Tử Long
(VNTB) – Mạng xã hội lan truyền hình ảnh giản dị của bậc chân tu Thích Chân Quang tại một phòng trưng bày xe hơi.
Hôm 28-5 mạng facebook đưa tấm hình chụp một tài khoản Nguyễn Long, với nội dung bày tỏ lòng biết ơn của vị khách hàng “Thầy Thích Chân Quang” (các chữ viết hoa là nhấn mạnh của tài khoản Nguyễn Long). Có lẽ đây là ảnh do bọn phản động và thế lực thù địch chế ra để bôi nhọ thầy Quang. Bởi làm sư thầy lại là bậc chân tù, ai lại làm thế!
Theo người này khách hàng Thích Chân Quang đã an nhiên bỏ ra một khoản tiền 2 tỷ đồng – tương đương 80.000 đô la Mỹ để mua một chiếc xe Volkswagen Viloran màu đỏ nâu thanh lịch. Khách hành Thích Chân Quang ra quyết định mua xe chỉ trong “một nét nhạc” đăng kèm hình ảnh là thầy mặc áo tu hành, ngồi lướt điện thoại một cách thanh lịch, kín đáo và sang trọng trong phòng trưng bày xe hơi.
Người đăng tin còn ao ước mọi khác hàng cũng sẽ khiêm nhường, dứt khoát, quả quyết, nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ đầy uy lực, và và “tuyệt đối là không trả giá bởi vì “Điều thiện lành và an lành không nằm ở lúc trả giá!”
Hiện tại thì dòng xe hơi Volkswagen Viloran đang có đợt quảng bá tại Bà Rịa Vũng Tàu, và đơn vị được ủy quyền phân phối các dòng xe Volkswagen Thương hiệu Đức nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam là Công ty TNHH Ô Tô Hoàng Gia Sài Gòn.
Nếu nói theo chiêu trò quảng cáo, tiếp thị thì rất có thể Thầy Thích Chân Quang chỉ là một vai diễn trong kịch bản chào bán dòng xe Volkswagen Viloran tại Việt Nam trong bối cảnh tiền cúng dường ở các chùa chiền tại mùa Đại lễ Phật đản vừa qua.
Khả năng của thuyết âm mưu này còn vì vị khoác áo nhà tu gọi là Thầy Thích Chân Quang đó là trụ trì chùa Thiền Tôn Phật Quang thuộc tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhấn rõ điều này vì Giáo sản là hệ thống tự viện và những tài sản thuộc tự viện đều chịu sự quản lý của Giáo hội, và các nội dung này đã được quy định tại Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo đó ở Chương XII về “Tài chính – Tài sản” từ điều thứ 76 cho đến điều thứ 79, khi một vị tỳ kheo khi xuất gia thì tất cả tài sản được sử dụng đó đều thuộc về tăng (tăng đoàn). Lý do là nếu tỳ kheo ấy không là hiện diện của tăng, của tam bảo thì không ai công đức. Dù tỳ kheo một mực khẳng định là tài sản của mình, thì vị tỳ kheo đó cũng không được phép tự ý định đoạt quyền sở hữu tài sản đó.
“Tuy nhiên xét về pháp luật dân sự chung của quốc gia thì tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam đó là về quyền tài sản của công dân. Cụ thể: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
Như vậy, các nhà sư như Thích Chân Quang vừa có tư cách là nhà tu hành, chức sắc, chức việc nhưng đồng thời cũng có tư cách của một công dân. Do vậy, sư trụ trì cũng được hưởng quyền tài sản một cách toàn vẹn mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào; tức nếu Thích Chân Quang, tục danh Vương Tấn Việt là chủ sở hữu hợp pháp xe hơi Volkswagen Viloran, thì đây có thể được xem là tài sản riêng của cá nhân người có pháp danh Thích Chân Quang”.
Luật sư Trần Thành (Đoàn Luật sư TP.HCM) đã lưu ý như trên về chuyện Thích Chân Quang mua xe hơi là vậy; và nói thêm rằng, “tuy có thể là tiền cúng dường như cách hiểu của Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhưng nếu muốn định đoạt quyền sở hữu chung – riêng đối với Thích Chân Quang, một nhà tu có học hàm tiến sĩ luật, thì không phải là… ‘dễ xơi’!”
1 comment
Bằng chứng giấy trắng mực đen, ký tên của người đặt cọc đâu bạn.
Tài sản mà cọc lớn cả 100 triệu nói miệng à bạn.
Mua tài sản mà cọc là 2 bên đã ký và giữ 2 tờ làm chứng rồi.
Nói xuông như bài đăng, ko chứng cứ, ko chỉ luật mà người đọc vẫn biết là chiêu trò.