã phải đóng cửa một số nhà máy vào đầu năm nay vì nguồn cung bị gián đoạn.
Các công ty EU cho biết nguồn cung bị tắc nghẽn và giá cả tăng
Một cuộc khảo sát các nhà đầu tư châu Âu cho thấy khoảng 18% công ty đã chuyển một số hoạt động sản xuất ra bên ngoài Việt Nam và 16% khác đang xem xét việc này, theo nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 9 của Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam.
Khoảng 83% các công ty Đức đang hoạt động tại Việt Nam cho biết nguồn cung bị tắc nghẽn và tăng giá do các vấn đề giao thông và 2/3 trong số họ đang xem xét việc chuyển một số hoạt động sản xuất trở lại châu Âu, theo một cuộc khảo sát riêng do Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam công bố.
Tuy nhiên, điều này có vẻ như là sự hoảng loạn sớm của các nhà đầu tư châu Âu, các chuyên gia hiện cho rằng sẽ không có bất kỳ cuộc di chuyển lớn nào của các công ty nước ngoài khỏi Việt Nam.
But this appears to have been early jitters from European investors, with experts now saying that there won’t be any major exodus of foreign companies from Vietnam.
“Một số doanh nghiệp đã phải thích nghi và suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng toàn cầu của họ để đảm bảo các hoạt động. Nhưng tại thời điểm này, có vẻ chỉ là tạm thời; không phải là chắc chắn. ” Adam Koulaksezian, giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp – Việt cho biết.
Carl Thayer, giáo sư danh dự từ Đại học New South Wales ở Úc, cho biết chính quyền Việt Nam gần đây đã từ bỏ chính sách “zero-COVID” sau khi nhận thấy rằng nó “không thực tế, nếu không muốn nói là không thể đạt được trong khi biến thể delta đang hoành hành.”
Đại dịch có thúc đẩy hợp tác EU-Việt Nam?
Thảm họa đại dịch của Việt Nam có thể cũng đã thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan chức năng và các bên liên quan ở châu Âu, cho phép cải thiện quan hệ thương mại trong những năm tới.
Sau cuộc gặp giữa EuroCham và Chính phủ Việt Nam vào tháng trước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng “Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến và đề xuất của các doanh nghiệp châu Âu.
Hàng chục quốc gia châu Âu hiện đã viện trợ vắc xin cho Việt Nam. Việt Nam hiện là quốc gia được nhận phần lớn vắc xin từ COVAX và COVAX đã được Liên minh Châu Âu tài trợ đáng kể.
Trước thiện chí của các chính phủ châu Âu, Vương Đình Huệ, chủ tịch Quốc hội Việt Nam, đã có chuyến công du châu Âu vào tháng trước để vận động các quốc gia thành viên EU phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) được nhất trí vào năm 2019.
Mặc dù một Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam có hiệu lực vào giữa năm 2020, hiệp ước đầu tư vẫn đang chờ quốc hội của mỗi quốc gia thành viên EU phê chuẩn. Cho đến nay, chỉ một số ít các quốc gia thành viên phê chuẩn.
Cũng trong tháng trước, có thông báo rằng một nhóm các nhà đầu tư châu Âu đang tìm cách huy động 984 triệu đô la (848 triệu euro) để xây dựng một trung tâm hậu cần ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đây sẽ là một trong những khoản đầu tư lớn nhất của châu Âu vào Việt Nam cho đến nay.
Có thể mất một thời gian để kinh tế trở lại bình thường
Trong khi Ngân hàng Thế giới vẫn kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay, thì Ngân hàng Phát triển Châu Á mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng xuống 3,8%. Năm tới, cả hai tổ chức đều cho biết nền kinh tế của quốc gia này sẽ tăng trưởng khoảng 6%, gần mức trước đại dịch.
Tỷ lệ tiêm chủng có thể thấp, nhưng ở những khu vực có các nhà đầu tư châu Âu kinh doanh tỷ lệ tiêm chủng lại cao. Bộ Y tế cho biết, khoảng 98% dân số Thành phố Hồ Chí Minh có ít nhất một mũi tiêm ngừa COVID-19. Gần 94% dân số trưởng thành của Hà Nội đã được tiêm một mũi vào giữa tháng Chín.
Tuy nhiên, có thể phải đến đầu năm 2022 các điều kiện kinh tế mới trở lại bình thường.
Kể từ khi kết thúc phong toả, nhiều công nhân đã rời các khu công nghiệp để về quê.
“Nếu không có sự hỗ trợ và đảm bảo của chính phủ và các công ty để làm cho những người lao động cảm thấy yên tâm, thì rất ít khả năng họ sẽ quay trở lại trong vài tháng tới,” cô nói thêm.
Nguồn: https://www.dw.com/vi/vietnams-covid-woes-trigger-supply-chain-issues-for-eu-f Firm/a-59409620\