Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thông tin dịch tễ “định hướng” ở Việt Nam ?!

Lâm Viên

 

(VNTB) – “Thú thiệt tôi không hiểu vì sao báo chí ta đưa tin về những ca nhiễm Wuhan Coronavirus giai đoạn 2 ở Việt Nam cứ cố gán ghép với COVI  N17. Sao không nói là trên chuyến bay VN0054? Như tới ca thứ 39, theo cách báo chí nói, thì một mình N17 phải chịu trách nhiệm cho 17 người”.

 

Một chuyên viên về dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, nhận xét như trên theo góc nhìn chuyên môn.

 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) được thành lập theo Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 28-01-2019 của UBND TP.HCM trên cơ sở tổ chức lại 07 Trung tâm chuyên ngành thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế.

 

Ông N.T.N. vốn là chuyên viên dịch tễ của Trung tâm Y tế dự phòng. Ông nói rằng quan điểm cá nhân, thì trong dịch tễ không chấp nhận các thông báo mang tính ‘định hướng’ như đang diễn ra trong ngành y tế.

 

Ông N. dẫn chứng về bản tin phát lúc 15:05 ngày 11-3 của Bộ Y tế, nội dung như sau (https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/ca-mac-covid-19-thu-35-tiep-xuc-voi-hai-benh-nhan-nguoi-anh):

 

Bệnh nhân thứ 35 (BN35) là nữ, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2. BN35 là nhân viên bán hàng tại siêu thị Điện máy Xanh ở quận Hải Châu, Đà Nẵng. Khoảng 18 – 19 giờ ngày 4/3, BN35 có tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh (những người này sau được xác định là BN22 và BN23). 6 giờ 30 phút ngày 11/3/2020, Viện Pasteur Nha Trang nhận được mẫu xét nghiệm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng gửi đến. Kết quả xét nghiệm cho thấydương tính với SARS-CoV-2.

 

Hiện bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng. Như vậy, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 35 trường hợp nhiễm COVID-19. Trong đó, 16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

 

19 ca nhiễm tại Việt Nam đang được điều trị gồm: 01 phụ nữ, 26 tuổi, tại Hà Nội đi thăm chị gái tại Anh và qua Italy, Pháp và trở về Hà Nội ngày 02/3/2020 (Bệnh nhân 17); 01 nam giới, 27 tuổi, quê Thái Bình đến Daegu (Hàn Quốc) và trở về Việt Nam ngày 04/3/2020 (Bệnh nhân 18).

 

02 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 17 đã xác định nhiễm COVID-19 ngày 06/3/2020 (Bệnh nhân 19, bệnh nhân 20); 01 nam giới, 61 tuổi ở Hà Nội, là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với bệnh nhân 17 (Bệnh nhân 21); 10 người là hành khách nước ngoài bay trên chuyến bay với bệnh nhân 17 từ Anh về Việt Nam (từ Bệnh nhân 22 đến bệnh nhân 31); 01 phụ nữ 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có tiếp xúc với bệnh nhân 17 ngày 27/2 tại Anh, đã trở về Việt Nam ngày 9/3/2020 (BN32); 01 bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Anh, cùng đi trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam (BN33).

 

01 phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, bay từ Washington (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Qatar và sáng ngày 02/3/2020 nhập cảnh vào Việt Nam (BN34); 01 bệnh nhân nữ, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, ngày 04/3/2020 có tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh sau này xác định là BN22 và BN23. (BN35)”.

 

Ông N., nói rằng xét về dịch tễ, không có cơ sở nào để khẳng định trên chuyến bay định mệnh chở hơn 200 người từ London (Anh Quốc) về Hà Nội sáng 2-3-2020 chỉ có 1 nguồn lây là bệnh nhân thứ 17 mà ngành y tế cứ nhấn đi nhấn lại trong các bản tin tức hàng ngày.

 

Ở đây, yêu cầu của dịch tễ học là cơ quan chức năng phải phân tích và truy tìm xem có khả năng còn những nguồn lây nào khác không? Sự hiểu biết này rất quan trọng để có thể khoanh vùng phong tỏa lây lan rộng hơn. Có lẽ trong số các ca nhiễm đó, người ta biết rõ mình có thể đã bị lây ở đâu và từ ai?

 

Vì thế, nếu không phải là một chủ đích gì khác nhằm lèo lái dư luận, chỉ cần nói là bay trên chuyến bay VN0054 là đủ và chính xác. Thậm chí nếu thích thì ghi “bay cùng chuyến bay với N17”. Đừng vội võ đoán với khẳng định “có liên quan với N17”. N17 có thể đã lây cho một số người, nhưng nếu là tất cả thì kinh quá thể! Và nếu N17 có khả năng ‘kinh quá thể’, thì cần làm rõ vì sao ca bệnh nhân 21 lại không lây nhiễm cho các cán bộ cao cấp ở cấp trung ương của Đảng và Chính phủ? Liệu có phải ca 21 nhiễm một biến chủng với khả năng lây lan kém hơn hẳn cũng từ con virus corona Vũ Hán qua trung gian vật chủ nào đó?

 

Tôi cho rằng nên tìm hiểu về dịch tễ vì sao cũng con virus đó, nhưng trong tháng 2, việc lây lan ở trong nước gần như không tìm thấy, mặc dù cửa ngõ biên giới dịch bệnh là kề bên. Cả 16 ca trước ca N17, hầu hết là khách nhập cảnh, và không thấy mô tả bệnh cảnh nặng về tổn thương phổi. Trong lúc đó diễn biến từ ca 17 trở đi lại rất nhanh, kể cả bệnh nhân bắt đầu tổn thương phổi; và điểm chung là tất cả số bệnh nhân ở đợt 2 này đều không liên quan trực tiếp đến Trung Quốc.

 

Lưu ý, hôm 7-2, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã nuôi cấy và phân lập thành công virus corona đến từ nguồn lây Vũ Hán, Trung Quốc. Ca N17 phát hiện hôm 5-3, đến nay là 11-3, khoảng thời gian này dư dã cho việc nuôi cấy và phân lập xem đây có phải là biến chủng của virus corona Vũ Hán?”.

 

Ông N.T.N. chia sẻ thắc mắc, và ông nhấn mạnh rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân của một chuyên viên dịch tễ, chứ không phải trên quan điểm của người đang làm việc tại HCDC.  

 

Báo Thanh Niên trong bài tường thuật một cuộc họp vào chiều 11-3 ở Hà Nội, đã dẫn lời của chủ tịch Nguyễn Đức Chung: “Trong số 22 ca bệnh mới, có đến 17 ca bệnh có liên quan đến bệnh nhân thứ 17 trên chuyến bay VN0054” – https://thanhnien.vn/thoi-su/da-co-1521-khach-hang-c-chuyen-bay-vn0054-mac-covid-19-1194487.html

 

Lời bình của người viết: công tâm mà nói, HCDC ít thấy sử dụng việc gán ghép với ca N17. Đơn cử, trong một văn bản ký ngày 11-3, phó giám đốc Huỳnh Ngọc Thành, viết: “Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế về việc tìm kiếm hành khách trên chuyến bay VN0054 có tiếp xúc gần với ca dương tính CoVid-19. Trung tâm kiểm soát bệnh tật thông báo đến Trung tâm y tế quận, huyện….”.

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Y tế tư nhân và báo chí tư nhân

Phan Thanh Hung

VNTB – “Virus Trung Quốc” lây lan qua “Con đường tơ lụa mới”

Phan Thanh Hung

VNTB – Cách ly tại nhà: dễ ợt!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo