Trần Thế Kỷ
1. Mấy người bạn trò chuyện :
– Bộ GD – ĐT xem xét dạy tiếng Đức , tiếng Hàn cho học sinh .
– Bộ này toàn những thằng ngu. Tiếng Anh thông dụng nhất thế giới loay hoay mãi không xong, giờ lại đòi Đức với Hàn.
– Nhiệm vụ của Bộ GD trước hết là phải dạy cho học sinh thực giỏi tiếng Anh. Tiếng Anh là năm bờ oan.
– Đúng vậy. Thế giới có bao nhiêu nước nói tiếng Hàn , tiếng Đức? Ngay cả người Hàn , người Đức cũng phải học tiếng Anh. Thế giới ngày nay giao tiếp bằng tiếng Anh.
– Qúa đúng. tiếng Anh là tiếng quốc tế, còn tiếng Đức, tiếng Hàn chỉ là khu vực thôi.
– Liệu có đủ giáo viên tiếng Đức, tiếng Hàn không hay lại phải thuê giáo viên người Đức, người Hàn rồi bắt học sinh trả học phí cao?
– Sao Bộ GD không noi gương Singapore? Người Singapore nhờ giỏi tiếng Anh mà dễ dàng hội nhập với thế giới.
– Ngày nào những thằng ngu còn ngồi ở Bộ GD thì ngày đó bà con ta còn gặp khối chuyện bực mình.
– Biết đâu một ngày xấu trời nào đó, cái Bộ dở hơi này lại muốn học sinh học tiếng Khờ Me!
2. Nhân Bộ GD – ĐT xem xét dạy tiếng Đức và tiếng Hàn cho học sinh VN , đài BBC có phát lại bài phát biểu bằng tiếng Anh của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Diễn đàn giáo dục thế giới 2019 . Nghe bài phát biểu này , nhiều vị đã bình luận như sau :
“ Ông Nhạ nói tiếng Anh y như tiếng Việt , người Việt không hiểu mà người Anh cũng không hiểu nốt “
“ Đường đường là Bộ trưởng GD mà nói tiếng Anh dở như hạch . Về đi cày thì hay hơn ! “
“ Tiếng Anh của cha này toàn mùi nước mắm “
“ Nghe cha này nói tiếng Anh , mình muốn đi toa lét “
“ Nhục quốc thể “
“ Hiểu chết liền “
“ Có cảm tưởng ông Nhạ đang tấu hài “
“ Nghe như ếch nói tiếng Anh “
“ Bộ trưởng GD nói tiếng Anh như vậy hèn gì học sinh VN học xong lớp 12 vẫn không giao tiếp được bằng tiếng Anh “
……….
Không một lời khen. Tất nhiên thôi, nói tiếng Việt còn ngọng thì nói tiếng Anh làm gì mà không ngọng. Ông Phùng Xuân Nhạ nên đổi tên thành Phùng Xuân Ngọng!
3. Tư Xích lô bảo Năm Sài Gòn:
– Tớ thấy bà con ta chê bai ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói tiếng Anh dở òm. E rằng việc chê bai này là hơi quá vì xem ra tiếng Anh của ông ấy đâu thua gì tớ.
– Vấn đề là ở chỗ đó. Nếu ông Nhạ đạp xích lô mà nói tiếng Anh như cậu thì chẳng nói làm gì. Đằng này ông ấy đường đường là Bộ trưởng GD mà lại nói tiếng Anh dở như hạch.
– Âý, cậu chê tớ đấy à?
– Tớ không có ý chê cậu. Chỉ là tớ phê bình ông Nhạ tiếng là Bộ trưởng, là giáo sư, là tiến sĩ mà nói tiếng Anh quá lèo.
– Cậu có lý. Tớ chỉ học xong cấp 2 rồi phải ra đời kiếm sống nên tiếng Anh của tớ lèo là lẽ đương nhiên. Đằng này ông Nhạ là giáo sư, là tiến sĩ, là …
– Tớ có ý này: Ông Nhạ và cậu nên đổi vai , nghĩa là cậu lên làm Bộ trưởng GD còn ông Nhạ xuống đạp xích lô!
4. Tư Cổ Cò nói với Năm Sài Gòn:
– Et Đìu cây sân vé ri po tần, i u ư , sơ …
– Cậu nói tiếng gì vậy?
– Thì tớ đang nói tiếng Anh.
– Ôi sời , cậu nói tiếng Anh như thế thì Tây nào hiểu.
– Nếu Tây không hiểu thì tớ dùng thêm động từ Tu quơ.
– Cậu làm tớ nhớ tới ông Bộ trưởng Nhạ. Ông ấy nói tiếng Anh y như cậu .
– Thì chính là tớ bắt chước ông Nhạ. Ông ấy là Thượng thư Bộ Học nên rất xứng đáng làm mẫu mực cho chúng mình noi theo.
– Mẫu mực cái con khỉ. Ông ta nói tiếng Anh giống ếch nói tiếng người .
– Qúa đáng, quá đáng. Cậu đem con ếch ra so với quan Thượng thư Bộ Học mà coi được ư?
Tư Cổ Cò nhăn mặt. Năm Sài Gòn cười hì hì:
– Đúng là tớ quá đáng. Con ếch mà thấy tớ so nó với ông Nhạ thì thế nào cũng nhảy nhổm lên cho mà xem!
5. Anh Năm bảo anh Tư:
– Thằng con nhà tớ học xong lớp 12 mà tiếng Anh cứ u a u ơ.
– Thằng con tớ cũng vậy . Nghĩ mà bực.
– Chẳng lẽ con chúng mình đều ngu?
– Tớ không nghĩ vậy. Theo tớ, là vì giáo trình tiếng Anh tồi, cách dạy tồi.
– Cách dạy tồi thì phải chỉnh, giáo trình tồi thì phải sửa. Tại sao lại không chỉnh, không sửa?
– Là vì ngồi ở Bộ GD toàn những thằng ngu. Ngu thì làm sao đủ trình độ mà chỉnh, mà sửa.
– Vậy thì nên đá đít những thằng ngu đó rồi thay bằng những người khôn.
– E rằng với cái thể chế hiện tại thì có thay ai cũng vậy thôi.
– Chắc vậy. Rốt cuộc, trước khi đá đít những thằng ngu ở Bộ GD thì cần phải đá đít hết cái Bộ Chính trị!
* Truyện cười kỳ này được viết khi Phùng Xuân Nhạ còn làm Bộ trưởng GD – ĐT