Kiều Phong
(VNTB) – Liên tiếp khoảng một thập kỷ trở lại đây, trong quân đội Việt Nam có những cái chết hết sức bất thường. Nạn nhân tử vong là những binh lính cấp thấp, và sau khi họ chết thì thông tin về cái chết không được minh bạch hóa. Tin tức về một người lính gần đây nhất chết không rõ lý do kéo theo dư luận sục sôi khắp Việt Nam.
Viện kiểm sát quân sự không cho gia đình lấy thi hài?
Đó là trường hợp của em Lê Công Đức, tỉnh Thái Bình, chết sau khi đi lính chỉ mới 8 tháng tròn. Viện Kiểm sát hải quân, với người đứng tên giấy tờ là đại tá Nguyễn Xuân Thanh trả lời bằng văn bản rằng em Đức tự sát. Nhân dân có lương tri thời đại kỹ thuật số rùng mình phản đối phát ngôn vô trách nhiệm của Hải quân Việt Nam, vì những lý do sau:
– Quân ngũ nổi tiếng về kỷ luật sẽ đào tạo ra những con người mạnh mẽ, dũng cảm hay những con người trầm cảm rồi tự sát ?
–
– Tại sao khi ở bên ngoài em Đức không có động cơ tự sát mà sau khi vào quân ngũ lại tự sát?
–
– Nếu là tự sát thì tại sao lại không cho gia đình mang xác em về?
–
– Nếu là tự sát thì tại sao lại gọi là bí mật quốc gia?
–
– Một binh nhì như em Đức, mới được 8 tháng trên thao trường đã được Hải quân giao nhiệm vụ liên quan đến bí mật quốc gia?
–
Cái chết của em Lê Công Đức, một màn phẫn uất trong xã hội Việt Nam dành cho quân đội. Trong số 147 comments (bình luận) dưới status (dạng share, không phải status gốc) đăng bài và ảnh về cái chết của em Lê Công Đức, số comments phản đối lãnh đạo quân đội Việt Nam là 145, (98,64%). Chỉ có duy nhất 2 comments yêu cầu gia đình không làm to chuyện (1,36%). Trong hai comments đó, có 1 comments là bởi một nick Facebook trưng áo lính hải quân.
Con số thống kê sơ bộ đó cho thấy, tuyệt đại đa số nhân dân bất mãn với hành vi ứng phó sau sự cố của quân đội Việt Nam ( 98,64% so với 1,36%). Nếu hải quân cho điều tra tới cùng và bồi thường thỏa đáng, chịu trách nhiệm đầy đủ, hình ảnh hải quân sẽ tốt đẹp hơn, nhân dân cũng không oán thán. Nhưng hải quân Việt Nam đã chọn một cách trả lời nửa chừng, làm nhiều người nghi ngờ rằng em Đức đã bị giết chết, có nick facebook còn nói rằng em bị chính đồng đội giết chết .
Và những cái chết khó hiểu khác
Cách đây chừng 9-10 năm, ở xã Vượng Lộc-huyện Can Lộc-tỉnh Hà Tĩnh, một nhà nọ bỗng dưng được tin con trai chết. Bấy lâu cả gia đình dòng họ tự hào về con em mình đi lính hải quân mới ngày nào, thì nay đau đớn khóc thương cho con trai của họ dường đó. Chàng trai chết đúng vào thời điểm Trung Quốc bắt đầu gây hấn và đưa giàn khoan ra biển Đông. Thời đó thông tin liên lạc và báo chí tự do chưa phát triển, hải quân bồi thường cho gia đình 100 triệu đồng rồi bảo là em bị tai nạn. Vụ việc bị ém nhẹm. Nhưng vụ việc của em Lê Công Đức ở Thái Bình thì không bịt dư luận được nữa.
Một vụ án mạng trong quân đội không phải là chuyện muốn xí xóa thì xí xóa. Có 3 trường hợp:
– Nếu cái chết do lỗi của quân nhân thì quân nhân không được nhà nước phủ quốc kỳ lên xác của mình, cũng không có danh hiệu liệt sỹ.
–
– Còn nếu cái chết là do lỗi của hải quân thì các tướng lãnh hải quân bị quy trách nhiệm huấn luyện sơ sài dẫn đến người lính phải bỏ mạng vô ích.
–
– Trường hợp thứ 3, nếu cái chết là do lỗi của nhà sản xuất vũ khí thuộc bộ quốc phòng thì trách nhiệm bị quy cho nhà sản xuất.
–
Hai trường hợp sau kéo theo mức bồi thường lớn, vì người gây ra hậu quả có chức vụ lớn. Vì vậy, họ đã nhắm đổ hết cho người yếu thế nhất, tức là người trong trường hợp đầu tiên. Rất nhiều sĩ quan quân đội Việt Nam đương chức đã tâm sự rằng, những cái chết như thế đã xảy ra thường xuyên, và tất cả đều bị quy cho trường hợp thứ nhất: quân nhân sơ ý tai nạn chết.
Nhưng người dân đâu dễ dàng chấp nhận cách giải thích vô trách nhiệm như thế. Phụ huynh cả xã Vượng Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh đều nói với nhau rằng cậu con trai của nhà kia chết là do lính Trung Quốc bắn. Quân đội, hải quân thì vẫn giấu nhẹm không cho điều tra đến cùng. Nết ăn ở này của tướng lĩnh quân đội có từ khi những lãnh đạo cứng rắn với Tàu là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ qua đời. Những nhà lãnh đạo nhu nhược lên ngôi, để rồi giờ đây cơ quan điều tra trong quân đội Việt Nam là một cái lò bất công mà nhân dân chẳng thèm muốn nói tới nữa.
Tinh thần luật pháp
Quân đội nước nào cũng có tòa án binh, binh chủng nào cũng có viện kiểm sát. Ở những nước mà luật pháp nghiêm minh thì không có ngoại lệ, gây ra hậu quả rồi thì không có cách nào chạy chọt được. Riêng Việt Nam là một nước bầy hầy, những tướng lĩnh gây ra sự cố thì không dám chịu trách nhiệm, sự cố xảy ra rồi thì bảo là bí mật quốc gia. Cũng hẳn đã dàn xếp với nhau cả rồi nên mới khép vào diện bí mật quốc gia được, ấy là vì quân đội Việt Nam không sống theo luật pháp. Quân đội có kỷ luật nhưng chỉ áp dụng cho binh nhì lính tốt, những tướng lĩnh cấp cao trong quân đội Việt Nam không sống theo luật mà sống theo lệ. Ban đầu tầng lớp này xuất phát điểm có thể tốt lành, nhưng vì không có luật pháp nên theo luật xã hội, cả tập thể đó càng ngày càng sa đọa.
Nói về luật pháp nghiêm minh trong quân đội, hẳn nên lấy một ví dụ về quân đội Mỹ. Con trai phó tổng thống Mỹ Joe Biden nghiện ma túy, quân đội đã ngay lập tức sa thải người này. Bất kể cho anh ta có là con trai của phó tổng thống đi chăng nữa, bất kể việc đó làm mờ hình ảnh chính trường Mỹ, luật pháp quân đội vẫn sa thải anh ta. Với một nền pháp luật thẳng tắp-không có ngoại lệ như thế, nước Mỹ là được coi là nước Fairplay nhất và trong thời gian tới nước ấy vẫn sẽ là chỗ dựa của an ninh hòa bình thế giới. Gia nhập quân đội Mỹ với tòa án binh công bằng như thế, chắc chắn là niềm tự hào của bất kỳ thanh niên Mỹ nào.
Nhưng nếu sự việc tương tự xảy ra ở Việt Nam thì phải bị giấu nhẹm. Ở Việt Nam, tin về hàng lãnh đạo hơi xấu một tí sẽ được các “đồng chí” chiếu cố cho vào diện bí mật quốc gia. Nền chính trị Việt Nam nói chung và quân đội Việt Nam nói riêng không có tinh thần luật pháp, hành xử với cấp dưới không Fairplay. Các lãnh đạo và tướng tá dám làm nhưng không dám chịu, bảo sao không mất biển, mất rừng, mất lòng tin với nhân dân?
———————-
Tham khảo:
Cái chết của em Lê Công Đức: https://www.facebook.com/heo.map.12576049/posts/773681162782913
Quân đội Mỹ sa thải con trai của phó tổng thống: