Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trung Quốc: “Chúng tôi muốn thấy Philipphines quay trở lại bàn đàm phán”

Thái Thịnh (VNTB) Trung Quốc đang đẩy mạnh đàm phán một-đối-một với Philippines mà không cần phải tham gia tố tụng tại Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan), nơi một nhóm luật sư cố vấn, các quan chức hàng đầu ngành ngoại giao, quốc phòng và tư pháp của Philippine đang tiến hành đấu tranh pháp lý trong vụ kiện biển Đông, trang tin Rapple cho biết.

Trong một cuộc họp báo với truyền thông Philippines vào ngày 7/7, Đại sứ Trung Quốc Zhao Jianhua cho biết: “Như đã thông báo trước đó, chúng tôi sẽ không chấp nhận và không tham gia tố tụng tại tòa án. Vì vậy, các kết quả tại tòa án sẽ không ràng buộc được chúng tôi. Đây là quyền pháp lý của Trung Quốc .”
Thêm chú thích
Zhao chỉ ra rằng Trung Quốc đã luôn luôn cố gắng “mở lại” các kênh đàm phán với Philippines.
“Nhưng một số người tại Philippines sợ rằng nếu mở các kênh song phương, nó sẽ làm suy yếu các tranh chấp tại tòa án,”, Đại sứ Trung Quốc bày tỏ.
“Chúng tôi muốn thấy Philippines quay trở lại bàn đàm phán. Cánh cửa đàm phán song phương được mở ra và vẫn sẽ mở, cho đến khi chúng ta đến với nhau và tìm một giải pháp ôn hòa hơn cho những tranh chấp,” ông nói thêm.
Philippines hôm thứ 3 từ chối lời kêu gọi của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán song phương.
Hầu như các quốc gia có liên quan tranh chấp tại Biển Đông đều để ngỏ khả năng đệ đơn kiện Trung Quốc vì đã “hết con đường chính trị và ngoại giao” để giải quyết các tranh chấp trên biển, trong đó Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Nhật Bản là  “quan sát viên” cho buổi điều trần hôm thứ 3 tại PCA.
Sau Philipphines,Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á tích cực thách thức tuyên bố của Trung Quốc trên Biển Đông. Tháng 12/2014, Việt Nam đã đệ đơn tham gia cùng với Philippines bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, Trung Quốc liên tục từ chối tham gia vụ kiện, thay vào đó, nước này muốn đẩy mạnh các cuôc đàm phán một-đối-một với các nước liên quan.
Trung Quốc đề xuất đàm phán song phương mà không “có điều kiện tiên quyết” như Philippines bảo vệ trường hợp của mình trước Tòa án Trọng tài tại The Hague. 
‘Trung Quốc đã mở cửa, chúng tôi đóng nó’
Con trai của cố nhà độc tài Ferdinand Marcos, đã chỉ trích chính quyền Aquino khi loại bỏ các cuộc đàm phán song phương. Ông gọi đây là “một cơ hội bị lãng phí cho cả hai bên.”
“Trung Quốc đã mở cửa và chúng tôi đóng cửa lại. Người Trung Quốc nói chúng ta hãy nói chuyện và chúng ta lạnh nhạt với họ. Đây là một cơ hội để giải quyết sự khác biệt của chúng tôi, nhưng chúng tôi đã không tận dụng lợi thế của nó,” Thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos Jr nói trong một diễn đàn truyền thông gần đây.
Cha của Thượng nghị sĩ là tổng thống Philippine đã ký một tuyên bố chung vào ngày 09/06/1975, bắt đầu mối quan hệ ngoại giao giữa Manila và Bắc Kinh.
Là nhà độc tài cuối cùng, Ferdinand Sr, cũng bị cáo buộc chủ mưu vụ giết người của cha Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, Benigno Aquino Jr.

CNN dẫn lời chuyên gia Richard Javad Heydarian đánh giá vụ kiện của Philippines là hành động dũng cảm nhưng rủi ro. Và trong trường hợp, Philippines tìm đến Tòa án hình sự quốc tế để giải quyết trực tiếp, hoặc vận động Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết chỉ trích Trung Quốc thì cũng đặt cơ quan trọng tài của Liên Hiệp Quốc dưới UNCLOS vào thế khó vì nếu từ chối đơn kiện của Manila, tòa sẽ đánh mất lòng tin của các quốc gia vào hệ thống luật pháp quốc tế, nhưng nếu chấp nhận, thì tòa có thể bị tẩy chay bởi cường quốc Châu Á – Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos Jr cũng kêu gọi Trung Quốc thuyết phục cả Philippines và chính phủ Trung Quốc ” ngồi xuống và đàm phán.”
“Có quá đủ các lý do rõ ràng để chúng ta nên nói chuyện với siêu cường Trung Quốc,” ông nói, khi đề cập đến Trung Quốc như là đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines.
Chính phủ Philippines trước đó nói rằng, họ có kế hoạch nối lại đàm phán với Trung Quốc, nhưng chỉ cho đến khi tại Tòa án The Hague đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines vào năm 2016, điều này giúp Philipphines sử dụng nó như là một con bài để chống lại sức mạnh quân sự của Bắc Kinh trong tranh chấp biển Đông.

Tin bài liên quan:

VNTB – Các giá trị nhân quyền thông qua các hiệp định thương mại tự do và thách thức đối với Việt Nam

Phan Thanh Hung

Biển Đông 2015: Toan tính nguy hiểm của Trung Quốc

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.