Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tô Lâm là ai? (Bài 10)

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Động cơ thực sự của BCA là ngăn chặn MSFJ cùng các tổ chức khác báo cáo các hành vi vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.

 

Bài 10: Công An Việt Nam bắt giữ người báo cáo vi phạm nhân quyền

 

 

Bài 1: Các chiến công lẫy lừng của nguyên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm

Bài 2: Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức – Tô Lâm lừng danh thế giới

Bài 3:  Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái (*)

Bài 4:  Tô Lâm có vô can vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?

Bài 5: Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm

Bài 6: Công an đàn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hòa đòi công lý môi trường

Bài 7: Đàn áp người biểu tình phản đối dự luật đặc khu 

Bài 8: Chính phủ Việt Nam đàn áp giáo dân người Thượng và người Mông

Bài 9: Bộ Công an đẩy mạnh chiến dịch xóa sổ các tổ chức tôn giáo không đăng ký

 

 

Người dân có quyền báo cáo các vi phạm nhân quyền của chính phủ nước mình lên Liên Hiệp Quốc (LHQ). Các tổ chức và cơ chế của LHQ, như Ủy ban Nhân quyền và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền, cho phép cá nhân và tổ chức gửi khiếu nại về các vi phạm nhân quyền. Việc báo cáo này có thể tạo ra áp lực quốc tế và thúc đẩy chính quyền vi phạm cải thiện tình hình nhân quyền. Việc báo cáo vi phạm nhân quyền là một bước quan trọng để bảo đảm sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của người dân. Mặc dù những nỗ lực này có thể gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng đó là một phần quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và tôn trọng nhân quyền. Nếu chính quyền bắt giữ hoặc trả thù người báo cáo vi phạm nhân quyền, sẽ khiến cộng đồng quốc tế thấy tình trạng vi phạm nhân quyền của quốc gia đó nghiêm trọng và cần có sự can thiệp cách này hay cách khác.(1) 

Vào ngày 6 tháng 3 năm 2024, Bộ công an Việt Nam (BCA) chính thức tuyên bố tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, MSFJ -Montagnards for Justice-(2) là một tổ chức khủng bố.  Động cơ thực sự của BCA là ngăn chặn MSFJ cùng các tổ chức khác báo cáo các hành vi vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam.

Kể từ khi thành lập, MSFJ đã tạo điều kiện cho hàng trăm thành viên của các hội thánh Tin Lành tại gia người Thượng tham gia các khóa đào tạo do các tổ chức khu vực và quốc tế, trong đó có BPSOS, huấn luyện về các công ước nhân quyền của LHQ, luật Việt Nam, xác định và ghi lại các hành vi vi phạm quyền và vận động quốc tế. Bộ công an đe dọa sẽ truy tố hình sự bất kỳ ai tham gia các khóa đào tạo thông qua MSFJ: “.. bất kỳ ai tham gia, tuyên truyền, dụ dỗ, kích động người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ từ MSFJ; tham gia các khóa đào tạo do MSFJ cung cấp; hoạt động theo sự chỉ đạo của MSFJ… có tội ‘khủng bố’ hoặc ‘hỗ trợ khủng bố’ và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.” 

Trang web của BCA xử Y Quynh Bdap vắng mặt  với án tù mười năm chỉ rõ mối đe dọa thực sự đối với bất kỳ ai bất chấp cảnh báo của bộ công an. Vào ngày 8 tháng 3 năm 2024, trang web chính thức của Quốc Hội Việt Nam đã đăng lại thông tin BCA xếp MSFJ vào hàng tổ chức khủng bố, cho thấy cả hành pháp, lập pháp và tư pháp tại Việt Nam cùng tạo áp lực lớn cho MSFJ và ngăn cản người Thượng ở Việt Nam tham gia các khóa đào tạo về các công ước nhân quyền của LHQ cũng như báo cáo các hành vi vi phạm quyền tự do tôn giáo. 

Phần lớn các báo cáo vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được gửi đến các Cơ quan Hiệp ước và Thủ tục Đặc biệt của LHQ cũng như Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, USCIRF và các phái đoàn ngoại giao phương Tây tại Việt Nam đều do MSFJ thực hiện, chuyển giao qua BPSOS, một tổ chức đã bị chính quyền Việt Nam liên tục tố cáo là “phản động tích cực hướng lái hoạt động của tổ chức đi sâu vào các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”, chống phá Việt Nam quyết liệt ở cả trong và ngoài nước.,”.

Động cơ của BCA trở nên rõ ràng khi cho cô H’biap Krong, một nhà bảo vệ nhân quyền người Thượng là thành viên của MSFJ. Cô  Krong không là thành viên của MSFJ, nhưng là một nhân viên của BPSOS và có quan hệ với nhiều giới chức quốc tế. Cô Krong đã hướng dẫn và cố vấn cho các thành viên của MSFJ cũng như các thành viên của HHRC. Để tăng thêm áp lực lên cho cô, BCA cũng quy kết em gái H’Sarina Krong của cô là thành viên của MSFJ mặc dù cô này không quan tâm và chưa thực hiện bất kỳ công tác vận động nào.

Lấy cớ ứng phó với vụ xả súng ngày 11 tháng 6 tại tỉnh Đắk Lắk, BCA ngày càng nhắm vào người Mông và người Thượng theo đạo Thiên Chúa đã chạy sang Thái Lan để xin tị nạn tại Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Người Tỵ Nạn (UNHCR), đặc biệt là các thành viên của Giáo Hội Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên (ECCCH) (3) Người Thượng Đứng lên vì công lý (MSFJ) và Liên Minh Nhân Quyền Người H’Mông (HHRC).(4)

 

BCA nhắm vào Tổ chức Người Thượng Vì Công Lý (MSFJ) tại Thái Lan

MSFJ, được thành lập tại Thái Lan vào năm 2018 và thành một tổ chức NGO tại Virginia, Hoa Kỳ vào năm 2023, là đơn vị liên lạc quốc tế cho các cộng đồng người Thượng có nguy cơ bị đàn áp về chính trị và tôn giáo ở Việt Nam. Tổ chức này cũng giúp những người Thượng theo đạo Thiên Chúa học cách xác định và báo cáo các hành vi vi phạm nhân quyền. Các thành viên của MSFJ đã tham dự nhiều diễn đàn quốc tế để báo động về tình trạng đàn áp người Thượng tại Việt Nam, 

MSFJ có mặt tại Hội Nghị Bộ Trưởng thường niên về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế do Liên Minh Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin quốc tế (IRFBA) tổ chức, Hội nghị Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng Đông Nam Á (SEAFORB) thường niên do BPSOS và các đối tác xã hội dân sự đồng tổ chức,  Hội Nghị Thượng Đỉnh Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, do một liên minh gồm khoảng 80 tổ chức xã hội dân sự (CSO) tổ chức. 

MSFJ cung cấp các báo cáo kịp thời về tình hình đàn áp tôn giáo ở Việt Nam cho BPSOS để trình lên Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự Do Tôn Giáo hoặc Niềm Tin (UNSR/FORB), Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR), Văn phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (IRF) của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ (USCIRF). 

Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận rằng MSFJ đã đóng góp phần lớn trong số 92 vụ vi phạm nhân quyền nhắm vào người Thượng ở Tây Nguyên vào năm 2022 do BPSOS đã gửi đến.

Kể từ năm 2021, MSFJ đã làm việc với BPSOS để xác định những người Thượng bị buôn bán đến Ả Rập Xê Út và Campuchia. Rất nhiều người trong số họ đã được giải cứu và hồi hương thành công. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nạn buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đã gửi nhiều thư tố cáo chung đến Chính phủ Việt Nam liên quan đến các trường hợp do MSFJ ghi nhận. Năm 2022, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp hạng Việt Nam vào Bậc 3-tier3- về nạn buôn người, một phần là nhờ những đóng góp của MSFJ.

Từ năm 2019, BCA đã vu cáo MSFJ có mưu đồ thành lập nhà nước Montagnard (“Dega”) độc lập ở Tây Nguyên. Mối nguy hiểm đối với các thành viên MSFJ ở Thái Lan đã tăng lên đáng kể sau hai vụ xả súng ở tỉnh Đắk Lắk sau khi chính phủ vu cáo MSFJ đứng sau những vụ xả súng này. Trên thực tế, MSFJ đã lên án mạnh mẽ những hành vi bạo lực đó.

Để củng cố cho lời buộc tội của mình, vào ngày 21 tháng 12 năm 2023, Đài Truyền hình An Ninh của BCA, đã phát sóng một chương trình có tựa đề “Chân tướng của Y Quynh Bdap, thủ lĩnh nhóm ‘Người Thượng đấu tranh cho công lý’”, cáo buộc Y Quynh Bdap, người sáng lập MSFJ, là FULRO kèm ảnh ông cầm súng tiểu liên. MSFJ nhanh chóng chỉ ra rằng khẩu súng tiểu liên trong ảnh thực chất là một đồ chơi lễ hội súng BB và bức ảnh được chụp tại một khu hội chợ địa phương mà Y Quỳnh Bdap cùng một vài người bạn đã đến chơi vào ngày 28 tháng 10 năm 2022. Những bức ảnh khác được chụp tại khu hội chợ chứng minh sự sai lệch bằng chứng mà BCA sử dụng để buộc tội Y Quynh Bdap và MSFJ trong các vụ nổ súng. Chương trình trên truyền hình cũng phát sóng bức ảnh chụp 13 thành viên MSFJ tại Thái Lan, tất cả đều bị gạch xóa bằng hai vạch chéo lớn màu đỏ đậm. Thâm độc hơn nữa trong diễn trò vu cáo, có những người bí ẩn gửi email cho Y Quynh Bdap từ Việt Nam liên tục để “báo cáo” về diễn biến các vụ bạo động ở Dak Lak. Ông Y Quynh Bdap cho biết không quen biết những người gửi email này.

Bản mô tả của chương trình truyền hình của An Ninh TV đề cập đến sáu đối tượng bị truy nã mà ông là một trong số đó, “Trong số 6 đối tượng bị truy nã đặc biệt … có Y Quynh Bdăp, thủ lĩnh của nhóm FULRO lưu vong có tên “Montagnards Stand for Justice” viết tắt là MSFJ, hoạt động tại Thái Lan. Đây là đối tượng có tiền sử chống đối chính quyền. Mặc dù đã bị đưa đi cải tạo, Y Quỳnh vẫn không tỉnh ngộ mà ngày càng lún sâu hơn vào những sai lầm. “

Vào ngày 19 tháng 6. 2023, sau vụ xả súng, trang web “Ấn phẩm ASEAN” của Chính phủ Việt Nam đã đăng một bài viết có tiêu đề “Bộ mặt thật của nhóm MSFJ” trong đó nêu đích danh Y Quynh Bdap, Y Pher Drue và Y Phic Hdok, cáo buộc họ đã làm theo chỉ thị của những người FULRO ở nước ngoài để “tuyên truyền mở rộng thành viên của nhóm trong nước” và lôi kéo và kích động “người dân huyện Cư Kuin và huyện Krông Ana tham gia các cuộc biểu tình, nổi loạn đòi thành lập ‘Tin Lành Dega’ và ‘Nhà nước Dega’”. Hai huyện này là nơi xảy ra vụ xả súng ngày 11 tháng 6. Bài viết cũng ám chỉ ECCCH, một tổ chức có thành viên ở Thái Lan. 

Vào ngày 21 tháng 6, Công an huyện Chư Sê, tỉnh Đắk Lắk đã công khai đổ lỗi cho MSFJ về vụ việc bạo lực ngày 11 tháng 6, thông qua bài viết có tiêu đề “‘Người Thượng đấu tranh cho công lý – MSFJ – tổ chức phản động lừa dối đồng bào dân tộc thiểu số, gây bất ổn ở Tây Nguyên” và đăng trên trang Facebook chính thức của tổ chức này(5). Bài viết nêu tên cụ thể Y Quynh Bdap và Y Phic Hdok, cư dân Hoa Kỳ, và Y Pher Hdrue có liên quan đến phong trào FULRO, làm theo chỉ thị của những người FULRO lưu vong để mở rộng số lượng thành viên trong nước; dụ dỗ và kích động người dân huyện Cư Kuin.  

Ngày 30 tháng 6 năm 2023, Vietnam News của Chính phủ Việt Nam không chỉ nhắc lại lời buộc tội của cơ quan mà còn đi xa hơn – cáo buộc BPSOS và MSFJ đào tạo người dân ở Việt Nam để xây dựng lực lượng cho các âm mưu phá hoại chống lại Việt Nam 

Tại một hội nghị cấp cao của những người đứng đầu các cơ quan chống khủng bố do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại New York từ ngày 19 đến 22 tháng 6, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục Nội An, BCA, “các tổ chức phản động và cực đoan Việt Nam lưu vong có trụ sở tại một số quốc gia đã lợi dụng các vấn đề dân tộc và tôn giáo, lập căn cứ và chi nhánh, đào tạo cho một số người ở Việt Nam và cử các thành viên của họ vào Việt Nam để chỉ đạo thực hiện các hành vi khủng bố trong nước.”

Bước đầu tiên để truy tố Y Quynh Bdap vắng mặt, vào ngày 4 tháng 7. 2023, lúc 11:30 sáng, các sĩ quan BCA đã buộc cha mẹ ông xác định và ký giấy xác nhận xác định danh tính Y Quỳnh Bdap. Vào ngày 7 tháng 7, BCA tiếp tục đưa ra những cáo buộc sai trái đối với MSFJ, ECCCH và BPSOS, trong bài viết có tiêu đề “BPSOS đã trắng trợn vu khống và bóp méo sự thật sau các cuộc tấn công khủng bố ở Dak Lak”, trong đó BCA đã tấn công BPSOS và xác định MSFJ cũng như ECCCH là hai tổ chức “do những người nước ngoài sống tại Thái Lan lãnh đạo” nằm trong tầm ngắm của BCA. 

Bài báo này cũng đưa tin vào ngày 20 tháng 6, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long đã gặp Cục trưởng Cục Trại giam thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan để “thực hiện hiệu quả ‘Thỏa thuận chuyển giao tù nhân và hợp tác trong thi hành án hình sự’” do Việt Nam và Thái Lan ký năm 2010. Cuộc họp này báo hiệu rủi ro gia tăng đối với người Thượng và những người tị nạn và người xin tị nạn Việt Nam khác tại Thái Lan, và giải thích động cơ của Việt Nam khi tuyên án vắng mặt Y Quynh Bdap – để cuối cùng bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ.

Hôm 11/6. 2024 cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông Y Quynh Bdap với cáo buộc phạm tội nhập cư bất hợp pháp. Các quan chức Thái Lan cho đài phát thanh Hoa Kỳ VOA biết rằng ông Y Quynh Bdap, một nhà hoạt động vì quyền của người Thượng, đã bị bắt ở Thái Lan theo yêu cầu dẫn độ của chính quyền Việt Nam, dựa trên phán quyết của tòa án Việt Nam rằng ông Bdap phạm tội khủng bố và một tòa án ở Thái Lan sẽ đưa ông ta xét xử vào ngày 15/7 tới. Tuy nhiên các phiên tòa đã phải dời lại vài lần. 

Nếu Bdap bị dẫn độ về Việt Nam thì đây sẽ là một chiến bại không chỉ cho việc thượng tôn pháp luật và cho Bdap mà còn cho các nhà bất đồng chính kiến về nhân quyền khác đang mắc kẹt ở Thái Lan và các quốc gia khác. BCA không từ bất cứ điều gì sẽ làm bất cứ điều gì để tìm cách dẫn độ Bdap về Việt Nam như đã làm với Trịnh Xuân Thanh.

Bài sau: Công an truy bắt báo cáo viên người Mông tại Thái Lan.

_______________

Tham khảo:

  1. https://www.facebook.com/watch/?v=721532996027583&rdid=JnFEzrjWgGTvkSqN
  2. https://www.youtube.com/watch?v=VHEED30luTs
  3. https://www.youtube.com/watch?v=Hvk6qg64z8o
  4. https://www.hmonghrc.org/the-hmong-voice
  5. https://www.facebook.com/conganhuyenchuse/posts/pfbid02WDM8SpKc5nQaPWhdnv64doG YGg3cE9zNVGZAcajPLeo2hkGXWfngdxS6FjAyan5el

 


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Tô Lâm là ai? ( bài 3)

Do Van Tien

VNTB – Tô Lâm nhớ rừng

Do Van Tien

VNTB – Những kẻ bắt cóc được Hà Nội tuyên dương

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.