Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thiên hạ luận: Ai nói miền Nam không phòng xa?

lockdown SG

Yến Phương

 

(VNTB) – Tùy thủy thổ, phong tục tập quán khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, người dân ở mỗi nơi cũng sẽ “tích cốc phòng cơ” khác nhau. Đó là chưa kể nó còn chịu ảnh hưởng bởi mức sống, vật giá.

 

Không cần lo nghĩ xa phòng cơ, tích cốc; rộng rãi, chơi xả láng – sáng dìa sớm là những gì mà người ta hay nghĩ về tính cách của người Nam Bộ.

Miền Nam là đất mới của Việt Nam. Nếu so với chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của miền Bắc, và hơn 700 năm của miền Trung, thì 300 năm quả thật còn khá ngắn ngủi. Chính vì là vùng đất mới cho nên ngoài những đặc tính, cốt cách của dân Việt, người miền Nam lại có những tính cách khác biệt so với cư dân sống ở miền Trung và miền Bắc.

Có lẽ một người miền Bắc khoa bảng như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nghĩ như vậy.

Trong bài viết “Phó thủ tướng: TP.HCM cách ly xã hội nhưng xe vẫn đổ ra đường ầm ầm” được lấy và đăng tải trong một group trên mạng xã hội facebook, trong vô vàn những bình luận, có ý kiến cho rằng:

Miền Bắc và miền Nam khác nhau về cách sống, ngoài Bắc lĩnh lương theo tháng, trong Nam lĩnh lương theo tuần. Ngoài Bắc thì phòng xa khi có việc, trong Nam khi nghỉ việc thì hết tiền. Cho nên chống dịch ngoài Bắc thì dễ hơn, trong Nam chống dịch thì dân khổ vì không có tích trữ….

“Theo tôi nhận thấy, ý kiến này là chưa đúng hoàn toàn. Ngoài Bắc nếp sống, cách sống như thế nào tôi không biết thiệt, chính vì thế, tôi chấp nhận đúng ở vế ngoài Bắc như ý kiến nói. Tuy nhiên, trong Nam, là không đúng.

Thứ nhất, đây là một ý kiến mang tính chất quơ đũa cả nắm. Đồng ý một điều là với người thợ hồ lĩnh lương theo tuần nhưng ai nói với bạn trong Nam tất cả đều lãnh lương theo tuần. Theo tôi biết, nhiều người họ cũng lãnh lương theo tháng.

Thứ hai, tích cốc phòng cơ là bài học ông bà truyền cho cha mẹ, cha mẹ truyền lại cho con cái ở miền Nam, phòng những cái rủi ro như bệnh tật, đám cưới, tang chế…. Theo như tôi ghi nhận, nhiều người ở miền Nam, sống biết đủ là đủ, an nhàn.

Thứ ba, sở dĩ dân đói khổ trong thời điểm giãn cách. Theo cá nhân tôi nghĩ, không hẳn là do có tiền tiết kiệm hay không mà là thời gian giãn cách nó đã quá dài rồi. Khó khăn liên tiếp chồng khó khăn. Trong khi lao động bình dân như vé số, xe ôm, bảo vệ… họ chạy ăn hằng ngày. Rồi tiền điện, tiền nước, tiền nhà trọ… đủ thứ tiền. Có tích cóp cỡ nào đi chăng nữa, với thời gian dài như vậy, nếu chịu không nổi, cũng là lẽ hiển nhiên”.

Nói người dân không tích trữ, tôi cũng không đồng ý. Vì sao? Thực tế đi ghi nhận, trước thời gian giãn cách còn vài tiếng ngày 9.7, một số người buôn bán chia sẻ, trong thời gian đó, không được buôn bán, biết là khó khăn đó, nhưng không sao, cùng lắm họ ăn vào khoản tiết kiệm, có hai tuần thôi mà chứ có phải hai tháng đâu. Khó ai ngờ trước được, nó lại kéo dài quá lâu”.

“Một, hai tháng thì tôi còn ráng. Trời đất ơi, cả năm rồi, đó là kiểu khác. Một, hai tháng là kiểu khác. Tiền người ta để dành dụm người ta còn. Một năm là nó khác. Một năm là nó khác, cho nên người ta bỏ về quê là vậy đó”.

Giãn cách cái này là quá sức thì người ta sẽ chết. Người ta chịu không nổi. Đói, khổ ăn uống đồ này kia, đâu phải đơn giản đâu. Không có mà ăn nữa. Như chú, bản thân chú nè, ăn mì gói không, giờ không đi lấy cơm được là phải ở nhà ăn mì gói”.

“Như trường hợp của tôi, không tốn tiền nhà trọ, cũng có một khoản nhỏ gọi là để dành phòng thân. Giãn cách cứ kéo dài miết, mình còn khó khăn, huống gì lao động bình dân, chạy ăn từng bữa”…

Có thể nói, tùy thủy thổ, phong tục tập quán khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, người dân ở mỗi nơi cũng sẽ “tích cốc phòng cơ” khác nhau. Đó là chưa kể nó còn chịu ảnh hưởng bởi mức sống, vật giá.

Cho nên nếu nói dân Bắc biết tích trữ, dân Nam thì không, xem ra có vẻ quá phiến diện.


Tin bài liên quan:

VNTB – Vấn đề không phải ở gia hạn!

Phan Thanh Hung

VNTB – Dốt như Tuyên giáo…

Phan Thanh Hung

VNTB – Sài Gòn, tiếp tục ‘phong thành’…

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo