Nguỵ Hữu Tâm
Phần 1: TS Nguỵ Hữu Tâm: vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi
(VNTB) – Sau trên 30 năm mở cửa phát triển dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, Việt Nam cũng chỉ mới tương đương Algeria khi đó, nếu xét thu nhập bình quân cũng vậy, trên 2000 USD.
3.
Thế là vào niên học 1988-89 tôi đã bay sang Algeria, nhưng đến Constantine thành phố lớn thứ ba sau thủ đô Alger và thành phố cảng Oran phía tây, gần Maroc – nằm phía đông gần Tunisie, cách biển 90 km, nhưng lại có trường đại học lớn nhất. Đồng 200 Dinar có mệnh giá lớn nhất, in hình trường này, là ngôi nhà chính 30 tầng nằm chót vót trên đồi cao, do Saudi Arabia xây tặng. Thế cho nên đoàn chuyên gia Việt Nam vào loại đông nhất Algeria, anh em vật lý rất đông, ở đây tôi gặp các anh Đoàn đồng nghiệp VVL, Phạm Quốc Hùng trên tôi 2 khóa, của ĐHTHHN, anh Nguyễn NH, chị Ngọc của ĐHBK… nên rất thuận lợi. Anh Quan Hán Khang khóa 1 ĐHTHHN, cũng vật lý ở ĐH Mỏ làm đoàn trưởng ở cùng căn hộ, (về anh Khang có kỷ niệm cũng khá lý thú, sống với nhau đủ lâu, anh quý tôi nên mới bảo, tao giới thiệu mày vào Đảng nhé, tôi chỉ cười không dám nói, đến khi bức tường Berlin đổ, Liên Xô tan rã, anh mới bảo: May quá mày không vào Đảng chứ không thì bây giờ mày là những thằng đầu tiên phá Đảng).
Anh Trần NT cũng dân vật lý Ru về khoa Lý ĐHTHHN rồi về Viện Dầu khí, bí thư chi bộ. Nhưng lại khó khăn cực kỳ, vừa chân ướt chân ráo sang mà chủ nhiệm khoa gọi lên giao dạy Nhiệt động học cho nghiên cứu sinh vật lý lý thuyết. Môn này có giao cho tôi dạy bằng tiếng Việt tôi cũng xin vái chào nói chi bằng tiếng Pháp nên tôi chối ngay, thế là ông ta giao tôi chữa bài tập, may quá việc này thì tôi làm cùng anh Hùng, dạy lý thuyết lại là anh Khang. Thế nhưng chủ nhiệm khoa đã hủy hợp đồng năm sau khi tôi những muốn ở lại nhiều năm. Và thế là có việc cho tôi làm.
Khi sang Berlin nghỉ đông năm ấy, tôi xin thầy một số thiết bị laser và mang về tặng lại Tổ bộ môn VL chất rắn, và tham gia với họ đề tài phát triển laser ở Algeria, nên Tổ trưởng bộ môn này, TS. Hahlimi, ở Nga về, kiêm Phó khoa, lại ký một HĐ dài hạn cho tôi. Tôi chỉ còn việc lên Bộ Đại học trên Alger xin hủy quyết định của Chủ nhiệm khoa là xong. Thế nhưng lại chưa xong. Anh Khang khác phòng nhưng cùng căn hộ rỉ tai tôi: Cậu tìm cách giải trình chứ Chi bộ đề nghị Sứ quán đuổi cậu về nước đấy vì họ bảo cậu tự ý đem thiết bị laser CHDC Đức tặng Việt Nam mang cho Algeria.
Quyết định của ông đồng nghiệp ngay căn hộ bên cạnh đây! May quá thầy tôi là người cẩn thận. Nhằm tránh chuyện mang thiết bị laser là đồ cấm qua cửa khẩu sẽ bị giữ lại, ông đã phòng xa và cho tôi một tờ quyết định của Viện ZOS cho phép TS NHT mang thiết bị giảng dạy sang Algeria! Hết bàn!
Về những năm tháng ở Algeria thì sinh viên lười học chứ không như Việt Nam ta, ở dưới tôi xin có nhận xét chung về người Algeria, cũng có thể là tôi không có khiếu giảng dạy, nhưng xin kể một chi tiết: ngoài chuyện họ học cách đình công ở Pháp (giáo viên chúng tôi được nghỉ hoài vì họ quá hay làm grève-đình công, nhưng cuối năm trả bài thì sao đây, tỷ lệ trượt quá cao thì nguy cơ hủy HĐ ngay), ba môn cours-lý thuyết, TD-bài tập và TP-thực hành, thí nghiệm chỉ có TD là bắt buộc nên trốn học hoài.
Tôi mới phải áp dụng phương pháp Việt Nam dù là phản giáo dục, bảo hôm sau thi thì hôm trước thầy sẽ phụ đạo để thi cho tốt, nhưng thực ra tôi đã cho toàn bộ lời giải rồi. Cứ tưởng chúng rủ nhau đến đông không ngờ vẫn vắng hoe, hay mấy đứa đến nghe sẽ chỉ cho lũ lười học? Không ngờ lớp 60 đứa thì chỉ có 6 làm được bài, tôi đành đánh trượt 2/3. Chủ nhiệm khoa gọi lên, kêu sao ông khắt khe với sinh viên thế. Đã thế tôi về sửa điểm, cho cả lớp đỗ. Nước giàu dầu mỏ có khác!
Anh em chuyên gia chúng tôi, sau nhiều năm ở Algeria, nhận định, có thể tạm kết luận là họ lười hơn dân ta nhiều vì bản chất du mục, anh mục đồng để cho chó chăm đàn cừu chứ còn mình cứ nằm trên đồi ngủ kỹ, và cũng nói dối đến trắng trợn vì bản chất thương lái. Ngại nhất là lương tháng gửi ngân hàng hỏi mãi mà nào thấy đâu, lại nữa theo luật Hồi giáo, gửi ngân hàng lãi bằng không! Thế nhưng phi thương bất phú, nhớ những năm tháng ngăn sông cấm chợ của Đảng ta mà ghê răng quá! Chúng tôi ngại nhất là khi họ xoa tay nhau ý là chẳng còn gì để nói với nhau nữa, và câu trả lời sẵn cửa miệng là demain, demain-ngày mai mà thực ra là chẳng bao giờ. Về cuộc sống các chuyên gia Việt Nam ở Algeria, nếu bạn đọc quan tâm hơn, xin tham khảo cuốn Tha hương ký sự của Ngô Tất Vĩnh.
Hè năm sau đó tôi và anh Hùng về nước, anh về hẳn sau 3 năm công tác, tôi được gia hạn nên chỉ về phép. Thế nhưng như cha tôi đã cảnh báo, tôi phải ở lại để làm thủ tục ly dị, cả một câu chuyện đau khổ nhưng có thể viết vài trang chứ không như bây giờ. Cũng nên nhắc lại để bạn đọc trẻ hiểu, cộng sản học đạo Thiên Chúa còn cấm ly dị thì cũng hết sức gây khó dễ chứ không như phương Tây và bây giờ ở ta. Ở buổi tranh cãi ở tòa phải có đại diện cơ quan hai bên dự, bên tôi khi đấy là anh Vũ M., chủ tịch công đoàn VVL. Tôi vốn muốn giữ con nên phải thuê luật sư già, giỏi cố vấn, thì ông này khuyên: Cả đời tôi giúp ly dị bao nhiêu đám rồi, anh cứ muốn treo chuông (không chịu ly dị) ư, con anh rồi sau chúng lớn lên chúng sẽ hiểu ra. Đúng thế.
Và sau này khi tôi ở Pháp, chị Ngọc vốn làm nghiên cứu sinh ở Praha, từ Tiaret qua làm hàng xóm thân thiết, hết sức tốt nên cứ muốn hàn gắn lại, vợ cũ thường xuyên gửi thư sang cũng muốn thế nhưng tôi cương quyết: Tết tôi về mà hè nếu chị chưa về thì tôi cưới đấy, may quá có thầy cũ Ngô Quốc Quýnh ở ĐHTH giới thiệu cô cháu quý, nên chỉ phải tìm hiểu nửa năm đã đủ, hè bà vợ cũ về thì đã muộn, bà sang lại Praha ngay. Đúng như mọi người (mê tín) dự đoán, ngày ly dị (10.10.1990) ba số 0 thế này thì không có chuyện sau này gương vỡ lại lành đâu. Cho đến nay thế cũng đã là 26 năm tôi sống cùng bà vợ thứ 2, 1/2 rồi (ở VKHVN có nhiều Tâm, nên ai hỏi Tâm nào thì phải đế thêm “Tâm nhiều vợ ấy” là thế, tôi đâm nổi tiếng! Một là số ít, hai đã số nhiều rồi, mà đây 2, 1/2 là vì các cụ thường nói “già nhân ngãi non vợ chồng”, thậm chí rất nhiều cơ mà).
4.
Vợ con ra đi, tạm thời sang Moscow rồi sau Praha và mãi mãi vậy. Một cuộc tình mới mà nếu khéo viết cũng đáng giá một truyện dài vì là thiên tình sử đẹp giữa trai tài gái sắc dù chàng đã đứng tuổi nhưng dư sức vì sau bao năm ly thân và kiêng kỵ ở nước ngoài (xin mở ngoặc kể thêm, Algeria Hồi giáo nên không chỉ cấm rượu và thịt lợn mà cấm cả chuyện quan hệ trai gái nhưng chẳng hề kém phương Tây về mặt này, thành phố nào cũng có phố đèn đỏ, tôi đã từng chứng kiến khi buổi trưa đến giảng đường thì thấy một cặp nam nữ sinh viên đang quần nhau trên bàn. Và chúng tôi dù ở Algeria lâu, cũng khá thân với đồng nghiệp nhưng rất ít người được bạn mời đến nhà chơi. Họ bảo ngay con trai lấy vợ ở riêng cũng chẳng bao giờ mời bố lại chơi nhà vì sợ bố ngủ với vợ mình! Nghe ghê quá!
Cá nhân tôi thì chỉ được một đồng nghiệp mời đến nhà chơi nhưng anh này lại là chuyên gia Ấn Độ), và nàng tuy không còn trẻ nữa nhưng là con nhà gia thế và muộn thế chỉ vì bị cắt buồng trứng và đang là giáo viên trung học môn tiếng Pháp và hai gia đình đều có hai biệt thự chỉ cách nhau một vườn hoa nhỏ, và cũng xin mở ngoặc thêm, khi chúng tôi đến xin phép ông bố vợ tương lai thì cụ chỉ cười xòa mà bảo: Đấy là việc của anh chị chứ sao lại hỏi tôi?, nhưng đáng tiếc chỉ kéo dài được có 2 năm với Thu Trang vì 1983 nàng có học bổng sang Pháp. Khi nàng bỗng tuyên bố với tôi, em có học bổng đi Pháp đây thì tôi sững sờ và đâu ngờ nàng đã lên kế hoạch dài hạn cả rồi. Thế là tôi đành vớt vát báo là tôi sẽ trở lại Algeria và chúng ta sẽ chỉ xa nhau bởi một khoảng cách nước biển Địa Trung Hải, và quả vậy tôi chỉ bay trước nàng một tháng.
Lần này đi Algeria là khi ở đây, màn kịch chính trị đã gần hạ, bởi vậy cuộc nội chiến, chủ yếu diễn ra vào ban đêm, mà xe buýt liên tỉnh đều chạy đêm tránh nắng, trở nên khốc liệt ghê gớm. Tôi được phân công lên thành phố núi heo hút Tiaret, mà anh chị em chuyên gia chúng tôi, đông nhất Algeria với gần 40 người, hay bông đùa mà gọi là Mù Cang Chải. Chuyên gia Việt Nam đông quá, trường chưa bố trí được chỗ ở, anh em chúng tôi 3 giáo viên vật lý đến sau phải ở mỗi người một phòng học rộng thênh thang trên tầng 5 ở ngôi nhà mới xây, chưa có nước nên sáng sáng phải dậy sớm xách nước lên trữ dùng cả ngày, không có buồng tắm nên tắm ngay trong phòng hoặc lười chuyện đổ nước thải thì chỉ có cách… mang nước ra toilet tắm!
Mà mùa đông Algeria lạnh hơn ở ta, nhất là vùng núi, cả Constantine lẫn Tiaret đều vậy, đôi khi nhiệt độ dưới không, tôi vài lần chứng kiến tuyết rơi tuy ít lâu sau tan ngay. Bạn đọc thử tưởng tượng xem, nói là đi chuyên gia chứ còn khổ hơn ở Việt Nam! Từ Tiaret, tôi vẫn thường xuyên thư từ với nàng…và vẫn đằm thắm lắm. Nhưng tình hình chính trị ở Algeria thì đã hết chịu nổi rồi. Lực lượng vũ trang Hồi giáo cực đoan FIS (Front Islamique Salut – Mặt trận Chiến thắng Hồi giáo) không chỉ đánh vào các chuyến xe đêm mà đã bắt đầu đánh cả vào ban ngày và trước hết đánh vào người nước ngoài vốn làm việc khá nhiều ở Algeria.
Là nước giàu như các nước Ả Rập dầu mỏ khác vì với diện tích trên 2 triệu km2 họ không chỉ có dầu mỏ, mà họ còn có hầu hết các nguyên liệu khác, lại chỉ có trên hai chục triệu dânngay khi kỳ nghỉ hè bắt đầu, tôi đành “goodbye Algeria” từ chuyến bay Oran-Paris. Xin mở ngoặc hè năm rồi sau bao năm trở lại Nha Trang, thành phố tôi biết khá kỹ, mà ở dưới tôi nói sẽ nói kỹ hơn vì sao, nằm trên tầng 20 một khách sạn ven biển nhưng ở phòng có cửa sổ ngắm vào núi vì ít tiền. Tôi cứ ngỡ tưởng như mình đang ở các thành phố biển Algeria là Alger, Oran, Skikkda hay Annaba, thế là sau trên 30 năm mở cửa phát triển dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, Việt Nam cũng chỉ mới tương đương Algeria khi đó, nếu xét thu nhập bình quân cũng vậy, trên 2000 USD. Trong khi cùng thời gian đó các nước Rồng châu Á khác như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc đã ngang ngửa hay thậm chí vượt nhiều nước công nghiệp phát triển, bây giờ ở Đại hội Đảng XIII phải vớt vát đặt kế hoạch đến…2045!
Hú vía, vì chỉ ít lâu sau thì cũng từ chuyến bay Alger-Paris, FIS, tổ chức Hồi giáo vũ trang Algeria, cướp máy bay rồi khi không thỏa mãn đòi hỏi của 3 tên cướp, đến sân bay muốn tới là bất cứ sân bay châu Âu nào không phải Pháp, đã lần lượt giết vài người trước khi đội cảm tử Pháp có thể cướp lại máy bay khi nó bắt buộc phải đỗ ở Marseille vì cạn xăng, trong đó có một người Việt Nam, anh này là nhân viên Sứ quán, và một trong những tên cướp máy bay sau này khai thì, sau khi giết nhân viên mật vụ người Algeria, chúng bắt đầu giết đến người nước ngoài, và vì kiểm tra hộ chiếu thấy anh sinh tại Hà Nội, thì tên này nhất thiết phải là cộng sản rồi, mà có thể cũng đúng thế. Khi trở lại nước Pháp, thì tôi vốn cũng đã ở một năm tại đấy, lại có họ hàng nhiều nên vấn đề không khó, ghé gặp nàng tại một trường nhà dòng, thì cũng không ngạc nhiên lắm, đây là lần cuối cùng, nàng sẽ ở lại Pháp mãi mãi, mà tôi thì không thể!
Cũng nên ôn lại một chút một kỷ niệm nhỏ. Vào những năm 80 khi cấm vận khốc liệt nên nhà nước bắt đầu “mở cửa”. Các bạn bè tôi đều mở công ty cả, nào 3C, FPT… rất nổi tiếng, tôi chủ quan, tưởng dễ, tay không bắt giặc, chẳng có tý vốn nào mà dám cùng mấy đồng nghiệp, trong đó có anh Võ Đắc Bằng, cùng học từ nhỏ trong Tâm Hư, Nam Ninh nhưng anh được đi Liên Xô ngay, cả tuổi trẻ ở Moscow, lại học MGU, làm việc nhiều năm ở Dubna, lại cũng trưởng phòng ở VVL, mở công ty Phát triển Vật lý-Tin học, sau hai năm thành tích duy nhất là môi giới bán được mấy cái máy cũ và…gửi được một đoàn thực tập sinh đi Séc, phải bán tống tháo công ty đi để tôi trở lại Algeria, với cái giá rẻ bất ngờ là… 200 USD! Lại nói vì cái vụ gửi đoàn thực tập sinh đi Séc mà tôi gặp trở ngại khi muốn xuất ngoại, làm thủ tục xin visa thì Công An suýt giữ tôi lại không cho đi, may có quen biết mới tường và phải giải thích rằng, bản thân tôi chẳng tư túi gì về vụ này mà chỉ giúp một anh bạn mà thôi! Thoát nạn! Hú vía!