Triệu Tử Long
(VNTB) – Rất nên ‘luận anh hùng’ để đừng tưởng lịch sử bao giờ cũng… thực dụng, viết theo ngòi bút của kẻ chiến thắng
“Phong tỏa bất tiện vô cùng, nhưng phải kiên quyết từ đầu, nếu ngại khó ngại khổ sau này dập dịch sẽ rất khó”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên họp chiều 28-1-2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay có 2 lý do chính dẫn đến lây lan nhanh ở đợt dịch này. Thứ nhất, bệnh nhân nhiễm chủng virus biến thể, lây lan nhanh. Thứ hai, ổ dịch ở Hải Dương đã có trong cộng đồng từ khoảng 10 ngày trước, thông thường 5 ngày/chu kỳ lây nhưng chủng mới chỉ khoảng 3 ngày/chu kỳ lây. Trong 10 ngày có trong cộng đồng, có thể đã qua 4 chu kỳ lây.
Và hậu quả thể hiện qua kết quả xét nghiệm: mới xét nghiệm khoảng 200 mẫu tại Hải Dương đã ghi nhận 84 bệnh nhân.
Nói về mục tiêu quyết tâm dập dịch trong 10 ngày ở ổ dịch này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đây là mục tiêu có cơ sở. Theo ông Đam, trong đợt dịch chúng ta đã không bỏ lỡ một giây phút nào: ngay trong ngày đầu tiên đã lấy hơn 5.000 mẫu xét nghiệm, đã truy vết đến F3…; trong khi những ngày đầu tiên dịch bùng tại Đà Nẵng, giới chức “đã có những lúng túng nhất định”.
So với những đợt dịch trước, lần này phạm vi phong tỏa, giãn cách xã hội rộng hơn: giãn cách xã hội kéo dài trong 21 ngày và áp dụng toàn bộ thành phố Chí Linh với lượng dân cư rất lớn. “Phong tỏa bất tiện vô cùng, nhưng phải kiên quyết từ đầu, nếu ngại khó ngại khổ sau này dập dịch sẽ rất khó” – ông Đam nói.
Thực tế thì theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hải Dương, tâm dịch ở thành phố Chí Linh đã được khống chế vào đầu tháng 3-2021, và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương quyết định, từ 0g ngày 3-3, Hải Dương kết thúc cách ly xã hội sau 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, gỡ bỏ phong tỏa đối với thành phố Chí Linh và huyện Cẩm Giàng, toàn tỉnh chuyển sang trạng thái mới.
Lời hứa “dập dịch trong 10 ngày” bất thành.
Cựu Ngoại trưởng Vũ Khoan nói rằng ‘thành bại luận anh hùng’ ở đây là khoa học quản lý – lãnh đạo cũng như thực tiễn đều đòi hỏi sự phân cấp đi kèm với nguồn lực tương ứng, nhất là nguồn nhân lực lãnh đạo – quản lý đủ khả năng gánh vác trách nhiệm, đặc biệt là trong tình huống khủng hoảng. Ở Việt Nam dường như vừa qua, điểm yếu về mặt này xuất hiện ở một số nơi.
Và nữa, quốc gia là một thể thống nhất, có những lãnh vực không thể phân cấp, phân quyền, ví dụ hệ thống hạ tầng tầm quốc gia như các quốc lộ, hệ thống chuyển tải năng lượng, các bến cảng, sân bay mang tầm quốc gia… thì không thể trao quyền cho các địa phương tự định đoạt. Thế nhưng thực tế chống dịch cho thấy hiện tượng ngăn sông cấm chợ, đủ loại giấy phép ‘con’, giấy phép ‘cháu’ đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây ách tắc đối với sản xuất, lưu thông và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Ở góc độ an sinh từ người dân, sai lầm lớn nhất của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – người được Đảng phân công chịu trách nhiệm cao nhất về chuyện phòng chống dịch Covid-19 ở TP.HCM, là đã không quan tâm đến người dân. Ông đã bỏ qua yêu cầu mang tính lý thuyết của một nhà quản trị, đó là phải giữ cho được sức khỏe của tầng lớp lớn nhân dân, không để họ đói và kiệt quệ về kinh tế, không để họ suy kiệt về tinh thần, trầm cảm. Khi kiệt quệ kinh tế, sa sút tinh thần, người dân họ sẽ không có sức khỏe và tâm trí cho việc chống dịch, thiệt hại càng lớn hơn.
Trong vai trò là tư lệnh, ông vẫn giữ nguyên tâm thế chủ quan hồi nào về “dập dịch trong 10 ngày”, để rồi bằng mọi cách, ông đã buộc chính quyền TP.HCM ra quyết định giãn cách, song vẫn tiếp tục bỏ qua ước lượng hệ quả của chính sách này. Nghĩa là yêu cầu phải đảm bảo an sinh thực tế, không phải trên giấy tờ, nghĩa là ước lượng cung – cầu thật sự. Khi giãn cách nghĩa là cắt giảm nguồn cung thì nhu cầu này sẽ bị cắt giảm bao nhiêu, diễn ra trong bao lâu?
Lẽ ra ông Vũ Đức Đam không nên đưa ra các chỉ đạo dẫn tới ‘ép’ việc chính quyền TP.HCM buộc phải tự động “gia hạn giãn cách” như gia hạn thuê bao một số loại dịch vụ viễn thông. Vì “giãn cách” gắn liền với an sinh, sức khỏe, niềm tin, tâm lý… Trong mọi hoàn cảnh, không được làm đứt gãy nguồn cung ứng hàng hóa quan trọng cũng như vận tải hàng hóa.
Giờ thì với những gì đang diễn ra ở Hội nghị Trung ương 4 cho thấy người đứng đầu Bộ Chính trị đã không còn tâm thế đánh đồng virus corona là giặc phải tiêu diệt bằng mọi giá nữa.
Tạm coi như đã ‘tàn cuộc binh đao’. Vậy thì rất nên ‘luận anh hùng’ để đừng tưởng lịch sử bao giờ cũng… thực dụng, viết theo ngòi bút của kẻ chiến thắng. Có những dòng ghi chép… vô văn tự, như những ngày này, tại đây, những việc đang xảy ra với 4 tháng trời, Sài Gòn tả tơi bệnh, tức tưởi chết. Rồi dịch bệnh lan dần ra, Bình Dương cũng te tua, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An cũng tan tác.
Xin đừng để mai này người đời phẫn nộ phán rằng, “dịch bệnh, mới thấy một lũ hậu sinh bạc nhược!”
2 comments
Chien dich chong china virus nhu chong giac, moi xa phuong la môt phao dai…. Da That Bai tham hai de dan den phai song cung voi giac va ton that khoang 700.000 nguoi nhiem + 20.000 nguoi tu vong. Thiet hai nay do don xuong Dan Den thien dang xa nghia tuoi dep… de? Nhung, toan bo he thong cam quyen co bi anh huong nhu the nao khong?
Xin vui lòng viết bình luận có dấu. Cảm ơnn.