Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thực chất vấn đề môn lịch sử “tự chọn” là thế nào ?

 

Dương Tử

 

(VNTB) – Có người chua chát nói, sách lịch sử bị viết xuyên tạc cắt xén sai sự thật thì thà không học sử còn lành hơn. Nghe cũng còn có chút lý lẽ! 

 

(trao đổi với tác gỉa Mai Lan nhân đọc bài “Lịch sử phải là môn bắt buộc”

https://vietnamthoibao.org/vntb-lich-su-phai-la-mon-bat…/)

 

***

Cơn tranh cãi “BỎ DẠY MÔN LỊCH SỬ” do đâu bùng ra làm tán loạn cả truyền thông  báo chí cũng như mạng xã hội? 

Truy tìm chỉ thấy một nguồn sự thật. Sự thật duy nhất là “Môn sử là môn tuỳ chọn cho học sinh lớp THPT bắt đầu từ lớp 10“. Chỉ có từ lớp 10 thì môn Sử mới là môn tuỳ chon. 

Từ lớp 4 đến lớp 9 môn Sử là vẫn là môn bắt buộc, chẳng phải bàn cãi. 

Từ lớp 10 trở đi là chương trình nâng cao hướng nghiệp. Cái này đã được đem ra xin ý kiến toàn dân góp ý thảo luận công khai từ mấy năm trước. Vậy mà bây giờ lại sinh chuyện tầy đình ? 

Phải tìm cho ra nguyên nhân chứ ! Manh mối đầu tiên nhanh chóng “tự” hé lộ: đám nhà báo viết ẩu trong “Truyền Thông Nhà Nước”. 

Thời buổi tràn ngập thông tin, người đọc thường chỉ lướt qua cái tít (đầu đề) chữ to in đậm mà thôi. Vì vậy thủ thuật bẩn của báo chí và MXH là bất chấp nội dung, rút cái tít sao cho đánh mạnh vào cảm xúc là đủ dẫn dắt dư luận xã hội thật rồi. (Fb Trần Gia Ninh)

Truyền thông khi rút tít (đặt đầu đề) cho bài viết chỉ cần dùng thủ thuật ghi phần đầu: “Môn sử là môn tự chọn” mà bỏ cụm từ “cho bậc THPT từ lớp 10” thì hiệu ứng dẫn dắt dư luận thành ra  Bỏ môn lịch sử ngay thôi. 

Báo nhà nước dùng “thủ thuật rút tít” như thế này đây. 

B- Đưa tin không rõ ràng và hoặc cắt xén, bóp méo:

Học sinh tự chọn môn học: liệu có bị định hướng? – báo Phụ Nữ

Môn sử: nên tự chọn hay bắt buộc? – Tuổi Trẻ online

‘Lịch sử không thể là môn tự chọn’ – vnexpress

Xếp lịch sử là môn tự chọn chẳng khác nào xóa sổ – vnexpress

Bộ Giáo dục giải thích tại sao lịch sử là môn tự chọn -vietnamnet.Vn

Đưa lịch sử làm môn tự chọn: một dự thảo thiếu cơ sở khoa… – INFONET.Vietnamnet.Vn

Học sinh tự chọn môn học: nỗi lo môn lịch sử bị ghẻ lạnh … -Vtc.vn

Lịch sử sẽ là môn học tự chọn – báo điện tử vnmedia (vnpt)

Lịch sử là môn tự chọn, nguy cơ bị xóa trắng, giáo viên lo…-vietgiaitri.com/

Lịch sử là môn tự chọn, nguy cơ bị ‘xóa trắng’, giáo viên … –baomoi.com

Tại sao xếp lịch sử vào môn tự chọn  – petrotimes.Vn

Chuyện Làng Sử học bỗng nhiên nóng rẫy đành đạch.

Mạng xã hội vẫn ồn ào vấn đề môn Sử tự chọn ở cấp 3. Dai dẳng quá ! Khổ quá ! Tuy nhiên…

Đa số phản đối chỉ biết mỗi câu “học sinh được tự chọn môn Sử hoặc môn khác”. Đó là chuyện ngoại biên của môn Sử. 

Chuyện nội hàm thì chẳng mấy người bàn cho ra nhẽ.

Các nhà giáo dục tỉnh táo nhận thấy đó là cách giảm tải cần thiết giúp hs cấp 3 chọn ngành thích hợp hướng nghiệp sau này. Chuyện này đã bàn thấu  từ gần chục năm trước rồi. 

Các em vẫn chọn Sử nâng cao ở bậc THPT nếu dự tính đi vào các nghề khoa học xã hội nhân văn và ngôn ngữ. 

Nếu không chọn Sử cấp 3 thì 6 năm học Sử cũng đủ rồi. Không sao cả.

NÓI CÓ SÁCH MÁCH CÓ CHỨNG ĐÂY.

Xin thưa, học sinh lớp 4 đến lớp 9 đã học 6 cuốn sử từ Lịch sử Việt Nam đến lịch sử thế giới. Đủ kiến thức lịch sử cơ bản rồi đấy (Ba cuốn sử 10, 11 và 12 tương tự như cấp 2 nhưng rộng và sâu hơn theo cấu trúc đồng tâm).

Xin đọc lướt 4 trang mục lục kèm theo dưới đây sẽ nhận thức vấn đề đúng đắn hơn (tạm dẫn lịch sử lớp 6, 8 và 9).

Sách Giáo Khoa Lịch Sử Lớp 4

Nhà cung cấp: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

MỤC LỤC

Phần 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN)

Phần 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (từ năm 179 TCN đến năm 938)

Phần 3: Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009)

Phần 4: Nước Đại Việt thời Lý (Từ năm 1009 đến năm 1226)

Phần 5: Nước Đại Việt thời Trần (Từ năm 1226 đến năm 1400)

Phần 6: Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (Thế kỉ XV)

Phần 7: Nước Đại Việt thế kỉ XVI-XVII

Phần 8: Buổi đầu thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1858)

Môn lịch sử ở Miền Nam trước 1975 dưới chế độ VNCH

  • 1. Giáo dục phổ thông VNCH được chia thành Tiểu học và Trung học. Môn Sử ở Tiểu học đứng riêng một mình, gọi là môn Quốc sử, nhưng đến Trung học (từ lớp 6 – lớp 12) thì “tích hợp” thành môn Sử – Địa, không còn môn Sử riêng nữa.

  • 2. Thời lượng dành cho Sử (đúng hơn là dành cho môn Sử – Địa) là không lớn – luôn nằm trong số vài môn ít giờ nhất, mà lại là ít giờ nhất cho cả hai môn gộp 1 là Sử và Địa! (xem hình 2 và hình 3).

  • 3. Giáo dục phổ thông VNCH có nhiều chương trình (như Tổng hợp, Kỹ thuật, Nông Lâm Súc), tùy vào nội dung và mục tiêu của mỗi chương trình mà các môn học được quy định và lựa chọn khác nhau. 

  • Từ lớp 8, học sinh đã bắt đầu được tự chọn, số môn tự chọn tăng dần, số môn bắt buộc giảm dần; cho đến lớp 12 thì cơ bản chỉ còn 2 môn bắt buộc, nhưng không có môn Sử! Số môn bắt buộc giảm từ 4 môn (lớp 10), xuống 3 (lớp 11), rồi đến lớp 12 thì chỉ còn 2 môn, đó là Y tế và Thể dục!  

(nguồn: tham khảo sách “Giáo Dục Phổ Thông Miền Nam Việt Nam” (Ngô Minh Oanh chủ biên, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2019.- Thái Hạo Fb).

 Hóa ra, môn Sử phổ thông toàn quốc bây giờ vẫn học theo môn Sử miền Nam trước 1975 đấy.

 

Kết

Quan trọng nhất là phải có một BỘ SỬ khách quan trung thực. Đó là điều kiện CẦN. Sau đó hãy bàn tới việc dạy học môn Sử (điều kiện Đủ).

Nhiều vấn đề tồn nghi trong lịch sử Việt Nam vẫn còn đây, thách thức giới sử học nước nhà.

– Thời  đại Hùng vương chỉ là truyền thuyết, huyền  sử, do sử sách Trung Quốc ghi lại… Hãy nói thẳng rằng do thời đó Việt Nam chưa có văn tự làm sử liệu. nên phải dùng tạm. Bây giờ chỉ có thể trông cậy vào ngành khảo cổ Việt  Nam thôi. Thành thực với học trò là hơn cả.

– Đánh giá hai lực lượng Tây Sơn và nhà Nguyễn sao cho công bằng ?

– Hiệp định Geneva thực chất thế nào ? Hiệp định Paris ra sao, còn  hiệu lực không?

– Viết chương sách “Di sản và hệ lụy Liên Xô” như thế nào?

– Hai cuộc chiến biên giới Tây Nam và biên giới phiá Bắc và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được diễn giải ra sao?

Than ôi, vấn đề của môn Sử bị đánh lạc hướng là: nội dung sách có trung thực khách quan hay là bị viết theo “định hướng chính  trị” ? Nhiều người bị đánh lạc hướng hoặc tự mình thích chệch khỏi vấn đề rồi né tránh vấn đề  nóng thực sự.

Có người chua chát nói, sách lịch sử bị viết xuyên tạc cắt xén sai sự thật thì thà không học sử còn lành hơn. Nghe cũng còn có chút lý lẽ (Fb NgocPhung Hoai).

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh lại… hết vắc-xin

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Cái loa rao giảng xây dựng đảng và án tù 14 năm

Phan Thanh Hung

VNTB – Nguyễn Tuân nhà văn áp dụng “Khổ nhục kế” để tiến thân

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.