VNTB – Tự do ngôn luận có thể mua được bằng tiền?

VNTB – Tự do ngôn luận có thể mua được bằng tiền?

Trường Sơn

(VNTB) – Xem ra tự do ngôn luận dù có thể được mua bằng tiền, nhưng duy trì quyền tự do ngôn luận thì chuyện chi tiền nhiều và thiệt nhiều, dường chừng vẫn chưa đủ…

 

Elon Musk muốn biến Twitter thành mạng xã hội có sự tự do ngôn luận…

Có nhận xét, việc trước đó Twitter tước quyền tự do của ông Trump, đã khiến Elon Musk dùng tiền, khôi phục lại.

Vậy là tiền có thể mua tự do, mua nền tảng vận hành nó, do đó, có thể vì tiền, mà nền tảng của tự do, cũng có thể được bán đi. Có nghĩa hôm nay 44 tỷ, đã giải phóng Trump, nhưng 64 tỷ, có thể khiến Trump bị nhốt trở lại?

Câu hỏi tầm phào đó, không thể xúc phạm Elon Musk vừa mua một món hàng đặc thù của dân chủ, là quyền tự do ngôn luận, nhưng chỉ để tự trả lời, tự mỉa mai, tự do, từ nay, không còn là quyền thiêng liêng vô điều kiện của mỗi cá nhân, mà là quyền của một vài cá nhân có nhiều tiền.

Bình đẳng nhân tạo, là câu chuyện gượng gạo, giã trá của tiến bộ. Mặc dù sau khi đầu tư 44 tỷ đô, Elon Musk còn khuyến mại thêm câu, đại loại: “Hy vọng những lời chỉ trích tôi tệ hại vẫn tồn tại trên Twitter, bởi nó là ý nghĩa của tự do ngôn luận”.

Trong vòng 10 năm qua, các cuộc đối đầu trong chủ đề tự do ngôn luận không ngừng nổ ra giữa những lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu. Giờ đây, Elon Musk sẽ phải đối mặt với thực tế rằng quan điểm và hành động cho phép tự do ngôn luận có sự khác biệt rất lớn.

Thỏa thuận mua lại Twitter của Elon Musk đã đưa vị tỷ phú này trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận về tự do ngôn luận trên toàn cầu. Hiện tại, CEO Tesla chưa nói cụ thể về kế hoạch của mình sau khi trở thành chủ sở hữu của Twitter.

Tuy vậy, báo chí nhận định vị tỷ phú giàu nhất thế giới sẽ phải đối mặt với vô số vấn đề như nội dung rác, kích động bạo lực hay lừa đảo nếu Twitter quyết định bỏ kiểm duyệt nội dung. Bởi cuộc chiến chống tin giả là quyền tự do ngôn luận.

Tin giả từng là thứ vũ khí mà báo chí của nhà nước Việt Nam ‘vận dụng’ cho mục đích tuyên truyền của mình. Trường hợp của tướng Nguyễn Ngọc Lan là một ví dụ với những nội dung tương tự sau đây đã được báo chí ra sức tuyên truyền trong các dịp lễ lạc chính trị của nhà nước Việt Nam (trích):

“Đỉnh cao tội ác, bộ mặt sát nhân của Nguyễn Ngọc Loan lộ rõ vào Tết Mậu Thân (1968).

Cho đến 2 giờ sáng ngày mồng Một tết, khi chiến sự đã bùng nổ dữ dội khắp mọi nơi, ngay giữa lòng thành phố Sài Gòn thì Loan mới bừng tỉnh, và lồng lộn lên bởi sự yếu kém của bộ máy tình báo do ông ta cầm đầu. Tại Thị Nghè (nhiều tài liệu khác cho là tại đường Lý Thái Tổ hoặc tại  một con đường trong Chợ Lớn), binh lính của Nguyễn Ngọc Loan đã  bắt giữ, trói thúc ké và dẫn giải một người đàn ông mặc thường phục đến trước mặt ông ta và cho rằng đó là một người lính đặc công của Việt Cộng.

Nguyễn Ngọc Loan cầm chiếc khăn lau mặt trên tay, ra hiệu cho đám bộ hạ lùi ra xa, rồi tiến sát bên người đàn ông  đó. Mặt lạnh như tiền, không nói một lời, Loan quăng điếu thuốc đang hút dở xuống đất,  giơ thẳng cánh tay phải, dí súng sát thái dương của người đàn ông (sau này được xác  định là chiến sĩ đặc công Bảy Lốp, tức Nguyễn Văn Lém; có tài liệu xác định là chiến sĩ Nguyễn Văn Nà) và bóp cò. Nạn nhân ngã xuống, máu lênh láng cả mặt đường và chết ngay lập tức.

Nhà báo Mỹ Eddie Adams kịp thời thu vào ống kính, và phóng viên Neil Davis của Đài ABC-Úc quay những thước phim rất rõ ràng, gây sốc cho hàng triệu lương tri trên thế giới. Bức ảnh như một ngọn cuồng phong thổi bùng ngọn lửa phản chiến ở khắp nơi. Năm 1969, nhờ bức ảnh, Eddie Adams đoạt giải Pulitzer danh giá về ảnh báo chí” (dừng trích).

Sự thật thì sao?

Sau khi tướng Loan chết, nhà báo Eddie Adams đã gửi thư tới viếng và bày tỏ sự ân hận vì những tác động của bức ảnh lên cuộc sống của tướng Loan sau này.

Eddie Adams không cho rằng việc bắn chết tù binh là hành động đúng, nhưng ông thông cảm cho nỗi dằn vặt mà tướng Loan phải chịu đến khi chết. Eddie Adams nói: “Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta (người Mỹ), không phải cuộc chiến của họ (người Việt). Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này. Nước Mỹ đáng lẽ phải tiếc thương ông ta. Tôi rất tiếc là đã để cho ông ta ra đi như thế này, trong khi người ta không hề biết một chút gì về ông ta cả.

Bức ảnh này đã thực sự làm đảo lộn cuộc sống của ông ta. Ông không bao giờ đổ lỗi cho tôi. Ông nói với tôi nếu tôi không chụp bức ảnh này, thì người khác cũng sẽ chụp thôi, nhưng tôi đã cảm thấy áy náy trước ông và gia đình ông trong một thời gian dài. Tôi đã giữ liên lạc với ông ta. Lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau là cách đây khoảng sáu tháng, khi bệnh tình của ông ấy đã rất nặng rồi. Khi hay tin ông mất, tôi đã gửi hoa chia buồn”.

Trong các vòng hoa phúng điếu có vòng hoa của ông Eddie Adams, trên đó có đính kèm danh thiếp ghi dòng chữ bằng tiếng Anh: “General: I’m so… sorry. Tears in my eyes” (Thưa Thiếu tướng, tôi rất ân hận. Lệ đã tràn đầy mắt tôi). Bản điếu văn chia buồn của ông Eddie Adams sau đó được tuần báo Time đăng tải vào ngày 27 tháng 7 năm 1998. Sáu năm sau đó, vào ngày 12 tháng 9 năm 2004, ông Eddie Adams cũng từ trần, hưởng thọ 71 tuổi.

Sự thật là ông Nguyễn Văn Lém trước đó đã giết vợ và sáu đứa con của một đồng đội tướng Loan. Vị tướng nổ súng. “Nếu quý vị do dự, quý vị không thực hiện nhiệm vụ của mình, binh lính sẽ không theo quý vị”, tướng Loan nói về hành động đột ngột của mình.

Trở lại chuyện Elon Musk, ông chủ mới của Twitter.

Tại châu Âu, Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số yêu cầu Twitter và các nền tảng mạng xã hội khác phải loại bỏ những thông tin độc hại và gây ảnh hưởng đến xã hội. Do đó, khi Musk muốn đưa tự do ngôn luận trở lại Twitter, ông sẽ phải đối mặt với các quy định của các chính phủ. Ngược lại, nếu can thiệp quá sâu vào việc kiểm duyệt nội dung, CEO Tesla sẽ đi ngược lại với những tuyên bố của mình.

Xem ra tự do ngôn luận dù có thể được mua bằng tiền, nhưng duy trì quyền tự do ngôn luận thì chuyện chi tiền nhiều và thiệt nhiều, dường chừng vẫn chưa đủ…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 2 years

    Haha, cho dân Việt nhà mềnh trắng mắt ra khi chứng kiến thứ “dân chủ” định hướng tư bản chủ nghĩa của Mỹ .

    Chỉ nói thế này, “tự do ngôn luận” ở Việt Nam mới là thứ không có gì có thể mua nổi, hay đúng hơn, cái giá của nó không ai muốn/dám/đủ khả năng trả, be it Elon Musk của Việt Nam hay ai khác . Nếu lấy giá của “tự do ngôn luận” là dấu hiệu của “dân chủ”, của Mỹ mới là tào lao . Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc thông minh đột xuất .