Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam
(VNTB) – Quyền riêng tư không phải là một đặc ân — đó là một quyền cơ bản. Và chính tất cả chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ nó.
Gian Hàng Triển Lãm “Dân Chủ Cho Việt Nam”
(TAIPEI INTERNATIONAL CONVENTION CENTER, Đài Loan)
Tiểu Luận: “Quyền Kỹ Thuật Điện Tử và Cách Bảo Vệ Quyền Riêng Tư”
Kính chào quý vị,
Cảm ơn quý vị đã dành thời gian lắng nghe về một vấn đề vô cùng quan trọng trong thời đại công nghệ: quyền kỹ thuật điện tử, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền riêng tư, và ý nghĩa của nó đối với Việt Nam.
Trong thời đại số hóa, công nghệ đã thay đổi cách chúng ta kết nối, làm việc và tranh đấu cho những giá trị công bằng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, chúng ta cũng đối diện với những nguy cơ lớn, đặc biệt là tại những quốc gia như Việt Nam, nơi quyền tự do ngôn luận, quyền truy cập thông tin và quyền riêng tư đang bị đàn áp.
Tình Hình Quyền Kỹ Thuật Điện Tử ở Việt Nam
Luật An ninh mạng năm 2019 trao cho nhà cầm quyền quyền lực rộng lớn để kiểm duyệt nội dung, giám sát hoạt động trực tuyến và đàn áp tiếng nói bất đồng. Các blogger, nhà báo độc lập và nhà hoạt động khi lên tiếng thường phải đối diện với sự quấy rối, bỏ tù, hoặc tệ hơn nữa. Ví dụ, nhà hoạt động như Phạm Đoan Trang đã bị kết án tù vì các hoạt động vận động trên mạng, cho thấy internet ở Việt Nam không được sử dụng để trao quyền cho người dân, mà là để kiểm soát họ.
Quyền riêng tư gần như không tồn tại. Người dùng internet bị giám sát chặt chẽ, và các nền tảng trực tuyến bị áp lực phải tuân thủ yêu cầu kiểm duyệt và chia sẻ dữ liệu. Điều này tạo ra một không gian sợ hãi, khiến người dân ngần ngại lên tiếng, ngăn cản diễn ngôn công cộng và các lý tưởng dân chủ. Khi quyền riêng tư bị xâm phạm, nhà cầm quyền và các tập đoàn có thể đàn áp tiếng nói bất đồng, thao túng và kiểm soát thông tin. Ở Việt Nam, sự thiếu quyền riêng tư bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận – điều cốt lõi của dân chủ. Không có quyền riêng tư, người dân không thể tổ chức, lên tiếng hay vận động cho sự thay đổi mà không lo bị trả thù.
Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Quyền Riêng Tư?
Dù gặp nhiều thách thức, vẫn có những giải pháp thiết thực:
1. Nâng Cao Nhận Thức:
Đa số người dùng ở Việt Nam chưa ý thức được họ đang bị giám sát như thế nào. Các chương trình giáo dục và nâng cao hiểu biết về quyền kỹ thuật số có thể giúp người dân hiểu được quyền lợi của họ và tự bảo vệ họ tốt hơn.
2. Sử dụng các công cụ tăng cường quyền riêng tư:
Các ứng dụng nhắn tin mã hóa như Signal, VPN, và trình duyệt tập trung vào quyền riêng tư như Tor có thể giúp vượt qua kiểm duyệt và bảo vệ liên lạc an toàn.
3. Vận động sự ủng hộ từ quốc tế:
Các tổ chức nhân quyền và chính phủ dân chủ cần gây áp lực buộc Việt Nam tôn trọng quyền kỹ thuật số. Việc nêu bật các trường hợp cụ thể có thể nâng cao nhận thức trên thế giới và thúc đẩy trách nhiệm giải trình.
4. Tăng cường vận động từ cộng đồng người Việt hải ngoại:
Cộng đồng người Việt hải ngoại có thể khuếch đại tiếng nói bị bóp nghẹt, hỗ trợ các nhà hoạt động trong nước, và hợp tác với các tổ chức như Access Now để cung cấp tài nguyên và đào tạo.
5. Áp lực thay đổi:
Các quốc gia dân chủ cần đưa các điều khoản về quyền kỹ thuật số vào các hiệp định thương mại và quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhằm bảo đảm trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm.
Hướng Đi Phía Trước
Bảo vệ quyền riêng tư ở Việt Nam là một phần của cuộc đấu tranh lớn hơn vì dân chủ và tự do. Quyền riêng tư bảo đảm rằng con người có thể lên tiếng, tổ chức và vận động mà không sợ hãi. Đây không chỉ là vấn đề cá nhân — mà là vấn đề nhân quyền.
Là cá nhân, chúng ta có thể thực hiện các bước để tự bảo vệ mình. Là một cộng đồng toàn cầu, chúng ta phải bảo đảm rằng không gian kỹ thuật số vẫn là công cụ để trao quyền, chứ không phải để đàn áp. Hãy cùng đứng về phía Việt Nam và những nơi khác trên thế giới đang đấu tranh cho quyền kỹ thuật số của họ.
Quyền riêng tư không phải là một đặc ân — đó là một quyền cơ bản. Và chính tất cả chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ nó.
Xin cảm ơn.
______________________
(BẢN GỐC)
Mini-Talk: “Digital Human Rights and How to Protect Privacy”
Good afternoon, ladies and gentlemen,
Thank you for the opportunity to speak on a critical issue: digital human rights, the importance of protecting privacy, and what this means for a country like Vietnam.
In the digital age, technology has reshaped how we connect and advocate for change, but it also brings serious challenges. For Vietnam, the fight for freedom of expression, access to information, and privacy is deeply linked to broader struggles for human rights.
The State of Digital Human Rights in Vietnam
The Cybersecurity Law of 2019 grants the authorities broad powers to censor content, monitor online activity, and suppress dissent. Bloggers, independent journalists, and activists who speak out face harassment, imprisonment, or worse. For example, activists like Phạm Đoan Trang have been jailed for her online advocacy, highlighting how the internet in Vietnam is used not to empower, but to control.
Privacy is almost non-existent. Internet users are closely monitored, and platforms are pressured to comply with demands for censorship and data sharing. This creates a climate of fear where people hesitate to speak freely, preventing public discourse and democratic ideals. When privacy is violated, the authorities and corporations can suppress dissent, manipulate information, and control narratives. In Vietnam, the lack of privacy stifles freedom of expression, which is essential for democracy. Without privacy, people cannot organize, speak, or advocate for change without fear of retaliation.
Solutions to Protect Privacy in Vietnam
Despite these challenges, there are ways to protect digital privacy:
- Educate and Empower:
Many users in Vietnam don’t know how their data is monitored. Digital literacy programs can help people understand their rights and safeguard their online presence. - Use Privacy-Enhancing Tools:
Encrypted messaging apps like Signal, VPNs, and privacy-focused browsers like Tor can help bypass censorship and secure communication. - Advocate for International Support:
Human rights organizations and democratic governments must pressure Vietnam to respect digital rights. Highlighting specific cases that can raise international awareness and create accountability. - Strengthen Diaspora Advocacy:
The Vietnamese diaspora can amplify suppressed voices, support local activists, and collaborate with organizations like Access Now to provide resources and training. - Pressure for Changes:
Democratic nations must include digital rights provisions in trade agreements and diplomatic talks with Vietnam, ensuring accountability for violations.
The Path Forward
Protecting privacy in Vietnam is part of a larger fight for democracy and freedom. Privacy ensures people can speak, organize, and advocate without fear. It’s not just a personal issue—it’s a human rights issue.
As individuals, we can take steps to protect ourselves. As a global community, we must ensure digital spaces remain tools for empowerment, not oppression. Let’s stand in solidarity with Vietnam and others worldwide fighting for their digital rights.
Privacy is not a privilege—it’s a fundamental right. And it’s up to all of us to defend it.
Thank you.