Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thực trạng Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam?!

Lời toà soạn:

VNTB nhận được một lá thư được cho là của ông Đặng Ngọc Tùng, Nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, gửi cho Đảng Đoàn Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. 

Để rộng đường dư luận, VNTB đăng lại toàn bộ bức thư ở đây.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – tự do – hạnh phúc

Thành phố Hồ chí minh, ngày 18 tháng 12 năm 2017.

 

Kính gửi: Đảng Đoàn Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam.

 

Tôi tên Đặng ngọc Tùng : Nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng Đoàn Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, nghỉ hưu trí từ 01/10/2016. Hiện thường trú tại 437 Lê Đại Hành, quận 11 tp Hồ chí Minh.

Tôi tâm nguyện là sau khi nghỉ hưu sẽ không tham gia vào công việc của tổ chức Công đoàn, mọi việc sẽ do các đồng chí đương nhiệm giải quyết, dành thời gian cho gia đình và cá nhân nghỉ ngơi thoải mái.

Do có thời gian nên tôi được thường xuyên tiếp xúc với cán bộ công đoàn các cấp đã nghỉ hưu trí, cán bộ công đoàn đương chức, và được nghe phản ảnh nhiều việc về tổ chức Công đoàn, vì họ cứ nghĩ rằng tôi có tiếng nói nhất định có thể phản ảnh đến các đồng chí lãnh đạo đương chức.

Với trách nhiệm của một Đảng viên, trách nhiệm của một đồng chí nguyên Bí thư Đảng đoàn, lãnh đạo cao nhất của tổ chức Công đoàn, tôi xin trung thực phản ảnh tâm trạng của cán bộ công đoàn các cấp, dư luận đồn đoán trong hệ thống công đoàn, và kiến nghị với các đồng chí một số việc với mong muốn tổ chức công đoàn là một khối đoàn kết, thống nhất và ngày càng vững mạnh.

A Lãnh đạo mới TLĐ chủ trương ngược lại nghị quyết đại hội XI CĐVN, nghị Quyết BCH CĐVN.

l/.Nghị quyết đại hội XI: ưu tiên cho cơ sở, hướng về cơ sở, phân cấp phân quyền mạnh cho địa phương, cho cơ sở….Nhưng Lãnh đạo mới thực hiện chủ trương ngược lại: tập trung quyền lực về trên, về TLĐ. Từ việc lớn đến việc nhỏ Chủ tịch TLĐ quyết hết, kể cả những phần việc của Trưởng Ban trước khi ký ban hành cũng phải trình qua Chủ tịch đọc trước.

2/. Trước đây phân cấp mạnh cho địa phương, cho cơ sở: Giao toàn quyền cho Ban Thường vụ LĐLĐ địa phương quyết, nay ôm đồm hết về TLĐ: đặc biệt là quản lý các đơn vị sxkd và hcsn của địa phương, nhất là ôm hết công tác xây dựng cơ bản về TLĐ. Ban thường vụ LĐLĐ địa phương không có thực quyền.

3/. Nghị quyết trước đây của BCH TLĐ: hướng về cơ sở, ưu tiên kinh phí công đoàn cho cơ sở, giao quyền quyết định cho cơ sở: nay Lãnh đạo mới chủ trương ngược lại:

Trước đây BCH TLĐ chủ trương tăng kinh phí cho công đoàn cơ sở từ 65% kinh phí công đoàn 2%) tăng dần mỗi năm 1% lên để đạt mức 75% của kinh phí công đoàn 2%….nay bắt công đoàn cơ sở phải nộp về TLĐ 10% kinh phí chi hành chính của địa phương, của cơ sở. 

Trước đây BCH công đoàn cơ sở có toàn quyền quyết định việc mở tài khoản của công

đoàn cơ sở ở ngân hàng nào thuận tiện trong việc giao dịch với ngân hàng và với lãnh đạo công ty, nhưng nay ép buộc phải mở ở ngân hàng Vietinbank vậy cả nước biết bao nhiêu cđcs buộc phải thay đổi tài khoản mở ở ngân hàng? Gây phiền hà tốn kém và bức xúc cho cơ sở, Lãnh đạo TLD ăn bao nhiêu % để Viettinbank có được độc quyền việc này?

– Thẻ đoàn viên của công đoàn tích hợp mở tài khoản ở ngân hàng vietinbank, bắt mỗi tài khoản có kết dư 50.000đ, vậy cả nước có 8 triệu thẻ, kết dư 40 tỷ để Vietinbank lấy đó kinh doanh, ai được chia phần?

B/ Đưa người thân quen ngoài tổ chức Công đoàn không có kinh nghiệm gì về hoạt động Công đoàn về làm lãnh đạo trong hệ thống Công đoàn nhằm tạo vây cánh lũng đoạn hệ thống công đoàn.

1/. Đưa đ/c Trần Quốc Bình ( là con ruột của đ/c Trần Quốc Vượng thành viên TT Ban Bí Thư) chưa từng là cán bộ chuyên trách công đoàn về làm thư ký riêng , bổ nhiệm ngay chức vụ phó văn phòng TLĐ, (tương đương phó ban), rồi bổ nhiệm chức vụ Chánh văn Phòng Đảng đoàn TLĐ, (tương đương trưởng ban), trong vòng chưa đầy 1 năm lên 2 chức vụ. Trong khi trước đây ai làm thư ký cho Chủ tịch 3 năm mới được xem xét bổ nhiệm chức vụ phó ban, hoặc làm thư ký cho phó chủ tịch 3 năm mới được xem xét bổ nhiệm chức vụ trưởng phòng. Đốt hết các giai đoạn để lấy lòng đ/c Thường trực Ban Bí thư và dựa vào thế của đ/c TT Ban Bí thư. Để mọi người nể sợ không dám chống lại. 

2/. Đưa đ/c Trần văn Khải về làm Trưởng Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn: Đ/c Trần văn Khải không phải là cán bộ chuyên trách công đoàn, không phải là Cán bộ Công chức nhà Nước. Mà chức Trưởng ban của TLĐ phải là Cán bộ công chức nhà Nước. Làm việc nhiều năm và phải được quy hoạch vào chức vụ trưởng ban.

3/. Đưa đ/c Vũ thị Loan không phải là cán bộ chuyên trách công đoàn, không phải là công chức nhà Nước về làm Phó. văn phòng TLĐLĐVN. (tổ chức thi chỉ là hình thức để hợp thức hóa việc làm sai trái đó mà thôi).

Được biết đ/c Vũ thị Loan trước đây được ký hợp đồng lao động với trường nghề. Sau này ký hợp đồng lao động với viện công nhân và công đoàn. Chưa từng là công chức. Tại sao đ/c Bùi văn Cường lại bất chấp như vậy?

Nhà khách văn phòng B Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam là một đơn vị trực thuộc TLĐLĐVN. Giám đốc được bổ nhiệm hệ số lương là 1. Khi đ/c Ngô Minh Đông còn làm giám đốc, đ/c Quan gia Bình làm Phó giám đốc. Chi bộ Đảng, Ban giám đốc, và toàn thể cán bộ công nhân viên nhà khách nhất trí cao quy hoạch và đề xuất đ/c Quan gia Bình làm giám đốc thay đ/c Ngô Minh Đông khi đ/c Đông nghỉ hưu, vì đ/c Quan gia Bình là một cán bộ công đoàn lâu năm, có thực tiễn ở vp công đoàn tp và công đoàn khu công nghiệp tp Hồ chí minh, đã từng làm phó giám đốc nhà khách lâu năm, nhiều kinh nghiệm, đạo đức tốt rất xứng đáng làm giám đốc nhưng lại không được đưa lên giám đốc .

Nhưng tại sao lại không đưa đ/c Bình làm giám đốc mà lại đưa đ/c Hà từ Hà Nội vào làm giám đốc (không qua thi chức danh giám đốc)? Phải chăng đ/c Hà là người của Chủ tịch Cường nên không cần thi và cũng không cần kinh nghiệm điều hành một nhà khách kinh doanh như vậy? Làm như vậy để dễ dàng ôm việc đầu tư xây dựng? Và liên doanh? Gây bất bình, mất dân chủ trong cán bộ công nhân viên nhà khách văn phòng B.

c/. Thành lập ban quản lý dự án thiết chế công đoàn tăng thêm biên chế nặng nề , ngược, lại chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam, và người lao động phải trả lương cho bộ máy đó.

 

1/ Thành lập thêm bộ máy mới, phình biên chế: Trước đây khi còn thời bao cấp, Tổng Liên Đoàn còn quản lý BHXH, thì TLĐ có thành lập Ban xây dựng cơ bản. Nhưng sau khi chuyển giao BHXH cho Nhà Nước quản lý thi TLĐ cũng đã giải thể Ban xây dựng cơ bản này, và cũng đã giải thể luồn công ty xây dựng công đoàn. Để tinh giản bộ máy và thực hiện việc phân cấp mạnh cho địa phương. Đoàn chủ tịch chủ trương giao cho Ban tài chính quản lý phòng xây dựng cơ bản (tối đa 3 kiến trúc sư và kỹ sư) để giúp cho Đoàn chủ tịch trong công tác xây dựng cơ bản, và Ban tài chính cũng đã làm tốt công tác này trong nhiều năm qua.

Nhưng nay đ/c Bùi văn Cường lại chủ trương thành lập Ban quản lý dự án thiết chế công đoàn (không biết đã được sự đồng ý của Ban Bí thư chưa? Và đã có văn bản chính thức của Ban tổ chức Trung Ương Đảng chua?) để đưa những người thân quen về đây, bộ máy đã phình lên đến gần 40 người và lấy kinh phí công đoàn để chi cho bộ máy phình to ra này.

2/ Việc xây dựng nhà để bán cho công nhân không phải chức năng I vụ của tổ chức công đoàn:

Việc xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng nhà ở cho nhân dân, cho công nhân lao động không phải là trách nhiệm chính của tổ chức công đoàn, mà đây là trách nhiệm của nhà Nước, trách nhiệm của Bộ xây dựng, trách nhiệm của các Tổng công ty xây dựng lớn trực thuộc Bộ xây dựng, và của các công ty kinh doanh xây dựng nhà. Nếu TLĐLDVN muốn kinh doanh nhà ở thì hãy thành lập hẳn Tổng công ty kinh doanh và xây dựng nhà, đừng nhập nhèm giữa kinh doanh và công sản.

3/Ai sẽ gánh hậu quả của việc làm này?

Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi người lao động, hoàn toàn không có kinh nghiệm trong việc quản lý và kinh doanh nhà ở.

Thế mà bây giờ lấy kinh phí công đoàn, và bắt công đoàn các cấp nộp về TLĐ 10% kinh phi chi hành chánh, ngân sách nhà Nước cấp hỗ trợ, và đi vay của Vietinbank “để xây dựng thiết chế công đoàn’’ Trong đó có nhà ở bán cho công nhân? Bao nhiêu câu hỏi được đặt ra:

– Ai quản lý? Quản lý như thế nào?

– Ai đứng ra bán nhà? TLĐLĐVN?

– Ai thu hồi vốn cho tổ chức công đoàn?

– Có trả lại 10% cho công đoàn cơ sở, và công đoàn các cấp?

– Và liệu TLĐLĐVN có thu hồi vốn lại được cho tổ chức công đoàn hay không?

– Ai sẽ gánh hậu quả sau khi đ/c Bùi văn Cường chạy ra khỏi tổ chức CĐ? 

4/ Thiết chế công đoàn là gì?

Tại sao Công đoàn là tổ chức của người lao động, mà không dùng từ tiếng Việt thật đơn giản dễ hiểu, để mọi người lao động khi nghe là biết ngay, hiểu ngay? Mà đi vay mượn từ nước ngoài để làm gì? Để rồi khi công nhân nghe từ thiết chế không hiểu, không biết gì cả?

Họ đề nghị nhà ở thì nói nhà ở, nhà văn hóa thì nói nhà văn hóa, bệnh viện thì nói bệnh viện, trường học thì nói trường học, nhà trẻ thì nói nhà trẻ….như Bác Hồ đã từng dạy.

D/. Các mặt bằng đẹp của tổ chức công đoàn đều chủ trương đem đi liên doanh? Mà thực chất là bán các mặt bằng đẹp.

1/. Khu du lịch công đoàn Sapa.

2/. Khu đất khu trung tâm hội nghị công đoàn miền trung và Tây nguyên.

3/. Khu du lịch công đoàn Hương Giang (Huế).

4/. Khu nhà của nhà xuất bản lao động.Báo lao động cầu giấy HN. 5/. Khu khách sạn công đoàn Phú yên và đất vịnh xuân đài Phú yên. 6/. Khu nhà khách công đoàn Đà Lạt.

7/. Khu đất công ty du lịch công đoàn 14 Trần Bình Trọng Hà Nội.

8/. Khu nhà khách văn phòng B TLĐ.

9/. Khu tưởng niệm chiến sỹ Gạc Ma.

E/. KIẾN NGHỊ VỚI ĐẢNG ĐOẢN TLĐLĐVN:

Từ việc được phản ánh của cán bộ đoàn viên công đoàn và dư luận trong hệ thống công đoàn như trên (có thể đúng và chưa đúng). Để cho tổ chức Công đoàn Việt Nam chúng ta luôn là tổ chức của người lao động, đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động, mang bản chất giai cấp công nhân, luôn là một tổ chức đoàn kết, thống nhất, luôn làm đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà Nước, đáp ứng được kỳ vọng của người lao động, tôi kính đề nghị với Đảng đoàn TLĐLĐVN mấy ý như sau:

1/. về phản ảnh Lãnh đao mói của TLĐ có chủ trương nguoc lai nghi quvết đại hội XI CĐVN. và nghị quyết BCH TLĐLĐVN:

Đề nghị Đảng Đoàn TLĐLĐVN nghiêm túc xem xét lại các chủ trương đã ban hành, cái nào đã đúng thì giải thích cho người lao động và tiếp tục thực hiện, cái nào chưa đúng cần tiếp thu chỉnh sửa cho phù hợp với nghị quyết Đại hội XI và của BCH. Nhất là việc phân cấp phân quyền, chủ trương hướng về cơ sở, tập trung về nhân lực và kinh phí cho cơ sở,

2/. về phản ảnh Đưa người thân quen ngoài tổ chức Công đoàn không cổ kinh nghiệm gì về hoạt động Công đoàn về làm lãnh đạo trong hệ thống Công đoàn nhằm tạo vây cánh lũng đoạn hệ thống công đoàn.

Đồ nghị Đảng đoàn rà xét lại xem trong số những người mới nhận về có ai không có kinh nghiệm về hoạt động công đoàn mà về làm lãnh đạo? Mình có ưu tiên điều động và luân chuyển cán bộ công đoàn có kinh nghiệm chưa?: Đảng đoàn giải thích rõ các trường trường hợp này khi có dư luận, thắc mắc. Và chỗ nào chưa đúng Đảng đoàn cần điều chỉnh cho phù hợp.

Có ai chưa là công chức mà Đảng đoàn đã bổ nhiệm và đề bạt làm lãnh đạo? nếu chưa là công chức thì cần tổ chức thi tuyển công chức cho họ, nếu ai chưa đủ tiêu chuẩn thì cần bổ sung, nếu ai chưa qua thi tuyển chức danh thì cần tổ chức thi tuyển chức danh cho họ.

về trường hợp của đ/c Trần Quốc Bình, Đảng đoàn cần rà soát lại tất cả các khâu: từ việc tiếp nhận cán bộ về công tác tại TLD,bổ nhiệm làm thư ký cho Chủ -tịch, bổ nhiệm phó văn phòng, bổ nhiệm chánh văn phòng-Đảng đoàn, xem khâu nào còn thiếu sót vấn đề gì cần bổ sung ngay, việc này Đảng Đoàn càn khẩntrương thực hiện đừng để ảnh hưởng đến uy tín của các đồng chí Lãnh đạo.

3/. về việc thành lập ban quản lý dự án thiết chế công đoàn tăng thẳm biên chế năng nề, ngược lại chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam, và người lao động phải trả lương bộ máy đó.

về việc này tôi thấy dư luận như vậy đúng, quan điểm cá nhân tôi thấy không cần thiết thành lập ban này mà nên duy trì như hiện tại sử dụng 3 chuyên viên thuộc phòng xây dựng của Ban tài chính là được rồi, tiết kiệm ngân sách và phình biên chế không cần thiết.

Đề nghị Đảng đoàn và Đoàn chủ tịch cân nhắc phản ảnh luồng dư luận, bàn bạc thật kỹ thấu đáo, rồi đưa ra xin ý kiến trong BCH về tổ chức mới này. (sau khi đã được sự đồng ý của Ban Bí thư).

4/. về phản ảnh các mặt bằng đẹp của tổ chức công đoàn đều chủ trương đem đi liên doanh? Mà thực chất là bán các mặt bằng đẹp.

về phản ảnh này tôi đề nghị Đảng đoàn nên cân nhắc thật kỹ lưỡng. Vì đây là tài sản lâu dài của cả hệ thống công đoàn được duy trì qua nhiều thế hệ nhiều nhiệm kỳ, đây không những là tài sản của công đoàn mà còn là nơi gắn bó bao kỷ niệm, bao sự kiện của cả hệ thống công đoàn Việt Nam, bán đi thì dễ nhưng duy trì lại cho các thế hệ sau mới là khó. Do đó tôi kính đề nghị Đảng đoàn nghiêm túc xem xét khu nào 0 thể duy trì được buộc lòng mới liên doanh, mới bán, còn nên giữ lại. về việc này tôi kiến nghị mấy ý kiến như sau:

a/ Mặt bằng 14 Trần Bình Trọng: Đã được Đảng đoàn nhiệm kỳ trước chủ trương cho công ty du lịch công đoàn vay 60 tỷ để đầu tư khai thác hiệu quả khu này và điều này nằm trong tầm tay của công ty du lịch công đoàn. Tất cả các thành viên của Đảng đoàn nhiệm kỳ trước đều đồng ý với chủ trương này, nay các đ/c đều còn đó chỉ có đ/c Bí thư Đảng đoàn là mới, vậy chủ trương của Đảng Đoàn cũ là sai hay sao các đồng chí? (Đảng đoàn chủ trương sẽ giữ lại vĩnh viễn toàn bộ khu 14 Trần Bình Trọng, số 1 Yết kiêu cho tổ chức công đoàn, không liên doanh và cũng không cổ phần hóa). Do đó tôi đề nghị Đảng Đoàn không liên doanh khu 14 trần Bình Trọng.

b/. Khu nhà khách TLĐLĐVN tại Đà lạt: Đảng đoàn và ĐCT TLĐLĐVN đã đổ ra bao nhiêu công sức mới có được một khu nhà khách đẹp như vậy. Để khai thác hết tiềm năng của khu nhà khách này, Đảng Đoàn đã duyệt chủ trương đầu 150 tỷ tư xây dựng thêm khách sạn 4 sao, và nhà khách đã thuê mướn đơn vị tư vấn thiết kế. Nơi đây gìn giữ bao kỷ niệm về hoạt động công đoàn của tỉnh Lâm Đồng và của TLĐLĐVN. Do đó tôi kính đề nghị Đảng đoàn nên đầu tư khai thác thế mạnh của nhà khách này và không nên liên doanh.

c/. Lãnh đạo nhà khách văn phòng B có phản ảnh là, trước đây theo đề nghị của LĐLĐ TP Hồ chí Minh muốn hợp nhất khách sạn Rạng đông và tòa nhà 7 tầng, 8 tầng của VPB liên doanh mở khách sạn 5 sao, và TLĐ đồng ý chủ trương này. Nhưng nay LĐLĐTP và khách sạn Rạng Đông không muốn liên doanh nữa. Liên doanh mở khách sạn 5 sao không thành, do đó lãnh đạo nhà khách văn phòng B muốn xin tự đầu tư. Theo tôi Đảng Đoàn nên ủng hộ đề xuất này.

5/ về xây dựng khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa tại Lý Sơn:

Đây là chủ trương lớn của BCH TLĐLĐVN, được sự đồng tình rất lớn của Đoàn viên, người lao động và nhân dân yêu nước trong cả nước, họ đã đóng góp từng ngày lương khó khăn của mình về để xây dựng các khu tưởng niệm này: do đó tôi Kính đề nghị Đảng đoàn cần tập trung chỉ đạo thực hiện chủ trương rất được lòng dân này.

Kính thưa các đồng chí, với trách nhiệm của mình với Đảng, với tổ chức công đoàn, trăn trở về thực tế hoạt động của tổ chức công đoàn, tôi xin chân thành phản ảnh tâm tư tình cảm của cán bộ công đoàn các cấp, và kiến nghị với Đảng đoản những nội dung trên, kính đề nghị các đồng chí xem xét và quyết định, trên tinh thần cố gắng giữ được bản chất của giai cấp công nhân, và tổ chức công đoàn, công khai, dân chủ, đoàn kết, tất cả hướng về cơ sở, tất cả vì người lao động.

Trân Trọng kính chào các đồng chí.

Người phản ảnh và kiến nghị

Đặng Ngọc Tùng

 

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Xây dựng cơ chế tài chính độc lập cho hoạt động của công đoàn và các thành viên

Phan Thanh Hung

VNTB – 29 ngàn tỉ đồng là dành để cạnh tranh với công đoàn độc lập?

Phan Thanh Hung

VNTB – Công đoàn độc lập Việt Nam cần có những định chế tài chính thích hợp

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo