Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thiên hạ luận: đến đất cũng không còn mà ăn

Yến Phương

(VNTB) – “Nghèo thì cạp đất mà ăn” – thành ngữ Việt Nam

 

Thực hiện lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28-7-2021 của Quốc hội, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, hôm 31-7, Thủ tướng Chính phủ có công điện số 1063/CĐ-TTg về phòng chống dịch COVID-19.

Cũng theo đó, sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thêm 14 ngày (kể từ ngày kết thúc giãn cách xã hội theo công văn số 969/TTg-KGVX) đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17-7-2021.

Tạm không kể đến những tỉnh, thành khác ở khu vực phía Nam, chỉ tính riêng Thành phố Hồ Chí Minh, từ tháng 5 đến nay, với nhiều chỉ thị khác nhau, chồng chéo lên nhau, đã làm cho không biết bao nhiêu người dân phải khó khăn.

Có vô số ý kiến manh nha ‘bất tuân dân sự’:

Cái khó khăn đầu tiên là tiền. Cứ cho là đã nhận 1.500.000 đi, thì khoản đó xài trong bao lâu là đủ? Tiền điện, tiền nước, tiền ăn, tiền nhà, đủ thứ tiền. Rồi sau dịch còn tiền gì nữa không? Có tiền học không?

Đó là chưa tính đến những phí rủi ro như bệnh tật, tai nạn đó nha. Thông cảm cho chính quyền, chung tay chính phủ chống dịch nhưng cũng nên nghĩ cho người dân chứ. Phát phiếu đi chợ cho người dân nhưng tiền ở đâu ra để đi thì không chỉ?

Tiết kiệm dẫu là cái núi, ăn mòn cũng lở. Tại sao nước ngoài họ ‘lockdown’ được, mà Việt Nam mình chỉ giãn cách thôi, đã khó khăn đủ đường cho dân nghèo?”;

“Ông này rồi ông kia nói là thành phố nên thêm 1 – 2 tuần giãn cách, rồi mong bà con thông cảm. Ừ thì thông cảm cho đấy nhưng sao mấy ông không vận động điện, nước giảm cho bà con?

Cứ cho là chính quyền thành phố không thể “thương lượng” với điện lực để giảm giá điện cho bà con đi, còn chính phủ thì sao? Không lẽ trong mùa dịch với giãn cách kéo dài này, ngành điện đứng ngoài cuộc, không giúp được gì cho người dân ngoài việc thông báo ờ tháng này chưa đóng tiền được, chúng tôi không cắt điện đâu, vậy thôi hả? Và rồi phải chờ chính phủ lên tiếng thì EVN mới gọi là “đồng cam cộng khổ” với người dân”;

Đề nghị Chính phủ làm việc với các ngân hàng hỗ trợ miễn lãi suất hoặc giãn nợ cho người dân; để người dân yên tâm ở nhà phòng dịch”;

“Cầu mong sao lần này là lần cuối giản cách, số ca nhiễm sẽ giảm và hết từng ngày” – “Hoài luôn, không có đất mà cạp”;

“Nếu giãn cách quá lâu, cái đói kéo dài dai dẳng, sẽ có thể dẫn tới phạm tội. Một số tờ báo, mạng xã hội thời gian gần đây cũng đăng một vài trường hợp đấy thôi. Già cả như chúng tôi, ăn gì cũng được, cho gì ăn đấy.

Nhưng với những đứa con nít, vẫn còn bú sữa thì như thế nào? Đó là tui chỉ lấy ví dụ vậy thôi. Bình thường thì còn đồng ra đồng vô, dễ xoay sở, giờ thì khó khăn chất chồng khó khăn, nếu như ai đó lỡ làm liều, cũng là điều dễ hiểu. Khi đó sẽ như thế nào?”;

Nửa tháng nữa chắc chết luôn. Nằm nhà chết đói luôn. Giờ không cho ra đường, sáu giờ là nó kêu vô nhà hết. Sáu giờ chiều đó. Nằm ở nhà hoài rồi chờ chính quyền hỗ trợ, có thấy ai đâu.

Không thấy hỗ trợ gì hết trơn đó. Đi lang thang ngoài đường kiếm cơm qua ngày. Kiếm cơm đồ ăn, người ta cho cơm đồ ăn, cho này kia đồ, bánh bao đồ tùm lum hết trơn, các thứ, mì, gạo đồ đó. Nói chung cuộc sống cũng khổ lắm. Giờ cứ cấm là từ ngày 9 tới giờ luôn, là không có tiền luôn”…

Xem ra rất có thể sau cơn mưa trời sẽ lại sáng. Chờ đợi cái ngày hết giãn cách, sẽ mua gì đó để về nhà ăn mừng, mặc dù khi ấy cũng chẳng biết… tiền ở đâu để mà mua?


Tin bài liên quan:

VNTB – Thể chế độc quyền toàn trị ở Việt Nam đối mặt ‘thập diện mai phục’

Do Van Tien

VNTB – Bộ Y tế vẫn cứ mãi… rề rà

Phan Thanh Hung

VNTB – Bao giờ cho dân được nhờ?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.