Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trịnh Bá Phương bị đưa vào Bệnh viện Giám định Thần kinh Trung ương 1 ở huyện Thường Tín

(VNTB)  – Quyền im lặng ở Việt Nam không có giá trị

 

Ngày 19/3/2021 cô Thư Đỗ, vợ tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương đã cho biết Phòng PA09 thuộc công an Hà Nội đã chuyển chồng cô đi khỏi nơi giam giữ là trại giam số1 Tp. Hà Nội. Đồng thời cô đã nhận lại được tiền lưu ký của Trịnh Bá Phương.

Ngày 22/3/2021 cô Thư Đỗ đã liên hệ được với điều tra viên Nguyễn Thế Bắc qua điện thoại để hỏi thông tin về chồng của mình.

Cô cho biết “họ đã chuyển chồng tôi tới Bệnh viện Giám định Thần kinh Trung ương 1 ở huyện Thường Tín” đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng mạng.

Phía công an cho biết ông Trịnh Bá Phương được đưa đến bệnh viện để xác nhận điều tra.

Nguyên do đưa đến sự việc có thể là do ông Trịnh Bá Phương không khai báo vì cô Thu cho biết Trịnh Bá Phương trước khi bị bắt đã nói rõ sẽ giữ quyền im lặng cho đến khi gặp luật sư.

Quyền im lặng” là quyền gắn liền với quyền con người, ở các nước trên thế giới áp dụng rất tốt quyền im lặng, đây là chính sách đúng đắn, tiến bộ và là một trong những yếu tố nhằm giảm án oan sai, bức cung nhục hình.

Tuy nhiên ở Việt nam việc áp dụng có lẽ lại không như vậy vì những điều khoản mập mờ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Tại điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự nêu rõ : Bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.’

Ở đây có thể hiểu rằng bị can, bị cáo không có nghĩa vụ bắt buộc phải trình bày lời khai.

Theo đó, bị can, bị cáo có thể chọn trình bày lời khai hoặc không bằng cách giữ im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng.

Trong trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền ép buộc bị cán, bị cáo phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp.

Tuy nhiên tại Việt Nam, người giữ trong quá trình tố tụng sẽ được người/ cơ quan tiến hành tố tụng cho là “bất hợp tác” nhằm gây khó khăn cho quá trình điều tra vụ án hoặc bị khép vào cáo buộc lạm dụng quyền im lặng.

Ông Trịnh Bá Phương đã tuyên bố sẽ giữ quyền im lặng cho đến khi được tiếp xúc luật sư. Thế nhưng, là một bị can của vụ án “an ninh quốc gia”, ông sẽ không được phép tiếp xúc luật sư bào chữa cho đến khi kết thúc điều tra theo quy định tại điều 74 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Trước TNLT Trịnh Bá Phương, hai tù nhân lương tâm khác cũng đã bị đưa vào bệnh viện tâm thần là Lê Anh Hùng, bị bắt giữ từ năm 2018, và người thứ hai là nhà báo Phạm Chí Thành. Cho đến nay cả hai ông Lê Anh Hùng và Phạm Chí Thành vẫn chưa được đưa ra xét xử.


Tin bài liên quan:

VNTB – Ai đứng sau ‘kẻ huỷ diệt thiên nhiên’ Sun Group?

Phan Thanh Hung

VNTB – Khi nhà tù bị lây nhiễm Covid

Phan Thanh Hung

VNTB – Từ sân sau trong giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo