Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tô Lâm là ai? ( Bài 8)

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Từ ngày 06 tháng 3 năm 2024, Việt Nam công khai gọi hai tổ chức tôn giáo là các tổ chức khủng bố

 

Bài 8: Chính phủ Việt Nam đàn áp giáo dân người Thượng và người Mông(*)

 

Bài 1: Các chiến công lẫy lừng của nguyên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm

Bài 2: Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức – Tô Lâm lừng danh thế giới

Bài 3:  Bắt cóc Trương Duy Nhất trên đất Thái (*)

Bài 4:  Tô Lâm có vô can vụ công an giết cụ Lê Đình Kình?

Bài 5: Công an trấn áp người dân sau vụ xử Đồng Tâm

Bài 6: Công an đàn áp tàn bạo những người biểu tình ôn hòa đòi công lý môi trường

Bài 7: Đàn áp người biểu tình phản đối dự luật đặc khu 

 

 

Việt Nam từ trước đến nay vẫn nổi tiếng thế giới với những thành tích đàn áp tự do tôn giáo, nhưng từ ngày 06 tháng 3 năm 2024, Việt Nam công khai đặt hai tổ chức tôn giáo vào hàng khủng bố đồng thời gia tăng đàn áp hai tổ chức này này cùng các tổ chức tôn giáo khác.

Bộ Công an, do ông Tô Lâm làm bộ trưởng, công bố 2 tổ chức khủng bố có trụ sở ở nước ngoài là Nhóm Hỗ Trợ Người Thượng, Montagnard Support Group, Inc., viết tắt là MSGI và thứ hai là nhóm Người Thượng vì Công Lý, Montagnard Stand for Justice – MSFJ”. Trang vietnamnews viết, “Tổ chức Hỗ trợ Người Thượng đã được vận hành bạo lực; thu hút, tuyển dụng thành viên ở Việt Nam để huấn luyện các phương thức hoạt động như kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền bạc, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tấn công khủng bố, giết hại quan chức và người dân địa phương, phá hoại Nhà nước và tài sản của nhân dân Việt Nam nhằm đòi ly khai, tự chủ và thành lập Nhà nước Đêga ở Tây Nguyên. Tổ chức “Người Thượng vì công lý”được thành lập vào tháng 7 năm 2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ từ tháng 4 năm 2023. ” (1)

Vào giữa năm 2023, đảng Cộng sản Việt Nam bí mật ban hành chỉ thị 24 nhằm hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài và hạn chế hơn nữa không gian dân sự của công dân Việt Nam. Tháng 11, Thủ Tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định 1334/QD-TTg 2 “Thúc đẩy khai thác nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển đất nước” (2) Mục đích thực sự của quyết định 1334 là thâm nhập vào cộng đồng người Việt hải ngoại, tăng cường giám sát những người bảo vệ nhân quyền lưu vong và trấn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Đồng thời, từ giữa năm 2023, Bộ Công An Việt Nam đẩy mạnh chiến dịch trấn áp các nhóm tôn giáo chưa đăng ký và không được công nhận, bịt miệng những người trong và ngoài nước chỉ trích Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo.

Bài viết này tập trung vào những tổ chức tôn giáo của người dân tộc thiểu số Việt Nam đã công an dưới trướng Tô Lâm tấn công dữ dội gồm Tổ chức Người Thượng vì công lý, MSFJ, Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên (ECCCH), Liên minh Nhân Quyền người (H)Mông (HHRC) và Tổ chức Người (H)Mông vì Công Lý (HSFJ). Những tổ chức này do những người tị nạn người Thượng và người Mông ở Thái Lan thành lập để bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho các tín hữu trong cộng đồng Kitô giáo của họ ở Việt Nam.

1/ ĐCSVN cưỡng bức tín đồ cải đạo và/hoặc từ bỏ đức tin Kitô giáo.

Chính phủ Việt Nam phủ nhận một cách có hệ thống quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền con người khác được quốc tế công nhận đối với những người Thượng không gia nhập vào các hội thánh tin lành đã ‘đăng ký với nhà nước’, thực hành các buổi lễ, cầu nguyện, và học Kinh Thánh tại nhà của các tín đồ trong hội thánh, và vì thế bị chính quyền buộc gia nhập và chịu sự chi phối của Hội Thánh Tin Lành Miền Nam Việt Nam đã được chính phủ phê chuẩn.

Hội thánh Tin lành tư gia tại Việt Nam là một dạng tổ chức tôn giáo. Các tín đồ tụ họp thờ phượng Chúa trong các nhóm nhỏ tại gia đình thay vì tại các nhà thờ truyền thống. Các hội thánh này có quy mô từ vài người đến vài chục người nhằm tạo sự gần gũi, kết nối chặt chẽ các tín đồ với nhau. Các buổi tụ họp thường linh hoạt về thời gian và địa điểm, phù hợp với lịch trình của các tín đồ, tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ cộng đồng, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Tại Việt Nam, việc đăng ký và hoạt động của các tổ chức tôn giáo thường phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý và gặp nhiều khó khăn. Các hội thánh Tin Lành tại gia thường hoạt động không chính thức, giúp các tín đồ tránh được một số hạn chế và kiểm soát của chính quyền.

Những tín đồ này muốn được tự do thờ phượng và thực hành tín ngưỡng của mình hơn mà không bị giới hạn bởi các quy định chính thức hay ngẫu hứng của nhà thờ truyền thống hoặc của chính quyền. Các tín đồ có thể thoải mái chia sẻ và cầu nguyện mà không cảm thấy bị áp lực hoặc bị theo dõi. Họ tin rằng việc tụ họp tại nhà giống với các cộng đồng tín đồ trong thời kỳ đầu của Kitô giáo, khi các tín đồ thường tụ họp tại nhà để thờ phượng và học Kinh Thánh.

Vì có tính linh hoạt và tự do, các Hội Thánh tại gia gặp phải sự kiểm soát và can thiệp, đàn áp gắt gao từ chính quyền, đặc biệt bị coi là hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, có khi bị nâng lên thành những nhóm ‘phản động’.

Chính quyền đã lợi dụng triệt để vụ xả súng ngày 11/6/2023 ở tỉnh Đăk Lăk khiến 9 người chết để đe dọa, cáo buộc khủng bố đối với những người Thượng theo đạo Thiên chúa vẫn hoạt động trong các giáo hội tại gia hoặc các giáo phái độc lập không đăng ký. 

Vào tháng 1 năm 2024, Nhà truyền giáo Nay Y Blang thuộc Giáo hội Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên chưa đăng ký đã bị kết án 4,5 năm tù vì chống lại lệnh của chính quyền Phú Yên bắt  giải tán hội thánh tại gia của ông. 

Ngày 28 tháng 3 năm 2024, một thành viên trong hội thánh, Y Krec Bya, bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản thúc – trước đó ông đã từng bị án 8 năm tù. 

Ngày 8 tháng 3 năm 2024, một nhà truyền giáo khác cùng hội thánh, Y Bum Bya, được phát hiện treo cổ chết tại một nghĩa trang gần nhà sau khi đến làm việc tại đồn công an. Trước đó không lâu ông Y Bum Bya đã bị đe dọa trong một buổi thẩm vấn tại đồn công an địa phương rằng ông sẽ bị đánh đến chết. Ông cũng từng bị đấu tố và sỉ nhục trước dân làng vì không bỏ hội thánh tại gia.

2/ Những người báo cáo vi phạm nhân quyền chịu nguy cơ bị truy tố theo luật chống khủng bố của Việt Nam 

Người dân Việt Nam thường không báo cáo trực tiếp những vi phạm nhân quyền cho Liên Hợp Quốc mà thông qua các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức nhân quyền quốc tế. Người dân gửi thông tin và bằng chứng về các vi phạm nhân quyền trực tiếp đến các báo cáo viên đặc biệt hoặc các chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc. Họ thường có các kênh liên lạc trực tuyến hoặc qua email để nhận thông tin từ các cá nhân và tổ chức. 

Những người có can đảm báo cáo các vi phạm của chính quyền giúp cho người dân có thể lên tiếng trong việc bảo vệ quyền con người và giúp đưa các vi phạm nhân quyền ra quốc tế. Các chính quyền độc tài chuyên chế rất e ngại những người báo cáo vi phạm nhân quyền và tìm đủ mọi cách bịt miệng họ. 

Đến giữa tháng 6 năm 2023, Bộ Công an Việt Nam bắt đầu đặt nền tảng cho việc sử dụng biện pháp chống khủng bố để ngăn chặn luồng báo cáo vi phạm nhân quyền ngày càng gia tăng đến các Cơ quan Công ước và Thủ tục Đặc biệt của LHQ cũng như các cơ quan nhân quyền của các chính phủ phương Tây.

Tại hội nghị cấp cao của những người đứng đầu các cơ quan chống khủng bố do LHQ tổ chức tại New York từ ngày 19 đến 22/6, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục Trưởng Cục An Ninh Nội địa, Bộ Công an, cho biết, “Nguy cơ khủng bố từ bên ngoài có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Việt Nam là các tổ chức phản động, phần tử cực đoan của Việt Nam lưu vong ở một số nước đã lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, lập căn cứ, chi nhánh, đào tạo một số người ở Việt Nam và gửi thành viên vào Việt Nam để chỉ đạo thực hiện hành vi khủng bố ở trong nước.”

Sáu tháng sau, Bộ Công An chính thức tuyên bố những người tham gia các khóa đào tạo về báo cáo nhân quyền có thể bị truy tố theo luật chống khủng bố của Việt Nam. “ … bất kỳ ai tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ, tham gia các khóa đào tạo dưới sự chỉ đạo của ‘Người Thượng vì Công lý – MSFJ’… đều phạm tội ‘khủng bố’ hoặc ‘hỗ trợ khủng bố’ và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.” 

3/ Đàn áp người Thượng và người Mông ở Thái Lan và Hoa Kỳ.

Bộ Công An Việt Nam, kể từ giữa tháng 6 năm 2023, đã tăng cường chiến dịch bịt miệng người Thượng và người  Mông ủng hộ quyền tự do tôn giáo đang tỵ nạn ở Thái Lan, trong đó có cả những nhà đấu tranh trẻ tuổi cho quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng (FoRB), những người đã thành lập MSFJ và HHRC. 

Vào tháng 1 năm 2024, Bộ Công an tuyên bố MSFJ là tổ chức khủng bố và tòa án Việt Nam đã kết án vắng mặt người sáng lập MSFJ.10 năm tù. Tương tự, Bộ Công An đã quy kết nhiều thành viên của HHRC là thế lực thù địch, phản động, chống chính phủ. “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên”(ECCCH), gồm các nhà thờ tại gia của người Thượng cũng bị nhắm mục tiêu. 

Đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng, nhiều thành viên ECCV đã trốn sang Thái Lan. Vào cuối năm 2023, Bộ Công An ra lệnh bắt giữ Mục sư A Ga, người sáng lập ECCCH, một người từng tỵ nạn ở Thái Lan và hiện là cư dân Bắc Carolina, Hoa Kỳ. 

Cả hai tổ chức nói trên đã nộp hơn một trăm báo cáo cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) cũng như cho các Cơ quan Hiệp Ước và Thủ Tục Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc. Các thành viên của các tổ chức này đã phát biểu tại nhiều diễn đàn quốc tế như Hội nghị Bộ trưởng thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Hội nghị Tự do Tôn giáo, Tín Ngưỡng và Niềm Tin Đông Nam Á (SEAFORB) hàng năm và Hội nghị Thượng đỉnh thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế. Khoảng 30 nhà hoạt động trẻ, không mệt mỏi của hai tổ chức này đang gặp nguy hiểm vì công an Việt Nam đã cử người sang Thái Lan để thu thập thông tin về nơi ở, và hoạt động của họ.

Ngày 20/6/2023, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long đã làm việc với Cục trưởng Cục Trại Giam, Bộ Tư Pháp Thái Lan để thực hiện hiệu quả ‘Thỏa thuận chuyển giao người bị kết án và hợp tác thi hành án hình sự’ được Việt Nam và Thái Lan ký kết năm 2010. Việc cảnh sát Thái Lan bắt giữ những người Thượng và Mông trong những tháng tiếp theo dường như không phải ngẫu nhiên. 

Các nguồn tin độc lập tại Việt Nam cho biết bộ công an đưa người đến Thái Lan vào giữa tháng 3 năm 2024, mang theo danh sách người Thượng và người Mông tỵ nạn ở Thái Lan. Những người có nguy cơ cao nhất có tên trong bảng 1 là Y Quynh Bdap,  Y Pher Hdrue, Y Aron Eban, H’Tlun Bdap, Y Minsin Knul, Y Thanh Eban, Mục sư Y Jon Ayul,  Lu A Da, Ly A Cha cùng nhiều người khác.

Bảng thứ hai bao gồm các cá nhân chưa bị Bộ Công An nêu tên rõ ràng, nhưng gặp rủi ro cao do có liên kết với các tổ chức là mục tiêu tiêu diệt của công an như  Y Khương Eban, Ksor Sun, Y Yohan Bdap, Y Zuel Nie B’rit , Y Um Bkrong, Giang A Quay, Ma Seo Binh…

Với sự giúp đỡ của một tổ chức Công giáo, một số người đã tạm thời chuyển đến những địa điểm bí mật để đảm bảo an toàn vì họ và/hoặc thành viên gia đình ở Việt Nam đã bị Bộ Công An trực tiếp nhắm đến.

Trong số những người nằm đầu bảng bị truy lùng là ông Y Quynh Bdap. Ông Bdap từng cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định khởi tố; quyết định truy nã đặc biệt. Người đứng đầu đầu tổ chức “Người Thượng vì công lý – MSFJ” đã bị cảnh sát Thái Lan lừa bắt, đang chờ hầu tòa án Thái Lan và có nguy cơ bị dẫn độ về. Ông Y Quynh Bdap bị cảnh sát Thái Lan bắt ngay buổi tối sau khi ông được Phủ Tỵ Nạn LHQ chấp nhận cho đi nước thứ 3 tỵ nạn. Chúng tôi đang theo dõi việc này và sẽ có bài viết về ông Y Quynh khi có đầy đủ chi tiết được phép công bố.(3)

_________________

Tham khảo:

(*) Bài viết này sử dụng một số tài liệu, đã được cho phép, trích từ các báo cáo gửi Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và của tổ chức BPSOS.

(1) https://vietnamnews.vn/politics-laws/1651481/ministry-of-public-security-announces-two-foreign-based-terrorist-organisations.html

(2) https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2023/11/1334-ttg.signed.pdf.

 (3) https://vietnamthoibao.org/vntb-y-quynh-bdap-va-nhom-nguoi-thuong-vi-cong-ly-yeu-cau-viet-nam-ngung-ngay-hanh-vi-vu-khong-va-phi-bang/

Bài sau: Bộ trưởng Tô Lâm tăng cường chiến dịch xóa bỏ các tổ chức tôn giáo chưa đăng ký

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – “Gia tài” Nguyễn Phú Trọng ( Phần 2)

Do Van Tien

VNTB- “Xin mẹ chỉ đạo, chúng con thi hành”

Phan Thanh Hung

VNTB – Chính quyền Việt Nam tiếp tục gia tăng vi phạm nhân quyền

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo