VNTB – Tặng sách cho Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP.HCM có ngụ ý gì?

VNTB  – Tặng sách cho Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Bí thư Thành ủy TP.HCM có  ngụ ý gì?

Ngọc Lan

 

(VNTB) – Tuy xã hội có biến chuyển về thể chế nhưng một số tư tưởng lạc hậu chưa thể xóa bỏ ngay lập tức.

 

Trong buổi tiếp tại trụ sở Thành ủy hồi trung tuần tháng 4-2022, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã tặng Đại sứ Mỹ Marc Knapper cuốn sách “Thời xa vắng” của nhà văn Lê Lựu, bày tỏ hy vọng hai nước sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương.

Tin tức cho hay, đáp lại, ông Knapper tặng ông Nên sách giới thiệu về bang California, Mỹ.

Ngài Đại sứ Knapper nói,viết thông thạo ngôn ngữ Việt Nam và tiếng Nhật, Hàn quốc. Ông là vị Đại sứ thứ 8 của Mỹ tại Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa 1995.

Tại sao ông Bí thư Thành ủy TP.HCM tặng tiểu thuyết “Thời xa vắng” cho ngài Đại sứ Mỹ? Thử cùng tìm những lý giải cho ngụ ý của ông Nguyễn Văn Nên.

Ý đầu tiên, sau chiến tranh, đất nước được tự do nhưng tâm hồn con người lại bị bó buộc bởi trăm thứ chuẩn mực. Hủ tục của làng xã, kỳ vọng của gia đình, giáo điều trong xã hội, tất cả như hòn đá tảng chực chờ đập vỡ đầu những ai lăm le thoát ra khỏi quy chuẩn cố hữu. Đến với tác phẩm “Thời xa vắng”, tác giả Lê Lựu đã tái hiện những lát cắt thời đại, với những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm mỗi con người.

“Thời xa vắng” kể về một nhân vật tên Giang Minh Sài. Khi đất nước còn chiến tranh, anh đã bị gia đình ép lấy một cô vợ hơn mình 3 tuổi tên là Tuyết. Tuy ngoài mặt đồng ý, nhưng bên trong Sài chưa từng chấp nhận một cô vợ như thế.

Sài sống như một con rối, anh vốn là người học giỏi, và sẽ càng chuẩn mực nếu như anh có đạo đức tốt. Bước ngoặt bắt đầu khi Sài gặp tình yêu của đời mình, đó là một cô gái tên Hương. Vì tình yêu, Sai im lặng chạy trốn vào chiến trường miền Nam để thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt trong gia đình. Tuy giỏi giang nhưng anh chẳng được tự do, vì cuộc sống của anh bị giám sát chặt chẽ, nếu không chấp nhận anh sẽ bị coi là phản động.

Khi hòa bình lập lại, Sài trở về cuộc sống bình thường và được phép ly hôn với Tuyết. Anh yêu Châu và kết hôn với Châu. Sài làm tất cả những điều vặt vãnh, cốt chỉ để duy trì cuộc sống. Họ chung sống với nhau, có hai đứa con nhưng sự thật vỡ lở khi Sài phát hiện con lớn của hai người thực ra là con riêng của Châu với người yêu khi trước.

Quá đau buồn và chán nản với thực tại, Sài quay về ngôi làng Hạ Vi nơi anh nuôi dưỡng, dốc hết sức mình để giúp làng phát triển.

Cuộc đời Sài từ nhỏ đến lớn phải sống theo ý nguyện người khác, bất kể là trong chính gia đình hay ở trong quân đội. Anh yêu ai, làm gì, thậm chí đến chuyện “yêu” vợ cũng bị người khác chỉ đạo. “Một nề nếp, một thói quen, một thông tục cha truyền con nối từ mấy đời nay: con cái không được quyền muốn sao được vậy vì như thế là trái với phép tắc gia phong” – Lê Lựu viết.

Sài ép mình sống trong cái lồng tù túng, chật hẹp của sĩ diện, định kiến và những phong tục cũ mòn. Vì cuộc hôn nhân sắp đặt mà anh không dám sống hết mình với tình yêu và cảm xúc. Anh như bị trói bởi một sợi dây vô hình nhưng có thể xiết người ta đến nghẹt thở.

“Thời xa vắng” được đặt trong bối cảnh Việt Nam những năm 50 đến những năm 80 của thế kỷ trước dưới thời miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Tuy xã hội có biến chuyển về thể chế nhưng một số tư tưởng lạc hậu chưa thể xóa bỏ ngay lập tức.

“Chú Hà đại diện cho huyện và xã quàng khăn đỏ cho các cháu. Khi chú đến bên, Sài thấy khăn đỏ cho các cháu. Khi chú đến bên, Sài thấy run lên vì sung sướng. Sài chưa biết nói câu gì, chú đã cúi xuống quàng khăn vào cổ cho cháu và nói nhỏ: “Cấm được bỏ vợ đấy nhé”. Không ngờ cái câu đó như một tảng đá khổng lồ đè lên người Sài khiến cậu bé 14 tuổi ấy đứng chết lặng…” – trích “Thời xa vắng”.

Thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật, Lê Lựu khắc họa bi kịch con người lúc bấy giờ. Chế độ bao cấp khiến họ bị ràng buộc trong các khuôn mẫu đúc sẵn, tiếng nói cá nhân phải đứng sau tiếng nói tập thể. Và có lẽ những điều này vẫn còn đúng đến tận hôm nay để rồi người ta có thể bắt gặp nhiều bí thư tỉnh ủy/ thành ủy mang dáng dấp của anh bộ đội cụ Hồ Giang Minh Sài không dám đấu tranh để làm chủ quyền chính kiến của mình.

“Giang Minh Sài chỉ biết “sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp mắt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình”. Tôi nghĩ đây có thể là ngụ ý ở tầm nhìn chính khách như ông Bí thư Thành ủy TP.HCM” – một nhà báo vốn từng là thầy giáo dạy văn, góp chuyện.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)