VNTB – Thiên hạ luận: Bụng đói meo thì sức đâu mà ‘đánh giặc’, chống dịch…

VNTB – Thiên hạ luận: Bụng đói meo thì sức đâu mà ‘đánh giặc’, chống dịch…

Lê Quang

 

(VNTB) – “Chống dịch như chống giặc” là tư tưởng chỉ đạo và phương châm hành động bảo đảm cho “cuộc chiến” phòng, chống dịch COVID-19 ở nước ta thu được thắng lợi nhanh nhất.

 

Đó là ‘mô-típ’ quen thuộc được sử dụng trong các bài phát biểu mang tính cổ đọng chính trị của quan chức Việt Nam kể từ lần bùng dịch đầu tiên hồi đầu năm 2020.

Nếu đúng là “chống dịch như chống giặc” vậy thì rất cần trả lời hàng loạt thắc mắc sau đây được ghi nhận qua mạng xã hội facebook với những tài khoản ‘người thật – việc thật’.

Bác sĩ Cao Văn Tuân: “Hôm trước nghe Vin tặng 30 máy xét nghiệm phát hiện Sars Covi 2 bằng hơi thở nhanh và chính xác hơn cả RT-PCR đâu rồi không dùng mà phải tìm đến 4000 cò đất đi ngoáy mũi làm xét nghiệm?”.

Vẫn bác sĩ Tuân, ông cảm thán: “Hòn đảo du lịch bé bé chứa 4.000 F1, chưa biết có bao nhiêu F0 trong đó. Cô Vi chào Phú Quốc trong nắng hè rực rỡ”.

Bàn về ‘giặc, không cần phải nhờ vả ai đến ‘giải phóng’ cả, bác sĩ Tuân nói rằng “714 ca trong ngày 3/7 là tín hiệu tốt của Sài Gòn chớ không phải dấu hiệu dịch trầm trọng. Với ca bệnh nhiều như vậy nhưng không có ca nặng , phần lớn F0 không có triệu chứng có nghĩa là cộng đồng đã sống chung và thích nghi với Cúm tàu nói cách khác là đã có miễn dịch cộng đồng, đỉnh dịch đã sắp đạt.

Theo quy luật tảng băng tuần tới số ca bệnh sẽ còn tăng nữa khi số mẫu xét nghiệm cộng đồng ngày càng tăng, điều này là tất yếu cho nên anh chị em Sài Gòn cứ bình tĩnh sống, làm việc tuân theo chỉ thị 10 và thực hiện tốt 5 K qua đỉnh dịch mọi việc sẽ ổn. Với ca F0, F1 ngày càng nhiều Sài Gòn nên quyết định nhanh việc cho F0 không triệu chứng , F1 được được cách ly tại nhà chỉ cần điều kiện nhà có phòng riêng có WC”.

Trong ‘chống giặc’ thì ‘hậu cần’ là quan trọng vào loại bậc nhất. Đường Trường Sơn, rồi ‘Đường Hồ Chí Minh trên biển’ – và giờ đây thêm ‘Đường Hồ Chí Minh trên không’ là những dẫn chứng cho ‘vận chuyển quân – lương – khí tài’.

Còn trong chống dịch như hiện tại, thì ‘hậu cần’ là an sinh khi người dân buộc phải ‘đóng cửa ở yên trong nhà’. Hậu cần kém, dân sẽ chết đói trước khi chết vì dịch.

Gói hỗ trợ mới phải thực hiện theo phương châm “5 dễ”. Đó là dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ thực hiện và dễ triển khai. Gói hỗ trợ cũng phải được triển khai nhanh, thần tốc và kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn ngặt nghèo” – đó là những yêu cầu đặt ra để người dân không còn phải ‘lên tivi mà nhận’ nữa như dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trong một chia sẻ quan điểm cá nhân với báo chí, ông Trần Hoàng Ngân – nguyên là hiệu phó trường Đại học Tài chính – Kế toán TP.HCM (trường này về sau được nhập chung với Đại học Kinh tế TP.HCM), ý kiến:

“Chúng ta đẩy nhanh gói hỗ trợ để làm sao chi đúng đối tượng, hướng đến những người đang gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ để họ vượt qua giai đoạn ngặt nghèo, và điều quan trọng là trên cơ sở công khai, minh bạch.

Điều này tác động rất lớn đến niềm tin của người dân và DN vào hệ thống chính trị của chúng ta. Trong các chính sách, việc giảm thuế thu nhập cá nhân để tất cả người dân có thể tiếp tục được thụ hưởng. Riêng TP.HCM cũng đã có gói hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Tuy nhiên, với gói hỗ trợ mới đợt này, Chính phủ nên mạnh dạn tăng quy mô gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động khi quy mô GDP đã tăng trên 340 tỉ USD năm 2020 bởi lẽ tại thời điểm này, Chính phủ cần chấp nhận tăng bội chi ngân sách năm nay để tăng gói hỗ trợ đủ liều khi “bệnh” đã nặng hơn sau một thời gian COVID-19 tấn công doanh nghiệp, người dân.

Ở một số nước, hỗ trợ tài chính có thể tương ứng 15-20% GDP, do đó việc nới lỏng hơn các điều kiện, tiêu chí nhận hỗ trợ để nhanh chóng đưa tiền, kích cầu tiêu dùng cho nền kinh tế cũng là vấn đề cần ưu tiên trong gói mới này”…

Nôm na, khi bụng đói meo thì sức đâu mà ‘đánh giặc’/ chống dịch.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)