Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tô Lâm là ai ? ( Bài 11)

Quang Nguyên 

 

(VNTB) – Các thành viên chính khác của Nhà thờ Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên ở Thái Lan đến nay vẫn còn bị công an Việt Nam theo dõi và có nguy cơ bị bắt

 

Bài 11: Công an truy bắt báo cáo viên người Thượng và Mông tại Thái Lan

 

Bài 1: Các chiến công lẫy lừng của nguyên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm

Bài 2: Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức – Tô Lâm lừng danh thế giới

Bài 3:  Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái (*)

Bài 4:  Tô Lâm có vô can vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?

Bài 5: Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm

Bài 6: Công an đàn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hòa đòi công lý môi trường

Bài 7: Đàn áp người biểu tình phản đối dự luật đặc khu 

Bài 8: Chính phủ Việt Nam đàn áp giáo dân người Thượng và người Mông

Bài 9: Bộ Công an đẩy mạnh chiến dịch xóa sổ các tổ chức tôn giáo không đăng ký

Bài 10: Công An Việt Nam bắt giữ người báo cáo vi phạm nhân quyền

 

Nhà Thờ Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, Evangelical Church of Christ of the Central Highlands (NTTLĐCTN), trước có tên là Montagnard Evangelical Church of Christ Nhà thờ Tin Lành người Thượng Đấng Christ (MECC), do những những người Thượng theo đạo Cơ Đốc thành lập vào năm 2012.  Những người Thượng này không muốn tham gia Hội Thánh Tin Lành Miền Nam Việt Nam do chính phủ kiểm soát. NTTLĐCTN là tổ chức xã hội dân sự tại Virginia do Mục sư A Ga sáng lập vào năm 2021. Mục sư A Ga là  một người Thượng từng phải tỵ nạn tại Thái Lan vì bị nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo và đã tái định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 9 2018. Kể từ vụ nổ súng ngày 11 tháng 6 năm 2023 tại Tỉnh Đắk Lắk, chính phủ Việt Nam ngày càng để ý đến Mục sư A Ga tại Hoa Kỳ và những người theo ông ở Thái Lan.

Bản thân Mục sư A Ga đã từng phải đối mặt với nguy cơ bị chính phủ Tháicưỡng bức hồi hương dưới áp lực của Việt Nam. Ngày 12 tháng 1 năm 2017, Bộ Công An Việt Nam đã ban hành lệnh bắt giữ ông A Ga và sau đó xác nhận rằng họ cũng đã ban hành “lệnh truy nã” ông của Interpol. Vào thời điểm đó, ông đã được văn phòng Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Thái Lan công nhận là người tị nạn. 

Vào đầu năm 2018, cảnh sát Thái Lan bắt ông và để một nhà ngoại giao Việt Nam tại Bangkok ‘làm việc’ với ông về việc phải trở về nước. Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, chính phủ Thái Lan đã cho phép UNHCR lặng lẽ đưa Mục sư A Ga và gia đình đến Philippines. Vào tháng 9 năm 2018, gia đình Mục sư A Ga đã đến Hoa Kỳ định cư theo diện tị nạn. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2019, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã mời ông chia sẻ câu chuyện cá nhân tại Hội nghị Bộ trưởng Tự do Tôn giáo Quốc tế lần thứ hai; tại sự kiện này, ông cùng một đoàn những người từng là nạn nhân đàn áp tôn giáo trên thế giới đã gặp Tổng thống Trump, tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, ngày 8 tháng 4 năm 2023, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định truy tố hình sự vắng mặt đối với ông và ra lệnh bắt giữ ông ngày 3 tháng 11 năm 2023.

Mục sư A Đảo, người tiếp quản chức vụ Mục sư Trưởng của NTTLĐCTN, sau khi Mục sư A Ga trốn sang Thái Lan, đã bị bắt và bị kết án 5 năm tù vào năm 2016. Ông đã bị tra tấn trong khi bị công an điều tra. Nghị sĩ Hoa Kỳ Glenn Grothman (Wisconsin) đã công nhận ông là tù nhân lương tâm trong Dự án Bảo vệ Tự do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos của Hạ viện Hoa Kỳ. Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cũng đã công nhận ông là tù nhân lương tâm tôn giáo. Nhờ sự can thiệp mạnh mẽ của quốc tế, ông đã được thả vào ngày 18 tháng 9 năm 2020, nhưng vẫn bị công an theo dõi sát sao và nhiều lần bị đe dọa, hành hung.

Giống như tổ chức Người Thượng Vì Công Lý, NTTLĐCTN đã cung cấp tin tức báo kịp thời cho các báo cáo của  BPSOS về đàn áp tôn giáo để trình lên UNSR/FORB, OHCHR, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USCIRF. Các thành viên chính của NTTLĐCTN ở Thái Lan đến nay vẫn còn bị công an Việt Nam theo dõi và có nguy cơ bị bắt gồm:

1) Rmah Beo, được UNHCR,  Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, công nhận có quy chế người tị nạn đang chờ đợi tái định cư tại Úc

2) Rcom Ayun, được UNHCR công nhận là người tị nạn

3) A Mich, đang dược UNHCR xác định tình trạng tị nạn

4) Mục sư Y Jon Ayul, người tị nạn được UNHCR công nhận và cũng là thành viên của Người Thượng Vì Công Lý

 Liên minh Nhân quyền Hmong (LMNQH)

Liên Minh Nhân Quyền Hmong được thành lập vào năm 2020 gồm những người ủng hộ Cơ đốc giáo Hmong trẻ tuổi đã chạy trốn đến Thái Lan, LMNQH đã lập nhiều báo cáo trình Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, USCIRF cũng như các Thủ tục Đặc biệt và Cơ quan Hiệp ước của Liên hợp quốc. Các thành viên của LMNQH đã tham dự các diễn đàn khu vực để lên tiếng cho những người Cơ đốc Mông bị đàn áp ở Việt Nam. Mặc dù rõ ràng là BCA Việt Nam không thể cáo buộc những người ủng hộ nhân quyền người Hmông ở miền Bắc trong vụ xả súng ngày 11 tháng 6 của người Thương Miền Nam, nhưng công an đã thừa cơ đàn áp những người người Mông ủng hộ nhân quyền hiện đang tị nạn ở Thái Lan. 

Vào giữa tháng 8 2023, Lù A Da, điều phối viên của LMNQH, đã báo cáo cho tổ chức  BPSOS về việc anh bị người lạ bắt đầu theo dõi tại nơi cư trú của anh nhiều ngày. Sau đó, vào ngày 24 tháng 8, hai cảnh sát Thái Lan đã đến tìm anh, nhưng anh không có ở nhà. Họ đưa ảnh của anh cho hàng xóm và cô con gái 9 tuổi của anh để nhận dạng và nói rằng sẽ quay trở lại. Lo sợ bị bắt giữ theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam, với sự giúp đỡ của BPSOS, Lu A Da đã chuyển cả gia một địa điểm an toàn bí mật.

Ngày 30 tháng 8 năm 2023, Công an tỉnh Lai Châu đã tố cáo ông Lù A Đa trên cổng thông tin chính thức “đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân có đức tin tôn giáo để cố tình tuyên truyền chống lại và bóp méo chủ trương, chính sách của Đảng và luật của Nhà nước về tôn giáo (Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo) để kích động họ và tạo ra sự chia rẽ giữa chính quyền và các tôn giáo…” 

Tuy nhiên, chỗ ở của Lù A Da sau này đã bị lộ. Ngày 7 tháng 12, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ Lù A Đa ngay trước nhà mà gia đình anh mới chuyển đến vài tháng trước đó.  Cảnh sát Thái đã có ảnh và thông tin nhận dạng của anh, nghĩa là vụ bắt giữ đã được lên kế hoạch từ trước. Anh đã bị đưa đến đồn cảnh sát Bangkhen để lại vợ một mình với hai con 9 tuổi và 4 tháng tuổi mà không có bất kỳ nguồn thu nhập nào. 

Vào thời điểm bị bắt, Lù A Đa đã điều phối sự tham gia của những người ủng hộ tự do tôn giáo H’Mông tại Việt Nam và Thái Lan trong chương trình đào tạo một năm của BPSOS và anh là đại diện cho LMNQH tại cuộc họp hàng tháng của Bàn tròn Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng Việt Nam. Bàn tròn trực tuyến này được thành lập vào tháng 3 năm 2016 với sự khuyến khích và hỗ trợ của BPSOS. Người đồng sáng lập và điều phối viên đầu tiên, Nguyễn Bắc Truyển, đã bị bắt tại Việt Nam vào tháng 7 năm 2017 và bị kết án 11 năm tù. Nhờ áp lực quốc tế, ông đã được thả vào đầu tháng 9 năm 2023 và bị trục xuất sang Đức.

Vào ngày 15 tháng 12, USCIRF đã đăng trên X về khả năng Lu A Da sẽ bị bắt, giam giữ và bị trục xuất khỏi Việt nam. Vào ngày 2 tháng 2 năm 2024, Lu A Da đã được thả sau khi nộp tiền bảo lãnh.

Các thành viên khác của LMNQH cũng có nguy cơ tương tự như Lý A Chà, Giàng A Dinh, Ma A Dình, Ma A Sính và Ma Seo Cháng.

Lý A Chà, người Mông theo đạo Thiên Chúa đã cung cấp thông tin về cuộc đàn áp tôn giáo cho BPSOS để báo cáo với Các Thủ Tục Đặc Biệt Của LHQ, đã bị các sĩ quan công an Việt Nam thẩm vấn và buộc phải nhận tội bịa đặt tin tức để xuyên tạc chính sách của chính phủ. Sau nhiều lần bị chính quyền địa phương thẩm vấn và đe dọa, Lý A Chà đã trốn sang Thái Lan tháng 7 năm 2022. Tại Thái Lan, ông tiếp tục bị đe dọa trên mạng xã hội và gia đình ở Việt Nam đã nhiều lần bị công an khu vực  ‘đến thăm’. Ngày 9 tháng 8 năm 2023, công an xã Nhị Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã cáo buộc Lý A Chà là “phần tử phản động lưu vong” vì lợi ích vụ lợi đã hoạt động để đánh lừa dư luận. 

Ngày 12 tháng 10 năm 2023, VTV4 (Đài Truyền hình Việt Nam 4), chương trình truyền hình chính thức của nhà nước Việt Nam hướng đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đã phát bài bình luận cáo buộc BPSOS là một trong những “tổ chức phản động lưu vong” đào tạo các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam “để kích động các phong trào chống nhà nước”. Bài viết này đặc biệt nhắm vào Giang A Dinh, một giáo viên tại Việt Nam, thành viên chủ chốt của LMNQH: “Bản thân A Dinh đã được đào tạo về chính trị, luật pháp và quyền tự do”.  May mắn là Giang A Dinh và gia đình đã được tái định cư tại Hoa Kỳ ngay vào ngày 25 tháng 10.

Ba thành viên HLMNQH khác, Ma A Dinh, Ma A Sính và Ma Seo Cháng, bị công an Việt Nam theo dõi. Họ là những người lãnh đạo cộng đồng người Mông tại Tiểu khu 179, Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng. Những người này đã từng đàm phán với chính quyền về việc cấp thẻ căn cước, làm giấy tờ tùy thân và các quyền lợi cho tất cả cư dân của Tiểu khu 179. Khi chính quyền hủy bỏ lời hứa và ra lệnh bắt giữ họ, họ đã chạy trốn sang Thái Lan. Khi đã đến Thái Lan, họ tham gia HLMNQH để tiếp tục đấu tranh cho những người Mông không có giấy tờ ở quê nhà.

Vào ngày 22 tháng 11 năm 2022, trang fanpage Facebook liên kết với chính quyền “Góc Nhìn Người Đà Lạt” đã lên án Ma A Dinh trong một bài viết dài có tựa đề “Ma A Dĩnh –kẻ bám víu vào giấc mơ viển vông của Boat People SOS – BPSOS. Khi chính quyền đảo ngược chính sách đối với Tiểu khu 179, Ma A Dinh đã trốn khỏi Việt Nam vào tháng 8 năm 2022. Ngay sau đó, ông tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng Đông Nam Á (SEAFORB) được tổ chức tại Bali, Indonesia vào đầu tháng 11 năm 2022 đại diện những người Mong theo đạo Thiên Chúa không có giấy tờ tại Việt Nam.

Ngày 23 tháng 1 năm 2024, Công an huyện Đam Rông đã đến nhà Ma A Sính và ra lệnh cho cha ông phải ký vào lệnh truy nã, bắt giữ A Dình; cha của ông không chịu ký giấy. Cùng ngày, em trai của Ma Seo Cháng, dưới sự đe dọa của công an, đã phải ký vào lệnh bắt giữ anh Giàng A Cháng của công an

Bản tóm tắt Báo Cáo Nhân Quyền Việt Nam 2023 của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Trang 2, 3 trên 65 Báo cáo quốc gia về thực tiễn nhân quyền năm 2023 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ • Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động- cho thấy:

Trong năm qua, tình hình nhân quyền tại Việt Nam không có thay đổi đáng kể nào. Những vấn đề lớn về quyền con người ở Việt Nam bao gồm các báo cáo đáng tin cậy về: việc tước đoạt sinh mạng trái luật hoặc tùy tiện của chính quyền; tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hoặc đê hèn bởi các nhân viên chính phủ; điều trị y tế hoặc tâm lý không tự nguyện hoặc ép buộc; bắt và giam giữ người tùy tiện; phạm nhân chính trị; các hành động trả thù vì động cơ chính trị đối với các cá nhân ở quốc gia khác; sự can thiệp tùy tiện hoặc trái luật vào đời sống riêng tư; hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt và tự do báo chí, bao gồm bắt và truy tố tùy tiện những người chỉ trích chính quyền, kiểm duyệt, ra các luật về hành vi phỉ báng mang tính chất hình sự; hạn chế nghiêm trọng tự do Internet; can thiệp đáng kể vào quyền tự do hội họp hòa bình và tự do lập hội; bao gồm các luật hạn chế quá mức đối với việc tổ chức, tài trợ hoặc hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự và phi chính phủ; hạn chế tự do tôn giáo; hạn chế tự do đi lại, trong đó có việc cấm xuất cảnh đối với các nhà hoạt động; công dân không có khả năng thay đổi chính quyền một cách hòa bình thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế nghiêm trọng sự tham gia chính trị; các hành vi tham nhũng lớn; buôn bán người; và hạn chế đáng kể quyền tự do lập hội của công nhân. Đôi khi chính quyền đã có hành động khắc phục, bao gồm việc truy tố đối với các quan chức vi phạm nhân quyền; nhưng các cơ quan an ninh và các quan chức nhà nước thường vi phạm mà không bị trừng phạt. 

Trang 3 trong bản báo cáo viết tiếp:

“c. Tra tấn và đối xử hoặc trừng phạt dã man, vô nhân đạo hay đê hèn, và các hành vi ngược đãi liên quan khác Hiến pháp và luật nghiêm cấm việc tra tấn, dùng bạo lực, cưỡng ép, trừng phạt thân thể hoặc bất kỳ hình thức đối xử nào xâm phạm thân thể, sức khỏe, hoặc danh dự, nhân phẩm người bị giam giữ. Tuy nhiên, các nghi can thường xuyên báo cáo về việc họ bị công an ngược đãi và tra tấn trong quá trình bắt, thẩm vấn và giam giữ. Các nhà hoạt động cho biết các cán bộ Bộ Công an hành hung các phạm nhân chính trị để lấy cung hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để buộc họ viết bản nhận tội, trong đó có việc chỉ đạo bạn tù hành hung họ. Sự bạo hành này không chỉ xảy ra đối với các nhà hoạt động hoặc những người có liên quan đến chính trị. Các nhóm theo dõi nhân quyền đã công bố nhiều báo cáo về việc nhân viên an ninh sử dụng vũ lực quá mức trong khi thi hành công vụ và cáo buộc các điều tra viên tra tấn người bị giam giữ. Vào tháng 2, các nhóm nhân quyền cho biết các công an tỉnh Đăk Lăk đã bắt giữ và hành hung hai lãnh đạo của các nhóm nhân quyền là người dân tộc thiểu số H’mông sinh sống tại Tiểu khu 179 thuộc tỉnh Lâm Đồng sau khi hai người này gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài.

Ngày 29 tháng 5. 2024, Liên minh Châu Âu công bố Báo cáo Nhân quyền & Dân chủ trên thế giới trong năm 2023. Trong phần về Việt Nam, báo cáo này cũng đã đề cập đến trình trạng cơ quan chức năng Việt Nam đàn áp giới bất đồng chính kiến, người hoạt động và chuyên gia môi trường cùng các tôn giáo độc lập.

 

 


 

 

 

Tin bài liên quan:

VNTB- Bước đường trốn chạy

Phan Thanh Hung

VNTB – Những kẻ bắt cóc được Hà Nội tuyên dương

Phan Thanh Hung

VNTB – Các ủy viên trung ương hãy bỏ phiếu bằng lương tâm mình

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo