VNTB -EU trừng phạt Trung Quốc, Myanmar vì vi phạm nhân quyền

VNTB -EU trừng phạt Trung Quốc, Myanmar vì vi phạm nhân quyền

(VNTB) – Các ngoại trưởng EU hôm thứ Hai đã thông qua các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, Myanmar và Nga  vì các vi phạm nhân quyền

 

Trừng phạt Trung Quốc vì hành vi ngược đãi người Uyghurs

Liên minh châu Âu đã đồng ý trừng phạt Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền chống lại người Duy Ngô Nhĩ.

Bốn đảng viên, cũng như một tổ chức ở tỉnh Tân Cương, đã được thêm vào danh sách trừng phạt của EU, với tên của họ được công bố trên Tạp chí Chính thức của EU vào cuối ngày thứ Hai.

EU không ban hành các biện pháp trừng phạt trừng phạt đối với Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền kể từ vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh các ngoại trưởng EU nhất trí về một loạt các biện pháp trừng phạt khác nhau đối với các quốc gia và thực thể khác nhau.

Liên Âu cũng trừng phạt một số cá nhân và thực thể ở Triều Tiên, Nga, Libya, Eritrea và Nam Sudan.

Tại sao Trung Quốc bị trừng phạt?

Trong vài năm gần đây, hàng trăm người Duy Ngô Nhĩ cũng như các dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc như người Kazakhstan và người Huis đã làm chứng về việc bị giam giữ trong các trại cải tạo.

Các nhà quan sát cho rằng những đâu là một phần của chiến dịch nhằm cưỡng bức đồng hóa các dân tộc thiểu số do chính phủ Trung Quốc thực hiện. Bắc Kinh bị cáo buộc sử dụng tra tấn và cưỡng bức lao động đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ.

Các vụ cưỡng hiếp hàng loạt và cưỡng bức triệt sản phụ nữ cũng được cho là đã diễn ra trong các trại.

Bắc Kinh cho biết các trại này là “trung tâm giáo dục hướng nghiệp” nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan và khủng bố.

Ước tính hơn 1 triệu người bị giam giữ tại đây kể từ năm 2017.

Trung Quốc đáp trả

Ngay sau khi EU công bố các biện trừng phạt được đưa ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Động thái này, dựa trên cơ sở không gì khác hơn ngoài sự dối trá và thông tin sai lệch, coi thường và bóp méo sự thật, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc, vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và các quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế, và phá hoại nghiêm trọng quan hệ Trung Quốc-EU”.

Trung Quốc đã lập tức có hành động ăn miếng trả miếng khi áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự đối với 10 cá nhân và 4 thực thể ở Âu châu. Trong số đó có 5 nghị sỹ EU là Reinhard Butikofer – Đức, Michael Gahler – Đức, Raphaël Glucksmann – Pháp, Ilhan Kyuchyuk – và Miriam Lexmann – Slovakia.

Các cá nhân khác là Sjoerd Wiemer Sjoerdsma – Nghị sỹ Hà Lan, Samuel Cogolati – Bỉ, Dovile Sakaliene – Cộng hoà Lithuania, học giả Đức Adrian Zenz, và học giả Thuỵ Điển Björn Jerdén.

Các thực thể bị Trung Quốc trừng phạt: Ủy ban Chính trị và An ninh của Hội đồng Liên minh Châu Âu, Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu, Viện Mercator về Nghiên cứu Trung Quốc ở Đức, và Tổ chức Liên minh các nền dân chủ ở Đan Mạch.

Những cá nhân bị trừng phạt và gia đình của họ bị cấm nhập cảnh vào đại lục, Hồng Kông và Macao của Trung Quốc. Họ và các công ty và tổ chức liên kết với họ cũng bị hạn chế kinh doanh với Trung Quốc

EU áp đặt các biện pháp trừng phạt để đáp trả cuộc đảo chính Myanmar

Ngoại trưởng EU Josep Borrell cho biết Eu sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với 11 người liên quan đến cuộc đảo chính và đàn áp những người biểu tình trong bối cảnh đàn áp đang gia tăng ở Myanmar.

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố số vụ “giết người” ở nước này đã “đến mức không thể chịu nổi và rằng EU dự định chỉ nhắm mục tiêu vào những cá nhân chịu trách nhiệm về bạo lực ở Myanmar chứ không có ý định trừng phạt người dân Myanmar.

Các biện pháp trừng phạt này đánh dấu Phản hồi của EU  ở mức quan trọng nhất từ sau khi đảo chính cho đến nay khiến ít nhất 250 người bị thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống chính quyền.

LHQ kêu gọi các biện pháp ‘chắc chắn’

Báo cáo viên Liên Hợp Quốc Tom Andrews đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cắt quyền tiếp cận các nguồn lực của các nhà lãnh đạo đảo chính và kêu gọi các biện pháp trừng phạt để đáp trả các cuộc tấn công “tàn nhẫn” của họ đối với người dân.

Ông Tom Andrews đăng trên twitter rằng “Thế giới phải phản ứng bằng cách cắt giảm quyền truy cập tiền và vũ khí của họ. ”

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng lên án quân đội tiếp tục đàn áp bạo lực.

Người phát ngôn của Tổng Thư Ký nói rằng cần phải có một “phản ứng quốc tế thống nhất và chắc chắn”.

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào đâu?

Vòng biện pháp ban đầu của EU dự kiến không nhằm vào các doanh nghiệp do quân đội điều hành, nhưng các nhà ngoại giao EU cho biết một số thực thể này có thể sẽ bị trừng phạt trong những tuần tới.

EU sẽ đóng băng tài sản và cấm thị thực đối với 11 quan chức của quân đội Myanmar vì cuộc đảo chính quân sự ngày 01/02/2021 và đàn áp người biểu tình.

Các nhà ngoại giao EU cho biết, các bộ phận của các tập đoàn quân sự, Myanmar Economic Holdings Limited (MEHL) và Myanmar Economic Corporation (MEC), có thể sẽ là mục tiêu.

Những biện pháp này nhắm vào các tập đoàn của Myanmar, từ khai thác đến sản xuất, sẽ ngăn các nhà đầu tư và ngân hàng EU tiến hành hoạt động kinh doanh.

EU đã có lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar từ năm 2018 và đã nhắm vào một số quan chức quân đội cấp cao bằng lệnh trừng phạt.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)