Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thuyết âm mưu ‘công bố dịch nhận tài trợ’ là sao?

Nam Kha

 

(VNTB) – Quan điểm công bố dịch để nhận tài trợ nên được nhìn nhận dưới góc độ ‘thuyết âm mưu’ … 


Thời gian gần đây xuất hiện một quan điểm thu hút nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội Facebook.

Nhà nước Việt Nam khôn nhở, công khai số dịch để nguồn tài trợ [chống dịch] tìm đến.”

Quan điểm này gặp không ít sự phản đối. 

Theo một người dùng mạng xã hội, ông Hưng Phạm Ngọc phân tích.

Năm nay dự toán thu ngân sách của riêng TP HCM là 405,000 tỷ đồng, tức đổ đồng mỗi ngày thu vào 1,100 tỷ, tương đương 50 triệu USD.

Việc công khai dịch bệnh dẫn tới những quyết định kiểm soát lây lan sẽ ảnh hưởng kinh tế, chắc chắn khiến ngân sách thất thu, và thất thu không nhỏ.

Vì lẽ đó, tôi cho rằng lập luận chính quyền công khai tình hình dịch bệnh để kiếm vài triệu viện trợ từ Mỹ, hay vài chục triệu từ các tổ chức quốc tế là ngớ ngẩn. Có thể gọi là stupid news.”

Ông Hưng Phạm Ngọc sẽ hoàn toàn có lý nếu như bỏ qua thời gian mà thuyết âm mưu đó hình thành. Không phải là sau gói viện trợ của Mỹ mà sau khi Việt Nam không nằm hoặc chưa nằm trong nhóm nước nhận nguồn tài trợ của IMF, lên đến 50 tỷ Mỹ kim và Worldbank với gói 10 tỷ Mỹ kim. Nhóm nước mà cả hai cơ quan nhắm đến là các quốc gia có thu nhập thấp và các nước đang phát triển, có nghĩa con số mà Việt Nam có thể nhận không chỉ dừng ở mức vài triệu Mỹ kim như ông Hưng Phạm Ngọc diễn giải.

Thứ hai, đặt trường hợp con số nhận tài trợ chống dịch Vũ Hán lên đến đơn vị tỷ Mỹ kim, và con số này so với ngân sách nhà nước thất thu vẫn là ‘quá nhỏ’ [theo quan điểm của ông Hưng Phạm Ngọc] thì điều đó cũng không thể khiến thuyết âm mưu trên trở thành một ‘tin tức ngốc nghếch’ được. Thất thu ngân sách đồng nghĩa với việc nếu có thêm nguồn chi [chống dịch] ngoài ngân sách chừng nào thì tốt chừng đó theo đúng tinh thần ‘một miếng khi đói, một gói khi no’. Có thể hiểu quan điểm này qua trường hợp Vĩnh Phúc mất 200 tỷ đồng ngân sách cho 2 tháng triển khai phòng chống dịch, và 8 triệu Mỹ kim [nếu được viện trợ] sẽ giúp đỡ rất nhiều cho ngân sách.

Quan trọng hơn quan điểm công bố dịch để nhận tài trợ nên được nhìn nhận dưới góc độ ‘thuyết âm mưu’ thay vì ‘stupid news’. 

Thuyết âm mưu là thuyết xuất hiện khi công chúng đã trải qua môi trường định hướng trong một thời gian dài, niềm tin người dân đối với nhà nước bị suy giảm như là hệ quả của tiến trình tuyên truyền thông tin trước đó. Thuyết này tồn tại hợp lý trong bối cảnh trước đó số lượng du khách Trung Quốc [trung tâm bùng phát dịch với ca nhiễm xuất hiện từ tháng 11-2019] qua lại Việt Nam đông đúc qua gói ‘tour 0 đồng’ trong ngành du lịch, nhưng con số nhiễm duy trì ở mức 16 trường hợp. 

Mặt tích cực của thuyết âm mưu trong trường hợp này sẽ giúp người dân cảnh giác và tăng khả năng tự bảo vệ cá nhân. Thứ hai thuyết này sẽ giúp nhà nước tự vận động để gia tăng tính minh bạch ở nhiều lĩnh vực trong tương lai, tôn trọng đa dạng thông tin thay cho coi trọng định hướng – tuyên truyền. Và cả hai đều hoàn toàn tốt cho phát triển môi trường xã hội lành mạnh trong tương lai.

Lưu ý rằng, dựa trên nhìn nhận các quan điểm trên mạng xã hội, bài viết này ra đời không nhằm mục đích cổ vũ thuyết âm mưu, hay coi thuyết âm mưu ‘công bố dịch để nhận viện trợ’ là đúng hay sai, mà chỉ hướng đến diễn giải quan điểm trên theo nhiều khía cạnh theo đúng tinh thần tự do ngôn luận được đề ra.

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Phóng sự ảnh: Cần dỡ luôn phên giậu trong tư tưởng ‘bề trên’ Hà Nội

Phan Thanh Hung

VNTB – Phóng sự ảnh: Đại lễ cầu siêu cho hàng chục ngàn đồng bào đã mất vì Covid-19

Phan Thanh Hung

VNTB – Ngày Phụ nữ 8/3 và “cô Vi”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo