Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với Trần Thị Ngọc Trinh?

Cát Tường

 

(VNTB) – Bộ luật tố tụng hình sự có điều luật số 121 và 122 về trường hợp có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với vụ án Trần Thị Ngọc Trinh.

 

Công dân Trần Thị Ngọc Trinh, 34 tuổi là một người mẫu tự do, trước ngày bị bắt tạm giam, cô chưa có tiền sự, tiền án, và hành vi được cho là “gây rối trật tự công cộng” lại xảy ra theo nghĩa “công cộng” ở đây là “thế giới ảo mạng xã hội”; tức định nghĩa pháp lý rõ ràng mang tính cập nhật về “trật tự công cộng” theo pháp luật hình sự vẫn chưa có.

“Tiền” thay “tù” có được không?

Về nguyên tắc, nếu loại trừ các thuyết âm mưu ở đây, thì đúng là việc “tạm giam” trong trường hợp này có thể thay đổi biện pháp ngăn chặn phù hợp, nhân đạo hơn – ví dụ như đặt tiền để bảo đảm việc thay thế biện pháp tạm giam.

Căn cứ theo quy định tại Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm

  1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
  2. Bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
  3. a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
  4. b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
  5. c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.

  1. Những người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm. Quyết định của những người quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
  2. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định tại Bộ luật này. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền đã đặt.
  3. Người thân thích của bị can, bị cáo được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này, nếu vi phạm thì số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Khi làm giấy cam đoan, người này được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến bị can, bị cáo”.

Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm thay thế cho biện pháp tạm giam trong trường hợp nào?

Câu trả lời ở đây là căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP như sau:

“Điều 22. Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm

  1. Trường hợp Cơ quan điều tra quyết định cho bị can hoặc người thân thích của bị can được đặt tiền để bảo đảm, thì ngay sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, Cơ quan điều tra có văn bản nêu rõ lý do, kèm theo chứng cứ, tài liệu gửi Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị xét phê chuẩn”.

Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm biện pháp tạm giam như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 22 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP quy định như sau:

“Điều 22. Áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm

  1. Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm gồm:
  2. a) Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
  3. b) Chứng cứ, tài liệu thể hiện tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can;
  4. c) Tài liệu xác định bị can hoặc người thân thích của bị can đã đặt tiền để bảo đảm;
  5. d) Giấy cam đoan của bị can về việc cam đoan thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự;

đ) Giấy cam đoan của người thân thích của bị can theo quy định tại khoản 5 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự đối với trường hợp người thân thích của bị can đặt tiền để bảo đảm.

  1. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
  2. Khi có căn cứ xác định bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản 2 Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự, thì Cơ quan điều tra có văn bản nêu rõ lý do, kèm theo các tài liệu xác định vi phạm của bị can và đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Cơ quan điều tra phải ra lệnh bắt bị can để tạm giam và có văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn; thời hạn tạm giam trong trường hợp này không được quá thời hạn điều tra vụ án.
  3. Trường hợp Viện kiểm sát có căn cứ xác định bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện các thủ tục hủy bỏ biện pháp đặt tiền để bảo đảm và áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại khoản 4 Điều này.
  4. Trường hợp đã kết thúc điều tra chuyển sang giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thấy cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can thì Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm. Thời hạn đặt tiền để bảo đảm không quá thời hạn quyết định việc truy tố, tính từ ngày kế tiếp của ngày cuối cùng ghi trong quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm của Cơ quan điều tra”.

Số tiền đặt bảo đảm cho bị can, bị cáo được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 06/2018, tiền đặt để bảo đảm là Việt Nam đồng, thuộc sở hữu hợp pháp của bị can, bị cáo, người thân thích của bị can, bị cáo.

Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới 30 triệu đồng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 100 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 300 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thay lời kết

Từ vụ án Trần Thị Ngọc Trinh cho thấy dường như ai cũng có thể là “con tin của chính quyền”. Nhận xét này không phải là phản động, mà vì luật pháp cần quy định rõ ràng và minh bạch cho công dân, cho phép họ hiểu được ranh giới của các hành vi có thể chấp nhận được và hành vi bị truy tố hình sự.

Nếu không có sự rõ ràng như vậy, bất kỳ ai cũng có thể vô tình nhận ra mình đã phạm luật, bởi họ không chắc chắn về điều gì cấu thành hành vi vi phạm luật.

Pháp luật phải là ánh sáng dẫn đường chứ không phải là mối đe dọa mơ hồ treo lơ lửng trên đầu mỗi cá nhân. Nó phải cung cấp các thông số cần thiết để phân biệt giữa hành vi hợp pháp và trái luật, không có sự mơ hồ hoặc có chỗ cho những diễn giải tùy tiện.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tổng thống Nga Putin đối mặt cáo buộc là “tội phạm chiến tranh”

Phan Thanh Hung

VNTB – Tự do tôn giáo trên mạng xã hội: nhiều “tà đạo” nói xấu Đảng, Nhà nước và chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Do Van Tien

VNTB – Việt Nam có phải là thành viên của Tòa án hình sự quốc tế?

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo