Việt Nam Thời Báo

VNTB – UBND TT Củ Chi áp chế và chụp mũ người đạo

Trần Văn Tân (VNTB) Ngày 27/05/2015 KNS hiệp đồng với đồng đạo căn cứ vào Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp để mở Đại Hội Nhơn Sanh thời không có Hội Thánh. Chi phái 1997 đã dùng cơ bắp, sơn xịt và hành hung người tham dự để cản trở.


Sau đó ông Nguyễn Tấn Hùng đã có bài viết tựa đề: “Đại Hội” của những kẻ giả mạo nhơn sanh đăng báo Tây Ninh ngày 29/05/2015. Ông Kiều Ngọc Minh đã che lấp lịch sử đạo, phủ nhận tính tiên tri và minh triết của Thánh Lịnh 257. Mạo nhận danh phận Đạo Cao Đài lập năm 1926 để che đậy thân phận chi phái của họ.
Ngày 01/06/2015 Việt Nam Thời Báo có bài viết: Hỗn loạn Tòa thánh Tây Ninh: Sao lại vu khống đồng đạo?
Khối Nhơn Sanh nhận thấy bài báo Tây Ninh không đúng với sự thật nên đã có 03 bài trả lời ngày 09/06; 10/06 và 12/06/2015 đăng trên Việt Nam Thời Báo: Sự thật là Đạo Cao Đài lập năm 1926 đang bị nhà cầm quyền và chi phái 1997 triệt tiêu.
Khối Nhơn Sanh mở cuộc Hội luận trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Ảnh: Trần Văn Tân
Sau đó KNS gởi thư mời ông Kiều Ngọc Minh và ông Nguyễn Tấn Hùng đến tham gia hội luận vào ngày 27/06/2015 để sự thật được sáng tỏ trước công luận.
Ngày 26/06/2015 lúc 16 giờ 45 phút Ủy Ban Nhân Dân Thị Trấn Củ Chi TP Hồ Chí Minh gởi Thông báo số 308 đến nhà ông Võ Văn Quang nội dung: Cấm hội luận ngày 27/05/2015 và bất kỳ thời gian nào khi UBND TT Củ Chi chưa cho phép.
Trong thông báo có viết: “Căn cứ điều 5 và 6 của Nghị định 92/2012/CP ngày 08/11/2012 của chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.
Thông báo đến ông Võ Văn Quang cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hương không được tụ tập đông người truyền đạo trái phép tại nhà số 214 Đường Nguyễn Văn Khạ Tổ 09, Khu phố 03, Thị Trấn Củ Chi, trong ngày 27/06/2015 và bất kỳ thời gian nào khi chưa có sự chấp thuận của UBND Thị Trấn Củ Chi.”.

Hội luận cũng gửi thư mời trong tinh thần xây dựng đối với những người có liên quan đến bài báo Tây Ninh ngày 29/07 mà Khối Nhơn Sanh cho rằng, nó đã viết không đúng sự thật. Ảnh: Trần Văn Tân
Sáng ngày 27/06/2015 chính quyền cũng đã có mặt tại nhà ông Quang để trực tiếp ngăn cấm hội luận. Điều này, cho thấy từ việc cho ra  Thông báo 308 ngày 26/06/2015 đến việc cử người ngăn cản Khối Nhơn Sanh tổ chức Hội luận là sai về đối tượng lẫn nội dung, và nó là hành vi với mục đích áp chế và chụp mũ người đạo bởi:
Một là, Điều 5 & 6 áp dụng cho tổ chức tôn giáo mới thành lập. Theo đó, tại Điều 5 ghi nhận việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo là dành cho tổ chức tôn giáo MỚI. Và Điều 6 ghi nhận việc đăng ký hoạt động tôn giáo cũng dành cho tổ chức tôn giáo MỚI. Chữ đăng ký đã thể hiện đối tượng áp dụng là tổ chức tôn giáo mới. UBND Thị Trấn Củ Chi đem điều 5 & 6 áp dụng cho hội luận tại nhà ông Quang là sai đối tượng. Nó giống như đem râu ông nọ cắm càm bà kia.
Hai là, pháp lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) được Đức Chí Tôn lập từ năm 1926 và có tư cách pháp nhân năm 1965. Ngày 01/03/1979 Hội Thánh Cao Đài đã ban hành Đạo Lịnh 01/1979 có sự chấp thuận của chính quyền hiện nay. Báo Tây Ninh ngày 29/05/2015 cũng nhắc lại tính hợp pháp của Đạo Lịnh 01/1979. Chính quyền chưa có một văn bản nào xóa bỏ Đạo Lịnh 01/1979. Vậy Đạo Lịnh 01/1979 còn hiệu lực pháp lý.
Chính quyền thị trấn Củ Chi lại cho rằng đây là “tuyên truyền trái pháp luật”. Ảnh: Trần Văn Tân
ĐĐTKPĐ là một tổ chức tôn giáo được chính quyền chấp thuận cho sinh hoạt tôn giáo theo Đạo Lịnh 01/1979. Người theo Đạo Cao Đài lập năm 1926 đương nhiên có đủ điều kiện để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng theo Đạo Lịnh 01/1979. Ông Võ Văn Quang, bà Nguyễn Thị Hương là người theo Đạo Cao Đài lập năm 1926 nên có đủ quyền thực hiện quyền tự do tín ngưỡng theo Đạo Lịnh 01/1979.
Chính quyền đem điều 5 và 6 nghị định 92 áp dụng cho ĐĐTKPĐ và cho ông Quang, bà Hương là sai về đối tượng.
Ba là, Hội luận về bài báo Tây Ninh không phải là tuyên truyền trái pháp luật cũng không phải là truyền đạo.
Bởi về mặt pháp lý, thì báo Tây Ninh có giấy phép của chính phủ, phát hành công khai. Nhân sự báo Tây Ninh do chính phủ bổ nhiệm và trả lương từ ngân sách. Báo Tây Ninh đăng bài thì mọi người đều có quyền đọc và phê bình, trả lời hoặc yêu cầu đính chính thậm chí kiện ra Tòa khi cần. Bài báo có nhắc đến công dân Võ Văn Quang trong đó nên ông Quang có quyền phân tích, tìm hiểu…. thảo luận, hội luận… Hội luận một bài báo có pháp lý như vậy không phải là tuyên truyền trái pháp luật mà làm cho lẽ thật được sáng tỏ. Chỉ có những người sợ sự thật, thích dối trá hay thiếu hiểu mới không chấp nhận hay không cho hội luận.
Chính quyền đến nhà gây khó dễ cho cuộc Hội luận về những quan điểm sai trái của báo Tây Ninh đối với Khối Nhơn Sanh. Ảnh: Trần Văn Tân
Thứ nữa, bản thân ông Quang có mời nhà báo Nguyễn Tấn Hùng và ông Kiều Ngọc Minh đến hội luận để trình bày và bảo vệ điều họ viết. Có mời chính quyền chứng kiến tham gia phân tích, xác định điểm đúng sai trong bài báo để sáng tỏ lẽ thật. Đó là một việc làm phù hợp với xã hội văn minh. Hội luận nội dung bài báo là đúng với chủ trương dân biết, dân kiểm tra.
Nội dung bài báo có truyền đạo hay không thì chính quyền phải làm việc với báo Tây Ninh, với người viết. Báo Tây Ninh và người viết chịu trách nhiệm về nội dung bài viết kể cả việc có truyền đạo hay không. 
Khi bài báo còn lưu hành thì người dân có quyền thảo luận trong phạm vi bài viết. Chính quyền không có quyền cấm thảo luận một bài báo còn lưu hành. Người đạo thảo luận nội dung bài báo không phải là truyền đạo. Chính quyền nói truyền đạo trái phép là tùy tiện, là cửa quyền là chụp mủ người đạo để cấm hội luận.
Bốn là, phải giải quyết mọi vấn đề bằng pháp luật. Chúng tôi không chấp nhận thông báo 308 nhưng không chống chỏi lại tức thì vì người đạo phải theo giáo lý và pháp luật đạo.
Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt dạy trong Phương Châm Hành Đạo (1928):… “Đối với Quan-viên Chức-sắc, trong khi hành sự, dạy điều chi kẻ dưới phải tuân theo, vì người thay quyền cho Chánh-Phủ; vi lịnh người tức là vi lịnh Chánh-Phủ, mà lịnh Chánh-Phủ thì chẳng khi nào trái cải đặng. Nhưng quyền hành của quan-viên chức-sắc cũng không ngoài giới-hạn của Luật định cho; dầu vậy mặc dầu, nếu quan-viên nào chuyên quyền áp chế ta, ta chẳng nên chống chỏi lại liền, vì nếu chống chỏi lại liền, quấy phải gì sau sẽ hay, chớ trước hết ta đã chịu một phần lỗi trọng trong ấy. Thế nào cũng còn có kêu nài nơi quan trên nữa, vì luật-pháp Chánh-Phủ đặt ra, không những trừng trị kẻ thường dân mà thôi, mà lại cũng trừng trị đến chư chức-sắc quan-viên nào chuyên quyền, trái lệ.”.
Đạo là công lý. Công lý đánh đổ cường quyền mới đáng là đạo. Giáo lý đạo dạy không nên chống chỏi lại liền là để bảo vệ sự an toàn cho người đạo (không bị bắt tội chống người thi hành công vụ). Khi được an toàn thì tiếp tục tranh đấu để giải quyết bằng pháp luật (phản ánh lên cấp trên) chớ chẳng hề dạy phải làm thinh chịu vậy. Đạo dạy người đạo sống theo xã hội pháp quyền để dùng công lý đánh đổ cường quyền. Những người đạo hiểu rằng không chống lại lập tức đồng nghĩa với chấp nhận (là làm thinh không tranh đấu lên cấp cao hơn) thì thật là một thảm họa cho đạo. Người đạo hiểu và thực hành như vậy là thiểu năng là hèn nhác làm sao xây dựng được xã hội hòa bình, dân chủ, tự do…?
Đạo dạy không chống lại tức thì mà phải biết cách dùng pháp luật ở cấp thích hợp hay cấp cao hơn để trả lời với kẻ đã áp chế người đạo.

Do đó, chúng tôi yêu cầu UBND Thị Trấn Củ Chi phải hủy bỏ thông báo 308 và có thư xin lỗi trong 15 ngày. Nếu quá hạn mà không nhận được thư hủy bỏ và xin lỗi chúng tôi sẽ kiện thông báo 308 ra Tòa giải quyết theo pháp luật. Từ người dân đến quan chức phải chịu sự chi phối của pháp luật. Đó là một xã hội pháp quyền.

* Ông Trần Văn Tân, đại diện Ban thông tin Khối Nhơn Sanh cung cấp bài viết này cho Việt Nam Thời Báo.

Tin bài liên quan:

VNTB – “Truyền thông có thương thì đừng để ý”

Do Van Tien

RFA – Ông Nay Y Blang bị tuyên bốn năm sáu tháng tù, không có luật sư bào chữa

Do Van Tien

VNTB – Quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam bị dựng “hàng rào thủ tục”

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo